K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2021

Bạn tham khảo :)

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.
Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.
Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.
Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước. . .v.v..

11 tháng 7 2021

Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết thông tin hàng ngày khi năng lực xét nghiệm của các địa phương ngày càng được nâng lên. Số mẫu xét nghiệm theo ngày ở các tỉnh có dịch hay có yếu tố liên quan đến vùng dịch được gia tăng nhanh chóng. Để có những thành công đó, không thể không kể đến những hy sinh thầm lặng của từng cán bộ làm công tác xét nghiệm.

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, cử nhân xét nghiệm - Khoa xét nghiệm vi thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh. Chị Ánh Hồng có 24 năm trong nghề xét nghiệm, trải qua rất nhiều lần chống dịch như H5N1, H1N1, sốt xuất huyết hay đại dịch SARS năm 2003, nhưng chị chưa bao giờ thấy công việc lại áp lực như trong đợt dịch bệnh COVID-19  này. Chị và các đồng nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và áp lực công việc; nhưng điều đó cũng không khiến chị lùi bước. 24 năm gắn bó với công việc không phải nói sợ, nói lo lắng là bỏ đi được ngay. Được sự động viên từ gia đình, đồng nghiệp chị có thêm động lực để  luôn hoàn thành công việc của mình. Chị Hồng tâm sự: “Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm song chúng tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, vì đó là nghề mà chúng tôi đã chọn”.

Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Loan, đồng nghiệp của chị Ánh Hồng, người có 8 năm gắn bó với công việc xét nghiệm tại CDC Quảng Ninh cũng cho biết: “Ngày ít việc nhất cũng phải tầm 21h mới rời cơ quan, hôm nào các đơn vị gửi mẫu về chậm thì chúng tôi làm việc thâu đêm để sáng mai kịp trả mẫu”.

Cũng giống chị Ánh Hồng hay chị Loan của CDC Quảng Ninh, “biệt đội xét nghiệm” của CDC Bắc Ninh, đó là những cán bộ nữ như Thảo, Cẩm Anh, Hồng, Dung. Điều đặc biệt ở 4 cô gái này là họ đã ở lại luôn cơ quan đã hơn 20 ngày nay để làm nhiệm vụ mà chưa một lần về nhà. Do nguồn nhân lực ít mà khối lượng công việc lớn, nên tất cả các thành viên đều phải làm việc không kể ngày đêm. Họ phải ngồi liên tục nhiều giờ liền trong phòng xét nghiệm. Có những thời điểm mấy chị em phải thay nhau làm việc triền miên từ sáng đến nửa đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau họ lại phải bắt nhịp với guồng quay mới.

Làm việc trong môi trường  tiềm ẩn nhiều rủi ro như thế, nhưng các cô ấy vẫn lạc quan. “Chúng em thấy quen rồi. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng em cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần công sức vào việc đẩy lùi dịch bệnh. Đó là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ xét nghiệm”. Họ nói.

Cảm giác của bạn sẽ thế nào khi chứng kiến hình ảnh người chồng hàng ngày lặng lẽ mang cơm vào cho vợ ở cơ quan chống dịch, rồi hình ảnh những cán bộ  ăn vội vàng hộp mì tôm để kịp tiếp tục trở lại với công việc. Và còn có cả ánh mắt trẻ thơ, ngơ ngác nhìn mẹ như người xa lạ vì mẹ đi lâu quá chưa về…

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng phía sau những người chiến sĩ áo trắng vẫn luôn là sự cảm thông, động viên, chia sẻ của gia đình của đồng nghiệp và của cả cộng đồng. Có lẽ nhờ vậy mà mỗi giờ trôi qua trong phòng xét nghiệm hay những lúc đi xuống hiện trường đã không còn trở nên quá mệt mỏi, áp lực.

Nhiều người vẫn nói, nghề này vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ làm xét nghiệm, đã góp phần không nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID- 19 cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm. 

đây nha bn, bn có thể tích cho mik đc ko?

10 tháng 7 2021

Bạn có thể tham khảo ! : 

Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh quen thuộc của đồng ruộng, lũy tre, giếng nước, gốc đa, mái đình… Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà đôn hậu của làng quê. Những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em thật là thơ mộng.

