K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2021

Bạn tham khảo :)

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.
Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.
Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.
Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước. . .v.v..

11 tháng 7 2021

Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết thông tin hàng ngày khi năng lực xét nghiệm của các địa phương ngày càng được nâng lên. Số mẫu xét nghiệm theo ngày ở các tỉnh có dịch hay có yếu tố liên quan đến vùng dịch được gia tăng nhanh chóng. Để có những thành công đó, không thể không kể đến những hy sinh thầm lặng của từng cán bộ làm công tác xét nghiệm.

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, cử nhân xét nghiệm - Khoa xét nghiệm vi thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh. Chị Ánh Hồng có 24 năm trong nghề xét nghiệm, trải qua rất nhiều lần chống dịch như H5N1, H1N1, sốt xuất huyết hay đại dịch SARS năm 2003, nhưng chị chưa bao giờ thấy công việc lại áp lực như trong đợt dịch bệnh COVID-19  này. Chị và các đồng nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và áp lực công việc; nhưng điều đó cũng không khiến chị lùi bước. 24 năm gắn bó với công việc không phải nói sợ, nói lo lắng là bỏ đi được ngay. Được sự động viên từ gia đình, đồng nghiệp chị có thêm động lực để  luôn hoàn thành công việc của mình. Chị Hồng tâm sự: “Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm song chúng tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, vì đó là nghề mà chúng tôi đã chọn”.

Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Loan, đồng nghiệp của chị Ánh Hồng, người có 8 năm gắn bó với công việc xét nghiệm tại CDC Quảng Ninh cũng cho biết: “Ngày ít việc nhất cũng phải tầm 21h mới rời cơ quan, hôm nào các đơn vị gửi mẫu về chậm thì chúng tôi làm việc thâu đêm để sáng mai kịp trả mẫu”.

Cũng giống chị Ánh Hồng hay chị Loan của CDC Quảng Ninh, “biệt đội xét nghiệm” của CDC Bắc Ninh, đó là những cán bộ nữ như Thảo, Cẩm Anh, Hồng, Dung. Điều đặc biệt ở 4 cô gái này là họ đã ở lại luôn cơ quan đã hơn 20 ngày nay để làm nhiệm vụ mà chưa một lần về nhà. Do nguồn nhân lực ít mà khối lượng công việc lớn, nên tất cả các thành viên đều phải làm việc không kể ngày đêm. Họ phải ngồi liên tục nhiều giờ liền trong phòng xét nghiệm. Có những thời điểm mấy chị em phải thay nhau làm việc triền miên từ sáng đến nửa đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau họ lại phải bắt nhịp với guồng quay mới.

Làm việc trong môi trường  tiềm ẩn nhiều rủi ro như thế, nhưng các cô ấy vẫn lạc quan. “Chúng em thấy quen rồi. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng em cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần công sức vào việc đẩy lùi dịch bệnh. Đó là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ xét nghiệm”. Họ nói.

Cảm giác của bạn sẽ thế nào khi chứng kiến hình ảnh người chồng hàng ngày lặng lẽ mang cơm vào cho vợ ở cơ quan chống dịch, rồi hình ảnh những cán bộ  ăn vội vàng hộp mì tôm để kịp tiếp tục trở lại với công việc. Và còn có cả ánh mắt trẻ thơ, ngơ ngác nhìn mẹ như người xa lạ vì mẹ đi lâu quá chưa về…

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng phía sau những người chiến sĩ áo trắng vẫn luôn là sự cảm thông, động viên, chia sẻ của gia đình của đồng nghiệp và của cả cộng đồng. Có lẽ nhờ vậy mà mỗi giờ trôi qua trong phòng xét nghiệm hay những lúc đi xuống hiện trường đã không còn trở nên quá mệt mỏi, áp lực.

Nhiều người vẫn nói, nghề này vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ làm xét nghiệm, đã góp phần không nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID- 19 cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm. 

đây nha bn, bn có thể tích cho mik đc ko?

5 tháng 9 2016

do la cau 1 day, con cau 2 thi chiubucminh

5 tháng 9 2016

“MEO MEO”…!Ồ! TÔI NHÌN THẤY…

“CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ”

Thật ra thì tôi là con người rất “dị ứng” với sách nhất là những quyển sách văn học dày đặc. Tôi chỉ thích đọc những quyển truyện tranh màu, nhiều hình vẽ, chữ càng to tôi càng thích! Tôi 14 tuổi rồi nhưng sở thích trẻ con thế đấy!.

Tôi chẳng cần biết là quyển sách đó hay hoặc dở nhưng nhìn tựa truyện, bìa sách nếu bắt mắt là tôi đọc thôi. Cách chọn truyện của tôi đấy, ngớ ngẩn nhỉ…? Giống như mua sách về để ngắm cho vui ấy…!

Và thế đấy, quyển sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” của Nguyễn Nhật Ánh dày cộm đó là đối với tôi. Quyển sách thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên với bìa màu xanh lá nhẹ nhàng có một con mèo to tướng nằm dài, trên lưng có một con chuột nhỏ xíu.

