K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Cho văn bản sau: HAI MẸ CON     Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.     Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc hiểu
Cho văn bản sau:

HAI MẸ CON

    Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

    Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

    Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

    Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

    Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.

    Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

    Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (1 điểm):

a,(0,5 điểm) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .... cách ký tên.

A. học cho thành tài để giúp mẹ

B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ

C. học thật giỏi để giúp mẹ

D. học để thành cô giáo và dạy mẹ

b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:

A. Phương thức dậy trễ.

B. Mẹ đưa đi học muộn.

C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.

Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.

Câu 5 (1 điểm)

a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:

A. Không làm điều gì cả.

B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.

C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.

D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.

b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.

(chăm sóc; săn sóc; trông coi)

Câu 6. (1 điểm)

a. (0,5 điểm)Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.

B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.

D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.

b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:

Gió càng to, ...

Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:

259
15 tháng 5 2021

Bạn ơi đề bài là gì v ?

15 tháng 5 2021

ko ranh ok

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất đối với em, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng

Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao, ánh trăng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! mọi người đang say sưa ngắm trăng. Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên những hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. Hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi: oẳn tù tì, nhảy dây, trốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hội cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

15 tháng 5 2021

      Có ai từng nghĩ, tuổi trò của mình đã trải qua những gì. Những lần vui chơi cùng bạn bè hay một vài giây phút buồn bực. Đối với tôi, thứ mà tôi cảm thấy nó đáng giá nhất với cuộc đời của mình là mái trường mến yêu của mỗi lứa tuổi học trò. Nó đã cùng ta chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn. Và quang cảnh của mái trường lại càng tuyệt vời mỗi khi đến một buổi sáng mùa hè.

      Nhìn từ xa, cánh cổng trường như một hàng rào màu xanh lục. Cứ đến mỗi mùa hè là nó lại chào tạm biệt biết bao thế hệ học trò và cũng đã chào đón những mầm non  của tổ quốc. Ngôi trường lúc này vẫn còn chìm ggtrong vẻ vắng lặng bởi bầu trời khi ánh sáng của buổi bình minh chưa ló dạng. Hai cây phượng vĩ đứng oai vệ như hai người vệ sĩ luôn túc trực để canh gác cho nơi đây. Trên sân trường, những bác sà cừ già nua đứng thẳng hàng rung rung những chiếc lá non mới lớn.

     Bông nhiên, một tia sáng yếu ớt le lói phía đằng đông rôi nhè nhẹ đáp xuống một chiếc lá làm nó bỗng bừng tỉnh. Rồi từ lúc nào, ông mặt trời đã ló dạng, râir những tia nắng lấp lánh xuống âu yếm cả mái trường mến yêu khiến nó bừng tỉnh sau một giấc ngủ. Cây cối được đất mẹ tiếp thêm năng lượng để bắt đầu cho một  ngày mới đầy tươi vui, chúng đung đưa cành lá theo những làn gió mùa hè mát mẻ và vẻ thanh bình. Những tia nắng đáp xuống sân nghe mỏng manh, nhẹ nhàng khiến cho sân trường như một con đường được rải kim tuyến vàng óng ánh trong mỗi buổi bình minh. Những loài hoa cũng đã nở rộ, khoe sắc trên sân trường từ bao giờ. Hoa ngũ sắc với từng chùm xen kẽ giữa năm màu hoa khác nhau, quả đúng như tên gọi của chúng. Những cây hoa bằng lăng trồng trước khu nhà hiệu bộ là một loài cây mà học sinh rất thích, chúng có thân hình cao lớn nhờ cái thân nhẵn nhụn và nâu sẫm, những cành cây chìa ra thành nhiều nhánh có những tán lá dày để che bóng mát cho các bạn học sinh vào mỗi ngày hè nóng bức. Nhất lầ hoa bằng lăng, nó mang vẻ ngoài màu tím nhạt trông rất đẹp, cứ mỗi khi thấy chúng là tôi lại thấy thật thoải mái sau mỗi giờ học vì hương thơm của nó. Những cây hoa râm bụt trồng ở rìa phòng thể dục cứ đén thời điểm này là chúng lại thắp lên những ngọn lửa đỏ hồng biểu hiện cho mùa hè sắp đến. Cuối cùng, không thể không kể đến là cây phượng-loài hoa tượng trưng cho tuỏi học trò vui tươi ,hồn nhiên. Những chùm hoa chớm nở với màu đỏ rực đứng dưới ánh sáng của buổi bình minh. Hoa phượng là một loài hoa không nở riêng lẻ mà chúng nở thành cụm thể hiện tình đoàn kết của các bạn học trò.