Đêm rằm, trăng lên sớm lắm. Trăng vuốt ve đùa giỡn với những rặng tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng từng ngõ xóm. Càng lên cao, trăng càng sáng, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao.

Trên sân phơi rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái chơi trò ú tim tìm bắt. Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã. Mùi lúa chín thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng em.

Trăng chiếu sáng khắp nơi. Trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người. Trên chiếc chiếu hoa hay chiếc chõng tre đặt giữa sân, chén nước chè xanh ngào ngạt càng đậm đà nồng thắm hương vị quê hương. Cùng làn gió nồm nam mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, lau khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha.

Trăng đêm nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền ảo, nên thơ. Đêm khuya, trăng sáng, lòng em dậy lên tình yêu quê hương tha thiết.(Hết)

# Linh

10 tháng 7 2021

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội.

Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa.

Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già.

Bầu trời bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc.

Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lượn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất.

Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ

Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to.

Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trăng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy.

Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai. Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.

 Cái ao làngTấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi...
Đọc tiếp

 Cái ao làng

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim....

Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới nước cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả,tôi từng lội ,tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao,khi chiều  về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên bầu trời cao xanh ngắt.

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng "pig" ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, tha thiết, mộc mạc...

    Vì sao tác giả lại cho rằng" Nói đền ao làng là nhớ đến cái cầu ao..." ?

  A.Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ở ao đem về

 B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

 C.Vì cầu ao có 2 cái duỗi xuyên qua 2 cọc tre rất đặc biệt .

    Trả lời nhanh mình tick

0
10 tháng 7 2021

C. Câu ghép đẳng lập

10 tháng 7 2021

đáp án

C câu ghép đẳng lập

Phía sau vườn nhà em, mẹ có nuôi một đàn gà. Trong đó em đặc biệt yêu thích chú gà trống choai to lớn, vì chú ta chính là thủ lĩnh của cả đàn gà.

Chú gà ấy mới chỉ hơn tám tháng tuổi mà đã to lớn và oai vệ nhất đàn rồi. Thân chú ta to và chắc nịch như một quả dừa lớn. Khắp thân được bao phủ bởi bộ lông mềm mượt màu đồng ánh đỏ. Từng sợi lông dài xếp chồng lên nhau tạo thành bộ áo giáp bảo vệ chú khỏi mưa, gió rét. Cái cổ chú dài chừng nửa gang tay, to chừng cái ống nước. Trên cùng là chiếc đầu to và bướng với cái mỏ khoằm màu vàng cứng cáp, đôi mắt đen nhỏ nhưng sắc bén. Trên đầu chú là chiếc mào đỏ tươi, hệt như cái vương miện của những chàng hoàng tử nhỏ. Cặp chân của chú thì dài và to hơn hẳn các chú gà khác trong đàn, những cựa, móng sắc nhọn, đủ để khiến mấy chú chó nghịch ngợm phải sợ hãi. Cái đuôi của chú ta thì vừa to vừa dài, bóng mượt. Chỉ cần tưởng tượng mái tóc buộc đuôi gà của các chị là ta nghĩ ra ngay. Đôi cánh của chú to và dài, thường cụp vào y như các loài chim vẫn thường làm. Mỗi khi chú ta duỗi cánh rồi vỗ phành phạch tạo ra từng luồng gió lớn. Chú ta khỏe đến mức, có thể bay được từng quãng ngắn. Tuy không cao nhưng cũng đủ khiến đàn gà phải khiếp sợ.

Mỗi sáng, khi mặt trời mọc, chú gà trống lại thức dậy, bay lên ngọn cây xoài cao nhất rồi cất tiếng gáy dõng dạc Ò… ó… o… để đánh thức mọi người. Trong ngày, ngoại trừ lúc ăn ra thì chú ta luôn đi một mình chứ chẳng tụ tập với mấy chú gà khác. Thế nhưng chỉ cần có người lạ hay động vật đi vào vườn chú ta sẽ xuất hiện ngay như một người hùng.

Em thích chú gà trống choai này lắm. Mỗi ngày, em đều dành thời gian ra vườn cho gà ăn để được trông thấy chú. Em mong rằng càng ngày chú sẽ càng to lớn và khỏe mạnh.

Trong tất cả các con vật trong nhà em, em yêu thích nhất là chú gà trống. Chú gà trống đã trở thành một người bạn thân thiết của gia đình em không biết từ bao giờ.

