K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021
#Tường Vy ( Ninh Nguyễn )#Vy comback :vvv 1. Dàn ý Kể về một cô giáo mà em quý mến

a. Mở bài

- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu về cô giáo mà em luôn yêu quý, kính trọng.

- Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt thông qua các câu hát, câu thơ, ca dao… về hình ảnh người cô, để từ đó nói về cô giáo em yêu mến. Gợi ý:

  • Các câu thơ về cô giáo:

Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con

(Những năm tháng ấy)

Một năm học là mấy tuần mấy tháng
Là mấy ngày mấy giờ phút thần tiên
Cô mãi mãi tỏa hào quang tỏa sáng
Cho học trò thơm ngát tuổi hồn nhiên.

(Năm tháng vội vã)

Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!

(Về thăm cô)

  • Các câu hát về cô giáo:

Nhớ cô thật nhiều
Sẽ mãi chăm ngoan theo lời cô đã bảo ban
Em hứa sống tốt nên người thành đạt xây dựng tương lai
Em hứa sẽ làm cô mãi mỉm cười…

(Nhớ cô thật nhiều)

Cô ơi nhớ em không
Người học trò năm ấy
Những lời dạy khi xưa
Theo em tận hôm nay.

(Cô ơi)

Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhòa
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi sao thiết tha.

(Ngày đầu tiên đi học)

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về cô:

  • Cô tên là gì?
  • Bao nhiêu tuổi?
  • Dạy em năm lớp mấy, môn học nào?

- Tả ngoại hình của cô: Vóc dáng, mái tóc, làn da, đôi mắt, nụ cười, bàn tay… - chọn các chi tiết mà em cho là nổi bật nhất, khiến em ấn tượng nhất ở cô để tả (không tả hết tất cả các bộ phận)

- Tả tính cách của cô: vui tính, nhiệt tình, năng động, dịu dàng, nghiêm khắc…. - lấy một vài dẫn chứng để minh họa.

- Mối quan hệ của cô với mọi người: với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…

- Những cảm nhận, suy nghĩ của em về cô

- Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi giữa em và cô:

  • Kể rõ câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
  • Sau sự kiện ấy, em đã có những suy nghĩ, thay đổi nào, mối quan hệ giữa em và cô đã có những gì thay đổi.

c. Kết bài

  • Nêu những tình cảm mà em dành cho cô
  • Gửi đến cô những mong ước, lời chúc tốt đẹp
  • Cre : Mạng :)
18 tháng 7 2021

#Tường Vy ( Ninh Nguyễn )

#Vy comback :vvv 

Mỗi người học trò ai cũng trưởng thành hơn mỗi ngày nhờ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô giáo. Em cũng là như thế. Từng ngày đến trường là từng ngày em được học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của rất nhiều thầy cô. Nhưng người giáo viên khiến em yêu quý nhất chính là cô Mai.

Cô Mai là giáo viên dạy em môn Tiếng Anh năm lớp 4. Cô có thân hình mảnh khảnh, cao khoảng 165cm. Làn da cô có màu trắng sứ, mịn màng. Kết hợp với mái tóc dài đen nhánh, xõa ngang vai. Tất cả khiến cô thật xinh đẹp và dịu dàng khó tả. Đôi mắt cô đen láy, trong suốt như nước mùa thu. Em luôn cảm giác đôi mắt cô như có ma lực diệu kì, có thể nhìn thấu mọi sự vật. Trước mặt cô, chẳng có học sinh nào có thể nói dối hay dấu diếm chuyện gì. Điều em thích nhất ở cô là giọng nói thánh thót, trong sáng. Từng từ tiếng Anh cô phát âm nghe thật rõ ràng và hấp dẫn. Khiến người nghe phải say mê. Mỗi tiết học, cô luôn giảng dạy tỉ mỉ, quan sát kĩ các bạn trong lớp. Phần nào khó hiểu thì cô sẽ kiên nhẫn dạy đi dạy lại nhiều lần đến khi cả lớp hiểu mới thôi. Đặc biệt, cô Mai rất thân thiện với bạn bè, đồng nghiệp. Dù là phụ huynh khó tính thế nào, chỉ cần được ngồi nói chuyện với cô là sẽ trở nên hiền lành ngay.

