K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ che phủ rừng của nước ta hiện nay đang có xu hướng tăng dần là do nhà nước ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Cùng với đó là hỗ trợ người dân trồng rừng, làm giàu từ rừng và hưởng các lợi ích từ rừng.

9 tháng 5 2021

Trả lời :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ che phủ rừng của nước ta hiện nay đang có xu hướng tăng dần là do nhà nước ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Cùng với đó là hỗ trợ người dân trồng rừng, làm giàu từ rừng và hưởng các lợi ích từ rừng.

ảnh hưởng đến địa hình:
- khí hậu nhiệt đớ gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong hóa mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bờ.
- lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn, xâm thực địa hình, nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình Kaxt độc đáo.
ảnh hưởng đến sông ngòi:
- lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước.
- mưa nhiiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cúng phân mùa. sông có một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít.
- mưa lớn tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại mang nhiều phù sa.

Hàm lượng phù sa của sông Hồng lớn nhất.

5 tháng 5 2021

Hãng tin infox.ru của Nga vừa đăng bài viết về quan hệ Nga-Việt Nam, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn bài viết trên cho biết Nga bắt đầu tích cực thúc đẩy chính sách hướng Đông vào nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21. Nếu như ở Đông Bắc Á, đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc thì ở Đông Nam Á, Việt Nam giữ vị trí này.

Mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Việt Nam được thiết lập vào năm 2012, khi hai bên nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Sau ba năm, cũng chính Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và thỏa thuận này đã có hiệu lực cách đây hơn một năm.

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Nga và Việt Nam ngày càng được khẳng định khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bốn lần đến Việt Nam, trong đó gần đây nhất là chuyến đi của ông Putin đến Đà Nẵng để tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 10-11/11 vừa qua.

Về mức độ mối quan hệ với Việt Nam cũng được chứng minh bằng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VTsIOM), trong ASEAN, người dân Nga biết nhiều nhất tới Việt Nam. Giám đốc Trung tâm VTsIOM Valery Fedorov nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia được người Nga biết đến nhiều nhất trong số các quốc gia ASEAN và đây là điều không phải bàn cãi.

Theo ông Fedorov, để đưa ra nhận định này, Trung tâm VTsIOM đã đánh giá tất cả các yếu tố như du lịch, hàng hóa, văn hóa, mối liên hệ giữa con người và vai trò chính trị trên thế giới. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), 83% người dân Việt Nam có tình cảm với nước Nga, một trong những mức cao nhất trong số các quốc gia trên thế giới.

Bài viết cũng cho biết trong bối cảnh áp lực của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và phương Tây, Nga đã tăng cường chính sách kinh tế hướng Đông của mình. Và cầu nối cho sự hợp tác kinh tế của Nga với các quốc gia Đông Nam Á chính là Việt Nam. Theo bài viết, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối và điều này là hoàn toàn có khả năng bởi vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khối ASEAN.

Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong khối. Điều đặc biệt quan trọng là bước đột phá về kinh tế của Việt Nam sau khi thực hiện chính sách “Đổi mới” từ hơn 30 năm trước và điều này đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm, đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một lực lượng kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á.

Việt Nam cũng theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế trong hệ thống khu vực. Hiện các quốc gia ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nếu trước đây, Việt Nam gần như không xuất khẩu vốn thì hiện nay, đầu tư từ Việt Nam sang các quốc gia khác trong hiệp hội đã đạt mức độ đáng kể. Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang hoạt động tích cực ở các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar. Bài báo nhận định vai trò của Việt Nam cả về chính trị và góc độ kinh tế đã gia tăng đáng kể trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây.

Tuy nhiên, trong khi các mối quan hệ chính trị và nhân đạo giữa Việt Nam và Nga đạt mức độ rất cao thì hợp tác kinh tế lại chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên, điều đã được lãnh đạo hai nước nhiều lần nhắc tới. Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Shuvalov cho rằng hai nước cần phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế. Hồi tháng Sáu vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Liên bang Nga, hai bên đã nhất trí về hơn 20 chương trình đầu tư chung với tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.

vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm gì?

vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.

# Huyền `~`

26 tháng 4 2021

– Sông ngòi  chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.

– Sông ngòi có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.

– Sông  ngòi có  lượng phù sa lớn.

26 tháng 4 2021

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

+ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

26 tháng 4 2021

+ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

26 tháng 4 2021

 Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

26 tháng 4 2021

- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

- Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,...