Bố em nói, chú gà này thuộc giống gà Đông Tảo, chú to, béo, nặng tầm bốn đến năm cân, em ôm vào lòng không xuể. Cái đầu chú to bằng cái bát ăn cơm, nối giữa đầu và thân là chiếc cổ dài kiêu hãnh. Trên đỉnh đầu chú nở rộ bông hoa đỏ chót, rực rỡ, đó là cái mào của chú đấy, cái mào lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, khiến người ta liên tưởng đến một loài hoa cùng tên là hoa mào gà. Đôi mắt chú sáng quắc, tròn xoe, đen long lanh như hai hột cườm, lúc nào cũng như ngấn nước. Cái mỏ nhỏ, vàng sậm nhưng đầy sắc bén, mỗi khi mổ thóc đều phát ra tiếng kêu “bộp bộp” nghe rất vui tai. Chú có hai chân vàng ươm, thẳng tắp với những ngón chân xòe ra, nhất là chiếc cựa sắc nhọn là vũ khí để săn mồi, chiến đấu với kẻ thù.

Nhắc đến gà trống không thể không nhắc đến bộ lông rực rỡ của chú. Chú khoác trên mình tấm áo óng ánh, mượt mà với sự hòa trộn giữa các màu chàm, vàng, nâu, đỏ khiến chú nổi bật hẳn trên sân. Khi tấm áo ấy khoe sắc dưới những tia nắng mặt trời chói chang, nó càng thêm rực rỡ, như được dát vàng dát bạc.

 

Chú gà bước đi đầy oai dũng, mỗi lần bước là chiếc đuôi dài, xòe rộng, lấp lánh lại tung tẩy, rung lên theo từng nhịp bước chân, trông chú kiêu sa như một bá tước vậy. Cứ vào mỗi buổi sáng sớm, khi vạn vật còn đang chìm trong giấc ngủ say nồng, chú gà nhà em đã oai vệ bước lên đống rơm trước sân, rướn cao cổ rồi từ từ cất tiếng gáy to “Ò ó o o” vang xa khắp xóm làng, đánh thức mọi người bắt đầu một ngày mới. Sau khi cất tiếng gáy xong, chú lại vỗ mạnh đôi cánh to, dày như đầy tự hào, kiêu hãnh về thành quả của mình rồi bước đi oai phong tìm mồi cho bữa sáng của mình.

Chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc, một người bạn thân thiết của gia đình em và của cả xóm làng xung quanh. Bên cạnh đó, chú như một người vệ sĩ bảo vệ mùa màng, bắt sâu, bắt giun cho cây trồng ở vườn. Ngày ngày chú đi lon ton trong sân, nhặt những hạt thóc rơi vãi, có khi lại vỗ cánh lộp bộp để xua đuổi những chú chim bồ câu đang tranh giành phần ăn của mình. Sự hiện diện của chú gà đã trở nên quen thuộc với gia đình em.

Em rất yêu quý chú gà trống nhà em. Chú đã trở thành một phần trong nếp sống của gia đình em. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ có thể quên chú gà trống yêu quý ấy

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

ta canh dong que em 13111 - Viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.



Bạn tham khảo ạ!

Tham khảo nha

Ò… ó… o… Tiếng gà gáy dõng dạc vang lên từ trên mái nhà tranh, báo hiệu một ngày mới nữa lại bắt đầu trên quê hương em.

Từ đằng xa, ông mặt trời đủng đỉnh nhô lên trước sự chào mừng của đất trời. Bóng tối từ từ rút lui đi về phía góc xa xôi của khu rừng sau núi. Những cơn gió dần thổi nhẹ hơn, và trở nên mát mẻ hơn chứ không còn mạnh bạo và lạnh lẽo như đêm tối. Ánh sáng dần trở nên rõ ràng hơn. Bầu trời hiện ra trong veo và cao quá. Loáng thoáng vài chú chim dậy sớm, bay liệng vài vòng trên nền trời rồi lại lẩn trốn trong vòm cây. Trên mặt đất, trên tán lá, trên mái nhà ướt đẫm sương đêm. Những giọt sương long lanh dưới ánh sáng ngày mới như hàng trăm hạt ngọc quý mà tiên nữ nào làm rơi xuống trần gian. Bầu không khí lúc này cũng thật dễ chịu, nó trong thành và thơm ngọt mùi đất, mùi cỏ, mùi lá cây. Hít một hơi cho căng tràn lồng ngực thì chẳng còn gì thích bằng.

