K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tuy bạn nói chỉ cần mở và kết nhưng mk là cả thân luôn đấy

Là một đứa con, có ai không mơ ước được mẹ yêu thương và chăm sóc chứ? Nhưng có những đứa trẻ bất hạnh khi phải sống xa mẹ và luôn khao khát tình yêu thương ấy. Cậu bé Hồng sống gần nhà tôi là một đứa bé rất đáng thương. Tình cờ một ngày tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa cậu bé và bà cô của mình mà càng thêm thương xót cho cậu.

Chú bé Hồng bằng tuổi tôi nhưng có hoàn cảnh bất hạnh. Thầy mất, người mẹ vì nghèo túng nên cũng bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng sống với nhà bà cô nhưng luôn bị họ hàng ghẻ lạnh cay nghiệt. Tôi càng thương cậu hơn.

Một hôm, khi đi qua ngõ, tôi thấy Hồng bỏ cái khăn tang bằng vải màn trên đầu đi. Mới đấy mà cũng sắp đến giỗ đầu thầy của cậu bé. Tôi đứng nép bên cánh cửa trước cổng nhà và nghe thấy tiếng bà cô của Hồng cười rất mỉa mai, rồi lên tiếng:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Tôi thấy nét mặt cậu bé Hồng như chùng lại, cậu rơi nước mắt và hình như định cất tiếng trả lời, có lẽ cậu nhớ mẹ mình nhiều lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, Hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn trong làng nói, bà cô của Hồng rất ghét mẹ cậu. Bà ta luôn muốn gieo rắc vào đầu Hồng những hoài nghi để cậu bé ghét mẹ. Mẹ Hồng là người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ mình, làm sao những lời nói cay độc kia có thể xâm phạm đến tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của cậu.

Đang mải mê suy nghĩ, tôi thấy Hồng lên tiếng trả lời:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Bà cô của Hồng vẫn dùng giọng ngọt ngào hỏi luôn cậu:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Tôi thương cậu quá, những lời nó của bà cô như vết dao cứa vào trái tim của cậu. Mắt tôi dường như nhòe đi, mẹ Hồng cũng phải chịu bao đắng cay

Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào. Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:

– Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô không hề để ý đến giọt nước mắt mặn chát đang lăn dài trên má cậu mà vẫn tươi cười kể các chuyện cho cậu bé Hồng nghe. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống như nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:

- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia mà bà cô Hồng vừa nhắc tới. Rồi với vẻ mặt ngậm ngùi thương xót, bà cô chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.

Nghe đến đây, tôi rời bước đi. Lòng tôi bỗng buồn và thấy thương cho Hồng. Cậu chỉ bằng tuổi tôi mà phải sống cuộc sống thiếu thốn tình thương, không có cha mẹ lại chịu những lời mỉa mai, dằn vặt của bà cô. Câu chuyện của hai cô cháu Hồng cứ văng vảng bên tai, ám ảnh tôi về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ bất hạnh.

20 tháng 9 2021

dàn ý :

a. Những lời nói cay độc của bà cô

Bà cô gợi ý cho Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ: thoạt nghe hoặc không hiểu đầu đuôi câu chuyện thì thấy câu nói này bình thường nhưng tôi hiểu câu chuyện nên thấy rất khó chịu vì là người thân ruột thịt của bé, chứng kiến những đau khổ, thiệt thòi của bé mà nỡ lòng nói những lời đó.
Bà cô châm biếm rằng mẹ Hồng ở trong Thanh Hóa đang làm ăn phát tài, lại có thêm em bé với đứa cháu nhỏ của mình: là người xấu xa, cay độc.
Giả vờ thương xót rồi bảo chạy tiền tàu xe cho Hồng vào đó để mẹ may quần áo nhưng thực tế chỉ xoáy sâu vào nỗi đau buồn của em vì thiếu vắng sự quan tâm của người mẹ và khiến em ghét bỏ, ruồng rẫy mẹ mình.
Tiếp theo đó cô ta kể chuyện mẹ bé ở Thanh Hóa đi bán bóng đèn đầy khổ sở, một tay bế con cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy gò, thấy người quen hỏi han thì xấu hổ quay người đi. Để tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện bà ta bịa ra, bà ta xúi Hồng đi hỏi người họ hàng xa về sự thật câu chuyện đó.
Kết thúc câu chuyện bà ta khơi gợi lại nỗi đau mất cha của Hồng bằng câu hỏi không biết mẹ bé có về dịp giỗ đầu của cha hay không.

