K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2020

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết Chu Văn An là thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn của triều Trần. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam. 

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Tư Thiện Đường, Toát Trai Đường ở Thiên Trường (Nam Định) chỉ dành cho con em tôn thất nhà Trần. Trường Yên Tử (Quảng Ninh) hay Hương Sơn (Hà Tây cũ) dành riêng cho nhà chùa.

Bởi trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học. "Trường có lớp, thư viện.... Học trò đến học ở trường Huỳnh Cung khá đông, đến 3.000", tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của giáo dục Việt Nam.

Thời kỳ dạy học ở Huỳnh Cung, Chu Văn An chuyên truyền đạt kinh điển Nho giáo, mục đích cao nhất của ông không ngoài "giáo kính, giáo trung, giáo văn", nghĩa là dạy sự cung kính, trung hậu và văn nhã. Học trò ở trường Huỳnh Cung cũng chịu ảnh hưởng của thầy Chu rất lớn.

Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng hơn trước.

Trở thành Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám

Sau khi danh tiếng của Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết tới, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Dù được phong chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, những năm đầu, Chu Văn An chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà.

Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Thời gian làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám đem đến cho Chu Văn An nhiều vinh quang mới, nhưng cũng khiến ông gặp đầy sóng gió. Vua Hiến Tông, học trò của ông ở ngôi được hai năm thì qua đời, công lao hơn mười năm đào tạo khó nhọc và hy vọng củng cố nhà Trần của thầy trò tiêu tan.

Lúc này, vua Trần Dụ Tông lên thay, triều chính đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù là nơi thâm sâu cùng cốc, số học trò đến với thầy Chu vẫn đông. Lúc này, Chu Văn An lấy hiệu là Tiều Ẩn, chỉ lấy việc dạy học, làm thơ cho vui.

Từ khi Chu Văn An về, Chí Linh dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Đặc biệt, ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.

Những ngày dạy học ở Chí Linh, Chu Văn An còn trồng cây thuốc, nghiên cứu y học, giúp người dân chữa bệnh. Dù ở xa, nhiều học trò cũ đã làm quan vẫn về thăm ông. Đại Việt sử ký viết khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối. Thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. Sau khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, Chu Văn An dù tuổi cao vẫn về triều chúc mừng. Việc làm đó của ông khiến nhân dân và sĩ phu đương thời quý trọng.

Trở lại Chí Linh, Chu Văn An lúc bấy giờ gần 80 tuổi, ốm nặng. Tháng 11/1370, ông trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa. 

"Suốt cuộc đời mình, Chu Văn An không lúc nào sao nhãng sự nghiệp giáo dục... Điểm nổi bật trong công lao đóng góp của ông là việc sáng lập nên trường học trong nhân dân; việc học và dạy có kết quả lớn. Trường Huỳnh Cung đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch trình phát triển sâu rộng của nền giáo dục nước ta", tác giả Trần Lê Sáng khẳng định.

Năm 2018, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ khoa học về danh nhân Chu Văn An để đề nghị UNESCO phối hợp tổ chức kỷ niệm 650 năm ngày mất của ông vào năm 2020. Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài khẳng định Chu Văn An có ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục Việt Nam. Tư tưởng nổi bật của ông là tự học, tự lập, học tập suốt đời và là tấm gương tôn sư trọng đạo.

Để tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông. Gần đây nhất, trường Bưởi - Chu Văn An vừa kỷ niệm 110 năm thành lập. Giữa khoảng sân của ngôi trường cổ kính, tượng đài Chu Văn An đứng sừng sững như biểu tượng nhắc nhở thầy trò phải phấn đấu học tập. Vào những dịp như năm học mới hay ngày 20/11, nhiều thầy cô, học sinh, cựu học sinh tới trường Chu Văn An để thắp nén hương tưởng nhớ ông.

27 tháng 9 2020

nêu cảm nhận về thầy Chu Văn An mà bạn

27 tháng 9 2020

Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng” (Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân)

1. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt  : Biểu cảm 

3  So sánh hình ảnh quê hương với Con diều biếc , thể hiện tuổi thơ gắn liền vs quê hương , 1 tuổi thơ đầy non trẻ , ngây thơ . Làm cho hình ảnh tuổi thơ lắng đọng , in sâu vào trong tâm hồn trẻ thơ từ lúc bấy giờ tới khi lớn lên . Tuổi thơ  con thả trên đồng : khi ta còn được vui chơi , sống trong những tháng ngày bình yên , tuổi thơ đc cất giấu nơi đồng cỏ xanh , bay đi cùng với con diều biếc , với đồng ruộng mênh mông . 

Phẩm chất yêu thương con vô đối , sâu sắc . Thể hiện tình mẫu tử đậm sâu , không phai nhoà :  “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” người mẹ trong câu chuyện cũng giống bao người mẹ khác , chăm lo , lắng lo cho con tới từng hơi thở , sợ hãi khi mình phải mất đứa con yêu dấu rứt ruột đẻ ra .Thậm chí người mẹ ấy còn có thể hi sinh vì con “bỏ một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” . Qua đó thể hiện hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” làm nổi bật  tình yêu thương con sâu sắc , trái tim người mẹ đối với đứa con ntn .