Vào chủ nhật mỗi tuần, cô Mai mở một lớp học tiếng Anh miễn phí tại nhà. Đó là một hành động vô cùng tuyệt vời. Bởi ở vùng nông thôn như quê em, việc có tiền cho con đi học thêm là một điều chỉ những gia đình khá giả mới làm được. Những đứa học sinh nhà nghèo lại học yếu môn Tiếng Anh như em thì đó là một điều xa xỉ. Nhờ có cô Mai, mà nguyện vọng đó đã trở thành hiện thực.

Bây giờ, em đã không còn được học cô Mai nữa. Nhưng những giờ học bổ ích, ánh mắt dịu dàng, giọng nói truyền cảm của cô sẽ còn vang vọng mãi trong tâm hồn em cho đến mãi về sau.

Cre : Mạng :)

18 tháng 7 2021

Dàn ý : 

1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quý nhất nhà.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.

- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

- Vầng trán cao.

- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.

- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.

- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

b) Tính tình:

- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

18 tháng 7 2021

Bài mẫu :

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Giai điệu của câu hát cất lên khiến lòng em không khỏi bồi hồi, xao xuyến nghĩ về người mẹ kính yêu của mình. Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ em, người giữ hơi ấm hạnh phúc, và tình yêu thương cho cả gia đình. Em yêu mẹ của em biết chừng nào!

Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có một thân hình nhỏ nhưng cao ráo. Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan vô cùng hiền lành và phúc hậu. Gương mặt mẹ em đã có nhiều chân chim, do thời gian và mưa nắng dãi dầu, cũng một phần là vì sự vất vả mưu sinh cho cuộc sống của gia đình em. Mái tóc mẹ em đen mượt và được để dài, lúc nào cũng được mẹ em búi hoặc buộc một cách vô cùng gọn gàng. Mái tóc mẹ em lúc nào cũng thoang thoảng mùi đinh hương, bồ kết. Do mẹ em là một người phụ nữ sống khá truyền thống nên mẹ không hay dùng các loại dầu gội đầu hiện đại. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương, nhưng chính đôi bàn tay lại ngày qua ngày, tháng qua tháng chăm sóc cho em từng bữa ăn tới giấc ngủ. Em thích nhất là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. Nụ cười tỏa rạng như ánh bình minh, nhìn mẹ cười mà lúc nào trong lòng em cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Mẹ em lúc nào cũng yêu thương và chăm sóc cho gia đình em rất chu đáo. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương của em, sớm nào cũng chuẩn bị những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cho một người làm việc và học tập của bố con em. Mẹ là người vun vén, chăm lo cho từng bữa ăn tới giấ ngủ, giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình. Mẹ tuy hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái. Mẹ không bao giờ nuông chiều con cái quá mức mà luôn dạy, chỉ bảo cho em những bài học về cách cư xử, về đạo lý làm người.

Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ luôn vui vẻ không bao giờ phải phiền lòng, buồn bã vì con cái.

18 tháng 7 2021

Tham khaor !

Ngoài lợi ích, là người mẹ đi làm còn đem lại một số nhược điểm.

Thứ nhất, những bà mẹ này không dành đủ thời gian với con trẻ và gia đình, nới rộng khoảng cách giữa những người mẹ và con của họ. Kết quả là, lũ trẻ được tự do khi họ không nhìn thấy các bà mẹ xung quanh để ngăn chặn chúng khỏi những hành vi sai trái. Bằng cách này chúng có thể rơi vào những hội nhóm xấu và nhuần thấm những thói hư tật xấu. Không chỉ vậy, chúng có thể cảm thấy cô đơn và tìm kiếm các hội nhóm vì các bà mẹ không ở đó với chúng vì công việc.

Thứ hai, mặc dù làm việc để kiếm tiền, họ vẫn phải chăm sóc gia đình, khiến họ càng mệt mỏi và chán nản với gánh nặng như vậy. Sau 8 giờ liên tục làm việc gây ra mệt mỏi. Sự năng động tan biến ngay khi người mẹ về đến nhà. Nhưng công việc nhà của họ vẫn chưa được hoàn thành, và họ là những người kết thúc chúng. Mặc dù người chồng có thể chia sẻ với vợ của họ, nhưng trong hầu hết các gia đình, vợ vẫn là những người làm tất cả những việc vặt.

Cuối cùng, các bà mẹ làm việc có thể gặp bất bình đẳng tại nơi làm việc, họ có thể được trả ít hơn mặc dù họ làm công việc tương tự với nam giới. Ngày nay, quấy rối là một vấn đề khá đe dọa trong văn phòng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ.

Rõ ràng, các bà mẹ nên cân nhắc chọn làm việc hoặc ở nhà.


