K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

What lớp 3, bài này lớp 6 mà. Phó từ lớp 3 chưa học mà. Hỏi xàm nha.

11 tháng 3 2020

1. PTBĐ chính: miêu tả

3. Hình ảnh so sánh: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

Tác dụng của hình ảnh so sánh là: giúp thể hiện và miêu tả rõ nét hơn dáng người của dế choắt

Những người yêu mến hài kịch thường truyền miệng nhau câu: "Nam Hoài Linh, Bắc Xuân Hinh", ấy là để chỉ hai nghệ sĩ có chỗ đứng vững chắc và tài năng của hai miền nam, bắc. Gia đình em vốn là dân gốc Bắc nên, bố em rất thích coi hài của Xuân Hinh diễn, từ đó bất giác em cũng yêu quý nghệ sĩ hài này lúc nào không hay.

Xuân Hinh năm nay đã ngoài 60 tuổi, ông không phải là một người đẹp trai, dáng ông hơi thấp, vóc người mập mạp, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu. Đôi mắt của ông sáng và đẹp, phía trên ấy là cặp lông mày rậm rạp. Khuôn miệng dù không đẹp nhưng lại có một nét duyên khó tả, chính vì thế tổng thể khiến cho khuôn mặt Xuân Hinh lúc nào cũng hài hước vui vẻ, khán giả mới nhìn thôi cũng đã muốn bật cười rồi. Xuân Hinh vốn là dân gốc Bắc, nên giọng nói cũng đậm chất Bắc kỳ, điều này đã góp một phần to lớn vào việc diễn kịch đặc biệt là khi nghệ sĩ thể hiện những câu nói châm biến sâu cay của dân xứ Bắc, không cần cầu kỳ, chỉ chất giọng thôi đã đủ lưu giữ ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Mọi người thường chỉ biết đến Xuân Hinh qua những vở hài kịch mà ông hóa thân vào, với những vai nghèo hèn, mạt hạng hoặc những vai lém lỉnh, láu cá mà quên mất rằng ông cũng là một nghệ sĩ có giọng hát rất hay, từng trúng tuyển vào đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh và thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Xuân Hinh thành công trong cả việc hát chầu văn, cải lương, chèo và cảdân ca quan họ Bắc Ninh, ở thể loại nào ông cũng ghi dấu ấn riêng mà khó nghệ sĩ nào làm được, quả là một nghệ sĩ đa tài. Suốt đời làm việc và cống hiến cho nền nghệ thuật dân tộc mà ông đã hai lần được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, vinh dự được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu San Francisco về công cuộc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, thử nghiệm và phát triển Văn hóa Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Dù rất nổi tiếng và thành công nhưng Xuân Hinh không muốn khán giả gọi mình bằng những cái danh như "vua hài đất Bắc" hay "danh hài" mà chỉ muốn khán giả gọi ông bằng cái tên quen thuộc "Xuân Hinh", vốn đã theo ông từ thuở chập chững vào nghề, cho thân thuộc, gần gũi, điều ấy đã phần nào thể hiện được phong cách mộc mạc, giản dị của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật.

Em rất yêu quý nghệ sĩ hài Xuân Hinh, hy vọng ông sẽ luôn khỏe mạnh để cho ra những tác phẩm thật hay, thật ý nghĩa, được cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc, đúng như cái mong ước ban đầu của ông.

Những người yêu mến hài kịch thường truyền miệng nhau câu: "Nam Hoài Linh, Bắc Xuân Hinh", ấy là để chỉ hai nghệ sĩ có chỗ đứng vững chắc và tài năng của hai miền nam, bắc. Gia đình em vốn là dân gốc Bắc nên, bố em rất thích coi hài của Xuân Hinh diễn, từ đó bất giác em cũng yêu quý nghệ sĩ hài này lúc nào không hay.

Xuân Hinh năm nay đã ngoài 60 tuổi, ông không phải là một người đẹp trai, dáng ông hơi thấp, vóc người mập mạp, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu. Đôi mắt của ông sáng và đẹp, phía trên ấy là cặp lông mày rậm rạp. Khuôn miệng dù không đẹp nhưng lại có một nét duyên khó tả, chính vì thế tổng thể khiến cho khuôn mặt Xuân Hinh lúc nào cũng hài hước vui vẻ, khán giả mới nhìn thôi cũng đã muốn bật cười rồi. Xuân Hinh vốn là dân gốc Bắc, nên giọng nói cũng đậm chất Bắc kỳ, điều này đã góp một phần to lớn vào việc diễn kịch đặc biệt là khi nghệ sĩ thể hiện những câu nói châm biến sâu cay của dân xứ Bắc, không cần cầu kỳ, chỉ chất giọng thôi đã đủ lưu giữ ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Mọi người thường chỉ biết đến Xuân Hinh qua những vở hài kịch mà ông hóa thân vào, với những vai nghèo hèn, mạt hạng hoặc những vai lém lỉnh, láu cá mà quên mất rằng ông cũng là một nghệ sĩ có giọng hát rất hay, từng trúng tuyển vào đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh và thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Xuân Hinh thành công trong cả việc hát chầu văn, cải lương, chèo và cảdân ca quan họ Bắc Ninh, ở thể loại nào ông cũng ghi dấu ấn riêng mà khó nghệ sĩ nào làm được, quả là một nghệ sĩ đa tài. Suốt đời làm việc và cống hiến cho nền nghệ thuật dân tộc mà ông đã hai lần được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, vinh dự được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu San Francisco về công cuộc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, thử nghiệm và phát triển Văn hóa Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Dù rất nổi tiếng và thành công nhưng Xuân Hinh không muốn khán giả gọi mình bằng những cái danh như "vua hài đất Bắc" hay "danh hài" mà chỉ muốn khán giả gọi ông bằng cái tên quen thuộc "Xuân Hinh", vốn đã theo ông từ thuở chập chững vào nghề, cho thân thuộc, gần gũi, điều ấy đã phần nào thể hiện được phong cách mộc mạc, giản dị của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật.

Em rất yêu quý nghệ sĩ hài Xuân Hinh, hy vọng ông sẽ luôn khỏe mạnh để cho ra những tác phẩm thật hay, thật ý nghĩa, được cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc, đúng như cái mong ước ban đầu của ông.

k mình nha !

11 tháng 3 2020

Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.

   Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

   Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

   Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

   Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa 

Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.

Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.

The last time they cleaned this tree was so long

#thuyduongni

k cho mk nha

Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

_ Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau). Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”.

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

12 tháng 3 2020

 Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.
Mình chỉ vd vài cái thôi. bạn tự tìm tiếp nhé!!