25 tháng 9 2020

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc".Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình

-Trong văn bản mẹ tôi , ngừoi cha không trực tiếp nói với con mà  chọn hình thức viết thư vì :

+ Để cho En-ri-cô nhận thức sâu sắc thêm về những điều mà mình đã làm , có thể đọc lại lá thư ấy nhiều lần

+ Trách phạt En-Ri-cô 1 cách kín đáo , không làm mất đi sự tự trọng , không để En-ri-cô xấu hổ trc mặt mọi người .

+ Bày tỏ thái độ nghiêm khắc và tức giận của người cha , và tình yêu thương con và vợ sâu sắc 

=> Tình phụ tử sâu sắc , không bao h phai . 

-Như thế ko vòng vèo,phiền toái 

12 tháng 12 2021

hay haha

25 tháng 9 2020

Mỗi lần đi ngang qua quán game gần trường, là em lại nhớ về một kỉ niệm đã xảy ra cách đây khá lâu. Lần đó, em đã làm một việc khiến bố mẹ phải phiền lòng rất nhiều.

Hôm đó, vì quá mê trò chơi mới phát hành, mà em đã trốn học để ra chơi ở quán game gần trường. Suốt buổi sáng hôm đó, em đã chơi game trong sự sung sướng và hạnh phúc. Đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thì em cũng cầm cặp sách và hòa vào dòng các học sinh tan học rồi đi về nhà. Về đến nhà, em giả vờ như mình vừa đi học về, và chào bố mẹ như hằng ngày rồi về phòng. Về đến phòng em cảm thấy rất vui khi thành công trốn học đi chơi mà không bị phát hiện.

Thế nhưng, một lát sau, bố mẹ vào phòng em với vẻ mặt rất nghiêm túc. Thì ra, lúc sáng, không thấy em đến trường nên cô giáo đã gọi về nhà cho bố mẹ để hỏi thăm. Vậy là, bố mẹ đã biết tất cả. Giây phút ấy, nhìn thấy sự thất vọng, chán chường trên khuôn mặt của bố mẹ mà em ân hận vô cùng. Em đã vừa khóc vừa xin lỗi bố mẹ liên tục. Khi nhìn thấy sự hối lỗi của em, bố mẹ đã ôm lấy em và dặn rằng:

- Lần này, bố mẹ sẽ bỏ qua. Nhưng từ nay về sau con không được bỏ học đi chơi và lừa dối người lớn như vậy nữa.

Nghe bố mẹ nói vậy, em rất cảm động và sâu sắc nhận được sai lầm của mình. Cũng từ hôm đó, em luôn tự nhủ lòng mình phải cố gắng học hành chăm chỉ, và luôn trung thực với mọi người. Để bố mẹ không phải phiền lòng như vậy nữa.

25 tháng 9 2020

MB : Trong mỗi chúng ta, chắc chắn ai cũng từng mắc lỗi với bố mẹ. Tôi cũng như vậy và lần mắc lỗi tôi nhớ nhất là lần trốn sang nhà bạn chơi để mẹ lo lắng.

TB : + Sự việc mở đầu :

- Cả tuần đi học với lịch rất nhiều. Chiều thứ 7, tôi mới được thư giãn nên xin mẹ đi chơi.

- Mẹ tôi lo tôi đi chơi cả buổi sẽ rất mệt, không thể làm bài, ôn bài cuối tuần nên không đồng ý.

- Tôi vẫn quyết sang nhà bạn chơi.

+ Sự việc diễn biến :

- Tôi đến làng của bạn. Đó lả 1 làng quê mà tôi chưa từng đặt chân tới, nó cực đẹp với ngôi chùa cổ kính lại còn thêm đầm sen ở ven làng đang mùa nụ hoa.

- Bạn đến đón tôi, chúng tôi tay bắt mặt mừng.

- Tôi và bạn đọc chơi rất nhiều hoạt động như : đọc truyện, đánh cờ.

- Đến cuối buổi, bạn lôi tôi ra ngoài cánh đồng ngắm nhìn đầm sen. Cảnh đẹp thanh bình, thơ mộng cuả đồng quê đã thu hút lấy tâm trí tôi khiến quên cả thời gian.

- Ở nhà, bố, mẹ, bà không thấy tôi đâu liền chia nhau ra tìm ở nhà đứa bạn cũ của tôi. Hỏi thăm hết chỗ tôi quen, từng đến đều không có .

- Mẹ lo lắng, hoảng sợ vừa trở về, vừa khóc, bố và bà rất bực.

+ Sự việc cao trào :

- Tối mịt tôi mới trở về nhà, chỉ nhìn thấy mẹ ngồi thất thần, đôi mắt sưng húp vì khóc, bà và bố vẫn chưa về.

- Bữa cơ chiều giờ này là ăn nhưng hôm nay bếp núc nguội tanh.

- Mẹ ôm lấy tôi, không mắng lời nào mà lại kêu lên : May quá, con đã về rồi.

+ Sự việc kết thúc :

- Chỉ vì tôi hành động theo cảm tính mà làm cho cả nhà 1 phen hốt hoảng, nhất là mẹ.

- Thái độ của mẹ làm cho tôi càng ân hận, tự trách mình vô tâm chỉ biết vui cho bản thân .

- Tôi xin lỗi mẹ và cả nhà.

KB : Câu chuyện nhỏ về việc mắc lỗi như cho mỗi chúng ta bài học ý nghĩa về tính kỉ luật và lối sống vị tha.