 



Cấp báo cấp báo
Môi trường của ta
Đang bị ô nhiễm


Đang bị hào mòn
Động vất chết hết
Thiên nhiên hao mòn
Sông ngòi ôi nhiễm
Còn gì thiên nhiên


Chúng ta chung sức
Bảo vệ màu xanh
Bảo vệ thế giới
Bảo vệ môi trường


Mỗi người 1 ít
Thiên nhiên thêm đẹp
Chỉ cần 1 chút
Là sạch thiên nhiên


Mỗi người chúng ta
Chung tay góp sức
Thế là làm sạch
Môi trường của ta


Loa...loa...loa...loa
Mọi người chúng ta
Đóng góp 1 ít
Vì hành tinh xanh!!!

câu hỏi

ba anh cùng giống cái mình

tròn xoe như quả trứng gà 

một anh đội mũ

anh kia làm biếng cô thời thêm râu

 là những chữ gì

đáp án

chữ o,ô,ơ

18 tháng 7 2021

lùi-;ui

18 tháng 7 2021

ngừng-ngưng

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

18 tháng 7 2021

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

18 tháng 7 2021

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

 

Bạn Tham khảo nha ( Sorry mik copy)

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.

Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.

Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.

Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.

Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.

Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).

Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.

17 tháng 7 2021

Trường của em là một ngôi trường nhỏ nằm ở trên ngọn đồi phía cuối làng. Với em, trường là là một nơi tuyệt đẹp và yên bình. Nhưng đẹp nhất, có lẽ là vào những ngày mùa hè.

Mùa hè là thời gian mà chúng em ở trường ít nhất, nhưng cũng là mùa mà đem đến nhiều điều tuyệt vời nhất. Khi mùa hè sang, ngôi trường khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và tươi sáng hơn rất nhiều. Dưới ánh nắng chói chang, những bức tường vàng, những khoảng sân xi măng trắng xám, những khung cửa xanh như tươi tắn hơn hẳn. Những ô cửa sổ khép kín vì sợ gió rét, nay đã đồng loạt mở tung, đón nắng mới và gió mát vào phòng. Những chiếc rèm màu trắng ngà, được kéo gọn về từng góc, vẫn không thôi tung bay phấp phới. Trên ban công, những chậu xương rồng nhỏ đã cao thêm nhiều chút, nở những bông hoa nhỏ xíu màu đỏ cam xinh xắn. Các bạn học sinh, cũng đã thay những chiếc áo dài ấm áp, thành những chiếc áo ngắn tay mát mẻ hơn. Nhiều bạn nam bắt đầu đi cắt tóc ngắn cho mát mẻ, các bạn nữ thì chuyển sang buộc tóc đuôi gà, hay tết tóc cho gọn gàng.

Trên sân trường, cây cối xanh tươi, tán lá rộng lớn, che từng bóng râm cho các bạn học sinh nô đùa. Mùa hè ấm áp, các bạn cũng thích ra sân chơi hơn. Đủ các trò từ nhảy dây, đá câu đến đuổi bắt, kể chuyện, náo nhiệt vô cùng. Góp vui với đó, các ca sĩ ve sầu cũng ve ve ve suốt ngày dài. Tiếng ve đều đều, ngân nga râm ran trong các tán lá, như hòa thành bản nhạc du dương chào mùa hạ về. Trên cao hoa phượng nở đỏ rực rỡ như ngọn lửa, hòa chung với nắng hè, đem đến cho ngôi trường vẻ đẹp chói sáng.

Trường em thật đẹp và rộn ràng vào những ngày mùa hè. Càng nhìn ngắm, em lại càng thêm yêu quý ngôi trường của mình.

đề 1

Quang cảnh trường lúc buổi sáng đầu hè rất đẹp. Vào lúc nghỉ hè, em đến thăm trường của mình. Tấm kính trường được ánh nắng của mùa hè chiếu vào rất đẹp, cánh cổng trường được chiếu lên với ánh nắng của mùa hè  tạo nên cảm giác rất đẹp. Mọi thứ thật yên tĩnh em vẫn còn nhớ cảm giác ồn ào náo nhiệt đó cùng các bạn, cùng các bạn chơi những trò chơi đó. Hiện tại đang là mùa hè, mùa mà tất cả mọi người cùng nhau nghỉ hè. Các lớp học cũng đã đóng cửa, những lớp học được ánh nắng mùa hè chiếu vào thật sự rất đẹp. Ngôi trường đã được bao phủ bởi những ánh nắng mùa hè rất tuyệt đẹp, em rất thích ngôi trường em vào đầu mùa hè, ngôi trường vào đầu mùa hè có rất nhiều khung cảnh tuyệt vời. Em rất yêu thích ngôi trường của em vào đầu mùa hè.