      Khi mặt trời lên đến nửa, vẫn từ từ nhô lên phía đằng đông. Rồi từ phía trên thân cây có một âm thanh phát ra. Đó là những ca sĩ của mùa hè-những chú ve sầu luôn ca hát, vui đùa. Chúng mang theo những âm thanh rộn rã của mùa hè, mỗi khi nghe những âm thanh đó, lòng tôi lại cảm thấy như đang thả hồn vào cái không khí của thiên nhiên mùa hè. Từ dưới bãi cỏ, những chú châu chấu nhảy nhót tung tăng trên bãi cỏ ấu. Rồi chim chóc cũng chui ra khỏi tổ, cất tiếng hót chào buổi sáng và đi kiếm ăn. Những ca sĩ như vàng anh, sơn ca đậu trên một cành xà cừ chắc chắn cất tiếng hót vang. Dù các bạn học sinh đã nghỉ hè sau tiếng trống kết thúc năm học những ngôi trường vẫn rất vui tươi cùng thiên nhiên. Những loài vật đó tạo ra một âm thanh trong trẻo giúp tâm hồn ta thư thái, giải toả những căng thẳng, mệt nhọc của một năm học.

      Từ lúc nào đó, mặt trời đã lên hẳn, toả nắng chói chang xuống sân trường. Hôm đó là một buổi bình minh thật đẹp trên mái trường thân yêu.

     Dù mai sau có ra sao, gặp bất cứ chuyện gì buồn thì em vẫn luôn nhớ tới mái trường thân yêu, đó là ngôi nhà thứ 2 của tôi. Nơi đây chứa rất nhiều kỉ niệm của tôi trong tuổi học trò.Tôi hứa dù có đi đâu vẫn sẽ luôn nhớ tới nơi đây, nơi có những kí ức tươi đẹp của em.

  LƯU Ý: CÓ THỂ THÂY TÔI THÀNH EM

               BÀI MIK TỰ VIẾT NÊN CÓ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI CHỈ BẢO.

tra google là cách tốt nhất

I/ Chính tả (4 điểm)               Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải...
Đọc tiếp

I/ Chính tả (4 điểm)

              Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một loài cây mà em thích.

74
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) CÂY ÂM NHẠC             Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.             Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.             Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

            Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

            Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

            Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

            Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu a. là những nhạc sĩ tài ba.
2. Những chú ve sầu b. là một khóa son khổng lồ.
3. Tán lá tròn c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa! a.Bộc lộ cảm xúc ghê sơ.
2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
3. Trời, thật là kinh khủng! c. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

108
15 tháng 5 2021

1.a

16 tháng 5 2021

CÂU 1:       A

CÂU 2:       B

CÂU 3:       C

CÂU 4:       C

CÂU 5: 1C     2A    3C

CÂU 6:       C

CÂU 7:       B

CÂU 8:     1C          2B            3A

CÂU 9: - CHÁU CHÀO BÁC Ạ ! BÁC CHO CHÁU NGỒI ĐÂY CHỜ BỐ MẸ VỀ ĐƯỢC KHÔNG Ạ ?

CÂU 10: VÌ HỌC GIỎI ; NAM ĐƯỢC CÔ GIÁO KHEN .

NHỜ BÁC LAO CÔNG ;SÂN TRƯỜNG LÚC NÀO CŨNG SẠCH SẼ .

TẠI VÌ MẢI CHƠI ; TUÂN KHÔNG LÀM BÀI TẬP .

15 tháng 5 2021

Nếu ngày Tết miền Nam thường đặc trưng với thời tiết ấm áp, những tia nắng vàng rực rỡ cùng với những nhành mai đua nhau khoe sắc thì ở miền Bắc, Tết là cơn mưa xuân, là không khí se se lạnh , với nhưng bánh Trưng, mâm ngũ quả và đặc biệt nhất đó chính là cây hoa đào.