Tôi đọc quyển này 10 lần rồi! Chuyện kể về một con mèo si tình ngày đêm làm thơ “cưa” một con mèo cái. Và một người bạn của nó là…một con chuột! Thật là ngộ nhỉ? Mèo là bạn chuột!

Con Mèo Gấu của công chúa Dây Leo- một con mèo lười bắt chuột, ăn nhiều và mập ú sắp bị nhà vua Sang Năm biến thành kẻ “lang thang đường phố”. Nó sẽ phải chia tay nàng mèo tam thể mà nó đặt tên là Áo Hoa giống như những chàng trai gọi người yêu là Bé Bỏng hay Hòn sỏi buồn của Anh…Một điều thú vị mà tôi rất khoái ở con mèo này là khả năng thi sĩ của nó. Này nhé, một bài thơ khiến tôi nổi da gà:

“Bé yêu đã ngủ chưa?

Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong

Nến yêu yêu chảy trong phòng

Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu”

(Bài thơ đã được tác giả phiên dịch từ tiếng mèo)

Và con Mèo Gấu là một con mèo có thể nói là nhân từ. Chẳng những không bắt chuột mà nó lại trở thành người bạn của chú Tí sau lần mũi lòng trước sự nài nỉ đáng thương của chú khi bị con mèo ú na ú nần “dẫm đuôi”. Tình bạn giữa hai loài từng là kẻ thù của nhau được thể hiện vô cùng chân thành và sâu sắc khiến tôi cảm thấy khâm phục và cảm động vô cùng. Con Mèo Gấu giúp Tí Hon –tên của chú chuột làm thơ tặng bạn gái Tí Hon – Út Hoa và giúp cả đàn chuột thoát khỏi sư độc ác của đồng loại – một con Chuột Cống. Ngược lại Tí Hon lại giúp Mèo Gấu vẽ tranh Áo Hoa và đăng tin tìm nàng khi mỗi lần nàng đột ngột ra đi để lại chàng Mèo Gấu bơ vơ.

Ngày đêm trông ngóng sự trở lại của Áo Hoa chàng Mèo Gấu buồn bã, chỉ biết đợi và… đợi. Cuối cùng thì sao Mèo Gấu nhìn thấy nàng mèo nhưng…nhưng…lại có thêm một chàng mèo điển trai khác bên cạnh. Mèo Gấu vẫn làm thơ nhưng với trái tim tan vỡ và vô cùng nhức nhối:

‘Tình yêu có gì”?

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Một con ngôi yên một con đổi chỗ.”

Thật sự mà nói tôi hơn hụt hẫng với cái kết thúc như thế này. Nhưng phải thừa nhận rằng chính tình yêu đẹp đẽ của Mèo Gấu đã điều chỉnh hành vi của nó theo cách không ai có thể ngờ được.

Đọc câu chuyện này tôi có cơ hội nhìn lại bản thân tôi, nhìn lại cách đối xử của tôi với mọi người xung quanh. Có lẽ tôi chưa thật sự đối đãi tốt với bạn bè, chưa thật sự yêu thương mọi người, chưa thật sự hi sinh cho người khác huống chi là đối với kẻ tôi ghét. Chú Mèo Gấu đã cho tôi thấy sự chân thành trong tình cảm, chú dạy cho tôi luôn biết thông cảm, giúp đỡ và chia sẽ ngay cả với đối thủ không đội trời chung.

Đây là quyển sách mà tôi yêu thích nhất từ trước đến giờ mặc dù đây là một quyển sách dày cộm nhưng ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa, đặc biệt, đậm đà sắc màu của cuộc sống đáng để tôi viết ra một tờ giấy trắng rồi nuốt chửng vào tim, vào tâm trí. Ngấu nghiến!

Nói nhỏ nhé:” Quyển sách này thật là kì diệu. Tôi bắt đầu thích và hứng thú với những quyển sách nhiều chữ dày đặc rồi đấy!”

6 tháng 11 2018

dễ lắm bạn ơi

Bạn hãy thử lập ra một giàn y về mon quà đó roi trình bày lại ra vở là được

22 tháng 6 2018

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.

Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:

"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.

Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

22 tháng 6 2018

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

20 tháng 12 2021

thì kiểu kiểu như là o tả về dịch covid khó khăn em đã giúp đỡ đc bố mẹ rất nhiều việc rồi kể các việc đó ra vd như là : dọn nhà , nấu cơm , rửa bát , ... rồi kể tiếp mặc dù công việc hơi nhỏ nhặt nhưng em giúp đc bố mẹ như thế làm em rất hài lòng , xong kết luận là mong đại dịch covid sẽ nhanh qua để em đc đi học vui chơi hoặc đoàn tụ với gđ 

20 tháng 12 2021

ok

10 tháng 2 2022

Ông bị đin òi , hỏi cái này tl cái nọ

 

BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có...
Đọc tiếp

BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?

(Nhanh lên , ngày mai mk nộp rùi )

0
BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có...
Đọc tiếp

BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?

(Nhanh lên , ngày mai mk nộp rùi )

0