 
→ Một người cô có tâm địa độc ác, xấu xa. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ của chính người cháu ruột của mình mà bà ta không những không thương xót mà lại gieo rắc vào đầu chúng những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người mẹ để chúng căm ghét mẹ mình và tự làm tổn thương chính bản thân chúng.

b. Tâm trạng bé Hồng khi đối thoại với bà cô

Ngay khi bà cô cất tiếng hỏi để bắt đầu cuộc đối thoại mặt bé đã biến sắc, chùng xuống buồn rầu nhưng vẫn cúi đầu không đáp.
Bé cất tiếng đáp sau khi lấy lại bình tĩnh rằng không muốn vào thăm mẹ với hi vọng bà cô kết thúc cuộc trò chuyện.
Khi bà cô tiếp tục những lời nói cay độc, khóe mắt em bắt đầu cay cay và những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống - giọt nước mắt của một đứa trẻ tội nghiệp, thiếu thốn tình yêu thương và bị tổn thương bởi chính người thân ruột thịt của mình.
Tuy bé không nói gì thêm, chỉ im lặng nghe bà cô kể lể nhưng qua ánh mắt, hành động của bé tôi hiểu ra rằng trong lòng em đang chịu tổn thương sâu sắc và cũng đầy sự căm hờn.
c. Tổng quát lại câu chuyện

Cuộc trò chuyện kết thúc trong sự hả hê của bà cô khi kể xong câu chuyện về mẹ Hồng và sự im lặng, chịu đựng của em. Tuy chỉ là hàng xóm và vô tình chứng kiến cuộc đối thoại này nhưng tôi cảm thấy thương cảm với em hơn bao giờ hết, đau xót khi một đứa trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương từ chính người thân của mình.

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Với soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Thái độ đối với các bạn bắt nạt: 

+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...) 

+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …) 

- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt: 

+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.) 

+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.) 

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần. 

- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,… 

Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. 

- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...) 

- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. 

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể: 

+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? 

+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? 

+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

1. Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.

2. Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.

3. Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.
20 tháng 9 2021

Câu chuyện bạch tuyết , thể loại truyện, nhân vật chính bạch tuyết, chuỗi sự việc bị phù thủy hãm hại và có hoàn tử cầu hôn, kết thúc tốt đẹp,ý ngĩa đừng tin người lạ , cảm súc rất hay 

20 tháng 9 2021

1)những truyện truyền thuyết,cổ tích em đã được học,đọc hoặc đc nghe trc lớp là:cây tre trăm đốt,sự tích hồ ba bể,sự tích hồ gươm,con rồng cháu tiên,sự tích quả dưa hấu,sơn tinh thủy tinh....v..v

Tên truyện:Sơn Tinh Thủy Tinh

Thể loại:truyền thuyết

nhân vật chính:sơn tinh,thủy tinh

chuỗi sự việc trong truyện:

+nhà vua muốn kén rể cho mị nương

+Thủy Tinh và Sơn Tinh đến cầu hôn Mị Nương

+vua hùng ra điều kiện chọn rể

+Sơn tinh mang lễ vật đến trước nên cưới đc mị nương

+Thủy tinh đến sau tức giận,dâng nước đánh sơn tinh hòng cướp lại mị nương

+Hai bên giao chiến hàng tháng trời,thủy tinh thua bèn rút quân về

+Hằng năm thủy tinh đều dâng nước đánh sơn tinh nhưng đều thua

kết thúc câu truyện:Thủy tinh bại trân dưới tay Sơn Tinh

ý nghĩa:giải thích hiện tượng mưa lũ hằng năm

cảm xúc suy nghĩ của em khi đc nghe truyện sơn tinh thủy tinh là:truyện có sức hấp dẫn lạ thường,truyện mượn hình thức hoang đường,kì ảo để giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm tại đồng bằng bắc bộ