Vào những ngày gần cuối cùng của năm mới, bố trở em ra chợ Tết chọn về một cây đào nho nhỏ để trang trí nhà cửa. Cây đào được bố em trồng trong một chiếc chậu màu đỏ tươi, ở giữa có chữ “phúc" rất hợp với không khí tết. Nhìn từ xa, trông như một chiếc dù màu xanh non được điểm thêm một chút phớt hồng. Thân cây khá to, sần sùi vươn thẳng tắp lên trên chia thành các nhánh nhỏ. Trái ngược hoàn toàn với vẻ xấu xí, giữ tợn của thân cây, trên mỗi cành là những chồi non lộc biếc xinh đẹp. Đó là những chiếc lá nhỏ, dẹt, màu xanh non mơn mởn được ấp ủ sau một mùa đông rét mướt. Xen kẽ chúng, thi thoảng sẽ bắt gặp những nụ đào chúm chím, e ấp, nhưng chỉ vài hôm nữa thôi, khi những cơn mưa xuân xuất hiện giúp cho những nàng đào xòe nở. Những cánh hoa mỏng, nhẹ như lông hồng. Tuy hoa đào không có hương thơm như các loài hoa khác nhưng, vẻ đẹp của những bông hoa đã góp phần tô điểm cho bức tranh ngày xuân thêm phần xuân sắc, tràn ngập sức sống mới, sự tươi trẻ của một năm mới.

Nhìn hoa đào ngày ngày nở từng bông hoa, em cảm thấy như rạo rực không khí Tết trong lòng. Mai sau này, dù có đi khắp muôn trời xa xôi, nhưng có lẽ em cũng sẽ không bao giờ quên được cái Tết miền Bắc với hoa đào nở khoe sắc này.

15 tháng 5 2021
Hoa dao là Cây
18 tháng 5 2021

Bài văn tham khảo (tả cây bàng)

          Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

          Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

        Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

       Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

                   
25 tháng 5 2021

Nhà nội em có trồng nhiều loại cây cảnh. Trong đó em thích nhất là cây mai do ông nội em trồng cách đây bốn năm.

Đó là loại mai tứ quý. Cây cao khoảng chừng hai mét, dáng trực, thân cây thẳng. Gốc cây to bằng cán dao phay. Tán cây tròn và thu nhỏ dần từ gốc đến ngọn giống như cây thông Noel. Xung quanh các cành cây tỏa đều tứ phía.Lá cây có mép răng cưa màu xanh lục và có cuống ngắn, mặt dưới của là có các đường gân nổi lên. Lá cây tươi tốt quanh năm. Lá mới có hình bầu dục.

Mai tứ quý ra hoa quanh năm. Búp lúc đầu màu xanh sau đó chuyển dần sang màu đỏ rồi nở hoa. Hoa mai tứ quý có năm cánh. Ban đầu hoa nở vàng rực sau đó các cành hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ úp lại ôm lấy nhụy. Khi hoa vàng rụng hết, nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy năm đài hoa trông như năm cánh hoa màu đỏ thắm, đỏ suốt từ đời hoa đến đời kết trái. Trái lúc đầu màu nhỏ như hạt màu xanh sau đó chuyển dần sang màu đen óng. Mai tứ quý rất ưu nắng, mua nào cây cũng tươi tốt. Ông em rất quý cây mai nên chăm sóc rất kĩ lưỡng. Mỗi năm ông đều xới giống, bón phân chuồng và tưới nước cho cây. Ông còn dặn em là không được hái là bẻ cành để cây luôn xanh tốt.

Em rất yêu cây mai tứ quý này vì cây đã  góp phần bảo vệ ngôi nhà của ông em, dù đi đâu xa thì hương của cây vẫn mãi trong tâm trí em.

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) HOA TÓC TIÊN        Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

       Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

        Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

        Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

        Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

        Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

60
15 tháng 5 2021

ối dồi ôi

18 tháng 5 2021
câu 1 c
câu2 b
câu3 d
câu4 d
câu5 Mắt, mũi
câu 6 a
câu7

c

Câu 8: Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên và nết sống trong sáng giản dị của thầy giáo cũ.

Ôi,Cốc hoa tóc tiên của thầy thật là  giản dị, tinh khiết!

