K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

Câu 1 : 

Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.

- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

- Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc.

- An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.

=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ.

11 tháng 3 2020

Câu 1. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.

- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

- Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc.

- An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.

=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ.


Câu 2. Theo em, sự sụp đổ của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học vô cùng quý báu:

- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.


học tốt

11 tháng 3 2020

Bài 1: Trong câu '' Trời thu xanh thăm thẳm , nắng cuối thu lấp lánh , long lanh , dát vàng trên những chiếc lá trải dài mặt đất '' . Có bao nhiêu từ láy . Hãy kể ra ? 

- Có 3 từ láy 

( Mk gạch chân thay vì kể ra nha)

học tốt

11 tháng 3 2020

có 3 từ láy:

thăm thẳm, lấp lánh, long lanh

11 tháng 3 2020

TL:

Ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công", tôi nhận thấy đây là câu tục ngữ nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Không cần phải lấy ví dụ đâu xa, thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai

Học tốt

11 tháng 3 2020

mơn <3

11 tháng 3 2020

”Khi trong phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường”. Lời bài hát cứ vang mãi trong tâm trí của em. Và mỗi ngày tới trường được ngắm nhìn các anh chị lớp trên đeo những chiếc khăn quàng đỏ thắm sao mà đẹp mà đẹp tự hào đến thế. Ước mong một ngày nào đó em cũng sẽ được đeo lên mình chiếc khăn quàng đỏ thắm ấy.Vì sự thích thú và sự quyết tâm để được kết nạp vào đội em đã đi tìm hiểu về đội qua sự chỉ dẫn của thầy cô và các anh chị em được biết : đội được thành lập ngày 15-05-1941 tại Pác Pó, Cao Bằng một tỉnh giáp biên giới nước ta với nước Trung Quốc. Lúc đầu đội hoạt động với tên gọi là Đội Nhi đồng cứu quốc với năm thành viên : anh Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng là đội trưởng cùng các đội viên là anh Nông Văn Thàn bí danh Cao Sơn , Lý Văn Tịnh bí danh Thanh Minh , chị lý Thị Mì bí danh Thủy Tiên và chị Lý Thị Xậu Bí danh Thanh Thủy. Huy hiệu của đội là chiếc búp măng màu xanh khỏe khoắn tràn đầy nhiệt huyết nổi bật trên nền cờ Tổ Quốc. Huy hiệu của đội cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm luôn được các đội viên đeo trên vai một cách trân trọng và nâng niu. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng sáng tác cho đội bài hát Đội Ca, bài hát luôn được vang lên với giai điệu tràn đầy năng lượng cùng niềm tự hào trong mỗi buổi chào cờ và các dịp lễ của các bạn học sinh tiểu học chúng em. Đến nay tiếp nối phong trào của các chiến sĩ đi trước nhà trường cũng như các bạn học sinh luôn có các cuộc thi kể chuyện, các cuộc thi đua cùng các phong trào để hưởng ứng tinh thần rèn luyện, học tập noi gương thế hệ chiến sĩ đi trước. Chính vì vậy luôn khuyến khích và khích lệ được tinh thần phấn đấu, sự tự tin và giúp các bạn đội viên trở nên sôi nổi và năng động hơn trong các công tác của đội.Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện tinh thần, đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi và để được giống các anh chị đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm, được trở thành một đội viên ưu tú. Em sẽ hoạt động và cống hiến sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của đội, của quê hương, đất nước.

11 tháng 3 2020

câu a và c là câu đơn, câu b và d là câu ghép bạn nhé

11 tháng 3 2020

a,Câu đơn

-chủ ngữ:Lý Tự Trọng

-vị ngữ:từ về nước....đến tàu biển

b,Câu ghép

-chủ ngữ 1:Lương Ngọc Quyến,Chủ ngữ 2:tấm lòng trung với nước của ông

-vị ngữ 1:hi sinh,vị ngữ 2:còn sáng mãi

c,Câu đơn

Chủ ngữ mấy con cchim chào mào từ hốc cây nào đó

vị ngữ: bay ra hót râm ran.

d,Câu ghép

,Chủ ngữ 1:mưa,chủ ngữ 2:mưa

Vị ngữ 1:rào rào trên sân gạch,

vị ngữ 2:đồm độp trên phền nứa.

11 tháng 3 2020

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



 

11 tháng 3 2020

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



Nguồn: https://vanmau.m