Dần dần, trời ngày càng sáng rõ hơn, cây cối, hoa lá sung sướng duỗi mình chào ngày mới. Lúc này đây, cả đồng quê mới thực sự thức dậy. Loáng thoáng trong bụi cây, tiếng mấy chú dế nhỏ kêu rả rích. Trong lùm cây, tiếng bầy chim hót líu lo rôm rả vô cùng. Những cơn gió cũng đến góp vui, luồn lách qua từng kẽ lá, tạo nên bản nhạc xào xạc vui tai. Chúng thổi qua những khu vườn xanh tốt, chạy qua cánh đồng lúa rộng mênh mông. Lướt qua mặt hồ sen làm gợn sóng lăn tăn. Rồi bay vút lên cao đón ánh mặt trời. Lác đác trong vườn, đã có vài chú bướm, chú ong nhỏ siêng năng kéo nhau đi tìm mật. Chúng lễ phép chào hỏi từng bông hoa bằng cái cụng đầu rồi mới ghé vào hút mật.

Dưới những mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc, mọi người cũng đã lục đục thức dậy. Người ra mở cổng, quét sân, người ra bếp lục đục nấu đồ ăn sáng, người tranh thủ ra thăm, tưới nước cho vườn rau. Bận rộn mà hạnh phúc. Tiếng chổi tre sàn sạt dưới nền sân, tiếng xoong nồi lách cách, tiếng tưới nước rào rào, tiếng mẹ gọi con í ới… Tất cả tạo nên một bản nhạc rộn ràng của ngày mới, một bản nhạc của cuộc sống sinh hoạt bình dị thường ngày.

Mỗi ngày mới bắt đầu, em luôn cảm thấy vô cùng vui vẻ và tràn đầy sức sống. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

10 tháng 7 2021

Em sinh ra và lớn lên nơi có dòng sông Đuống hiền hòa, thơ mộng chảy ngang qua. Đối với em, dòng sông chính là cả tuổi thơ.

Mỗi sáng đi học em đều đi ngang qua dòng sông Đuống và không bao giờ em quên dành một chút thời gian để ngắm nhìn dòng sông quê hương mình. Dòng sông buổi sớm phẳng lặng và mềm mại như một dải lụa. Ẩn nấp trong sương mù ban sớm là những đoàn thuyền nối đuôi nhau chuẩn bị rời khỏi bến. Ở hai bên dòng sông, những bãi ngô, rặng tre xanh đang đung đưa nhẹ trong làn gió ban mai. Trong một vài nhà thuyền, ánh đèn sáng hắt ra hòa vào bóng nước lấp lánh. Bên bến đò, người dân đã tụ họp đông đúc. Tiếng cười, tiếng nói hòa lẫn với tiếng mái chèo khua nước tạo nên một thứ âm thanh đặc trưng quen thuộc. Trong thoáng chốc mặt trời đã lên cao. Những tia nắng mặt trời chiếu xuống làm cho dòng sông càng trở nên rực rỡ và đầy sức sống.

Đối với em khung cảnh của dòng sông Đuống quê hương cứ như một bức tranh của một người họa sĩ tài ba nào đó. Em đã gắn bó với dòng sông này từ khi sinh ra cho tới bây giờ. Dẫu cho mai sau có đi đâu em cũng sẽ không quên được hình ảnh dòng sông tuổi thơ.

10 tháng 7 2021

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi! Con sông thân thương!

Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào. Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi dâu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy…

Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.

Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan với chồng mình. Mặc dù đang bị nghi oan và bị chồng mắng chửi nhưng nàng vẫn một mực khuôn phép. Nàng gọi chàng cưng thiếp. Qua lời bày tỏ với chồng, ta có thể thấy Vũ Nương là một người phụ nữ thuỷ chung, coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình nhưng lại bị nghi oan. Mặc dù đã cố giải oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Nàng đã dùng cái chết của mình đẻ chứng tỏ sự trong sạch. Một cô gái đầy phẩm hạnh như vậy mà lại bị đẩy đến đường cùng. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.