15 tháng 5 2021
Mình hưởng ứng ngày sách Việt Nam : 1. Ra chỗ bán sạch mua và đọc 2. Được tìm hiểu về truyền thống dân tộc 3 . Ủng hộ sách cho thư viện
15 tháng 5 2021

Đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, trong tiến trình văn minh nhân loại. Bởi lẽ, sách cho ta tri thức, hiểu biết và kiến thức tổng hợp về mọi phương diện của đời sống, giúp con người có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, lao động, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Tóm lại, sách góp phần giúp "con người sống người hơn" (Karl Marc) trong một xã hội luôn phức tạp và đầy biến động.

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại, ở nhiều nước trên thế giới, thư viện và việc tổ chức đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân đã xuất hiện từ nghìn năm nay. Khoảng hơn một trăm năm trở lại đây, ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á... những ngày đọc sách, lễ hội đọc sách mang tầm vóc quốc gia đã xuất hiện như một biểu trưng về văn hóa, như lễ hội đọc sách, tuần lễ đọc sách ở các nước: Pháp, Đức, Italia, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Xingapo... nhằm tôn vinh văn hóa đọc trong cộng đồng, đồng thời khẳng định giá trị và vai trò của văn hóa đọc, khuyến khích và đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thư viện tại các nước đó.

Đây là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để các em học sinh giao lưu, học tập, tăng cường phong trào đọc sách trong nhà trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về tầm quan trọng của sách và “văn hoá đọc” ngày nay.

Tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng những ngày qua, những độc giả tỉnh nhà đã phần nào được thỏa niềm đam mê khi tham quan khu trưng bày, giới thiệu sách tại Thư viện tỉnh. Ngoài những tư liệu về Bác Hồ, quê hương, con người Ninh Thuận… mà Thư viện tỉnh lưu giữ thì các doanh nghiệp, nhà sách đóng trên địa bàn cũng đem đến cho độc giả và những người yêu sách nhiều thông tin sâu hơn về các đầu sách được yêu thích trong nước và trên thế giới.

Các hoạt động được tổ chức liên tục, hấp dẫn càng góp phần tạo cho không gian Ngày Sách Việt Nam tại tỉnh ta thêm sôi nổi và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Một trong những hoạt động được nhiều học sinh, sinh viên đón đợi là chương trình giao lưu tọa đàm về sách và tác giả giới thiệu tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hoà. Trong buổi giao lưu, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà và các em học sinh của các trường THPT trên địa bàn đã cùng nhau thảo luận về “văn hoá đọc” hiện nay, các cách tiếp cận sách, lựa chọn và đọc sách…

Cuộc thi “Tuyên truyền, giới thiệu sách” với chủ đề về một cuốn sách mà em yêu thích đã làm thay đổi nhận thức cuộc sống của em, được tổ chức vào sáng ngày 19-4, đã thu hút nhiều học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm tham gia. Qua những lời kể chân thật và cách “bật mí” nội dung hấp dẫn, các thí sinh đã khiến không ít người nghe phải tò mò, muốn tìm đọc ngay cuốn sách mà các bạn nói đến. Em Phương Thư, học sinh Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: Đến với Ngày hội em thật sự cảm thấy rất vui vì mình được tìm hiểu và đọc được những cuốn sách hay, có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Trong không gian Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6, những độc giả nhí là học sinh các trường TH, THCS cũng được thể hiện niềm đam mê của mình qua cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Sách và cuộc sống”. Các hoạt động không chỉ chứng tỏ sự hiểu biết, khéo léo, sáng tạo và kỹ năng thuyết trình hấp dẫn của các em học sinh tham gia đội thi mà còn mang đến Ngày hội những thông điệp hết sức ý nghĩa tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Để tri ân bạn đọc, trong thời gian diễn ra Ngày sách, các đơn vị tham gia trưng bày, bán và phục vụ đọc sách miễn phí của các doanh nghiệp phát hành sách thực hiện chương trình bán sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi như Chi nhánh FAHASA tại Ninh Thuận áp dụng chương trình giảm giá từ 5 – 10% cho các sản phẩm dụng vụ học sinh, văn phòng phẩm, từ 30 – 50% cho các loại sách quốc văn, ngoại văn…

Thông qua các hoạt động của Ngày hội sách, hy vọng công chúng và đặc biệt là các bạn đọc trẻ tuổi nhận thức tích cực hơn về sự cần thiết của sách và việc đọc sách, góp phần thúc đẩy hơn nữa phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống tinh thân của cộng đồng và xã hội.