                                                        Chúc bạn học tốt !

đề 2 

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.

17 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nhé !

Em được biết rằng loài ong mật sống tự nhiên trong rừng, và cũng có khi là chính con người nuôi trong vườn, trong nhà. Ông mật thường là chú ong chăm chỉ cho nên em rất thích những chú ong mật này.

Trong mỗi đàn ong thì luôn luôn có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và quan trọng hơn đó chính là có hàng nghìn ong thợ. Ong thợ cũng là ong mật được xem là những con ong cái nhưng chúng lại không có khả năng sinh sản. Ong thợ lúc này thì chỉ biết bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và quan trọng hơn tất cả việc chúng là để có thể chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Những con ong thợ dường như còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong được xây dựng như là một tòa lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng có các hình 6 cạnh liền kề nhau nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu.

Con ong thợ chăm chỉ lại có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ thật là đẹp đẽ biết bao nhiêu. Thế rồi quan trọng hơn đó chính là ở đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa. Mỗi chú ong thợ chăm chỉ lại có hai râu dài. Chiếc râu dài này dường như để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ cho chính xác nhất. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Những chiếc chân của con ong thợ lại có nhiều đốt và có lông. Thân ong thợ lại như có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau và ai ai cũng phải sợ.

Ong mật luôn luôn sống theo đàn. Và theo tìm hiểu em thấy được rằng hành trình của con ong dài hàng trăm dặm. Dường như cứ mỗi ngày ong bay đi bay về tìm mật hoa, nhụy hoa đem về tổ, chuyên cần từ tinh mơ đến chiều tối.

Con ong thợ chính là một tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích chính vì thế mà em rất thích những chú ong thợ chăm chỉ.

17 tháng 7 2021

“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, con gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy...” Câu hát quen thuộc đã nghe đi nghe lại lắm lần, không biết từ khi nào em đã nảy sinh lòng yêu thích với loài ong mật chăm chỉ.

Ong mật là loài côn trùng bé xíu, chỉ bằng đầu ngón tay. Trên thân là bốn, năm vòng ngang đan xen giữa màu vàng và màu nâu, phủ một lớp lông tơ mịn. Bộ cánh kép mỏng manh vàng nâu, trong suốt nhìn rõ từng đường vân ngang dọc. Mỗi chú ong mật đều có ba đôi chân cứng cáp có nhiều khớp nối, được trang bị rất nhiều lông nhỏ cảm ứng. Mặc dù rất thích ong mật, nhưng em sợ nhất chính là cái đuôi nhỏ có ngòi châm nhọn hoắt tiết ra nọc độc của chúng, một vết cắn sẽ sưng tấy đau buốt mấy ngày liền.

Đầu của ong mật như hạt tiêu nhỏ chứa đôi mắt kép lớn giúp chúng dễ dàng quan sát xung quanh. Chú còn có hai vòi nhỏ, thêm cái lưỡi mảnh như sợi chỉ chuyên dùng để hút nhụy hoa. Có lần em được ba bắt cho một con ong để ngắm nghía cho thỏa thích, nhìn kỹ mới thấy dưới mỗi chân nhỏ đều mang một cái gùi xinh xắn chứa đầy phấn hoa.

Mỗi dịp xuân hè, khi mặt trời tỏa ra những tia nắng chan hòa cũng là lúc loài ong mật hoạt động mạnh nhất. Chúng có thể bay xa hàng dặm mà vẫn nhớ đường về. Trong những khu vườn ngập hoa tươi, đâu đó là bầy ong mật chăm chỉ lấy từng chút phấn hoa mang về tổ. Nghe mẹ em nói, tổ ong được làm bằng sáp và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con ong, từ ong chúa, ong non, ong thợ, ong đực, mỗi con đều nghiêm túc làm việc như một nhà máy thu nhỏ.

Ong mật là loài côn trùng hữu ích đối với nhà nông vì chúng giúp các bác nông dân thụ phấn cho cây trồng và cũng là một tấm gương về sự chăm chỉ, kiên trì và đoàn kết. Ngoài ra ong còn cho chúng ta sữa ong, sáp ong làm sản phẩm. Em rất yêu quý những chú ong mật ấy.