21 tháng 9 2021

thì là 1 thứ gì đó bạn đã từ gặp , ví dụ bạn đi chơi bị gãy chân

kiểm như thế này nè

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

Trong ngôn ngữ học và ngữ pháp, một đại từ hay đại danh từ (tiếng Latin: pronomen) là một dạng thế thay thế cho một danh từ (hoặc danh ngữ) có hoặc không có từ hạn định, ví dụ: you và they trong tiếng Anh. Ngữ được thay thế được gọi là tiền ngữ (tiếng Anh: antecedent - tổ tiên, quá khứ) của đại từ.

Ví dụ chúng ta xét câu "Lisa gave the coat to Phil." (Lisa đã đưa áo khoác cho Phil). Tất cả ba danh từ trong câu trên (Lisa, the coat, Phil) đều có thể được thay thế bằng đại từ: "She gave it to him." (Cô ấy đã đưa nó cho anh ấy). Nếu như the coat (cái áo khoác), Lisa (cô gái tên Lisa), và Phil (chàng trai tên Phil) đã được nhắc tới trước đó thì người nghe có thể rút ra là các đại từ she (cô ấy), it (nó) và him (anh ấy) nói tới ai/cái gì và do đó họ sẽ hiểu được nghĩa của câu. Nhưng nếu câu "She gave it to him." được nói lần đầu tiên để diễn đạt ý và không có đại từ nào có tiền ngữ thì mỗi đại từ đều có thể bị hiểu một cách mập mờ. Đại từ không có tiền ngữ cũng được gọi là đại từ vô tiền ngữ (tiếng Anh: unprecursed). Ngữ pháp tiếng Anh cho phép đại từ có thể có nhiều ứng cử viên tiền ngữ. Quá trình xác định tiền ngữ nào đã được hiểu ngầm được biết đến là giải pháp anaphora.

20 tháng 9 2021

Trong ngôn ngữ học và ngữ pháp, một đại từ hay đại danh từ (tiếng Latin: pronomen) là một dạng thế thay thế cho một danh từ (hoặc danh ngữ) có hoặc không có từ hạn định, ví dụ: you và they trong tiếng Anh. Ngữ được thay thế được gọi là tiền ngữ (tiếng Anh: antecedent - tổ tiên, quá khứ) của đại từ.

Ví dụ chúng ta xét câu "Lisa gave the coat to Phil." (Lisa đã đưa áo khoác cho Phil). Tất cả ba danh từ trong câu trên (Lisa, the coat, Phil) đều có thể được thay thế bằng đại từ: "She gave it to him." (Cô ấy đã đưa nó cho anh ấy). Nếu như the coat (cái áo khoác), Lisa (cô gái tên Lisa), và Phil (chàng trai tên Phil) đã được nhắc tới trước đó thì người nghe có thể rút ra là các đại từ she (cô ấy), it (nó) và him (anh ấy) nói tới ai/cái gì và do đó họ sẽ hiểu được nghĩa của câu. Nhưng nếu câu "She gave it to him." được nói lần đầu tiên để diễn đạt ý và không có đại từ nào có tiền ngữ thì mỗi đại từ đều có thể bị hiểu một cách mập mờ. Đại từ không có tiền ngữ cũng được gọi là đại từ vô tiền ngữ (tiếng Anh: unprecursed). Ngữ pháp tiếng Anh cho phép đại từ có thể có nhiều ứng cử viên tiền ngữ. Quá trình xác định tiền ngữ nào đã được hiểu ngầm được biết đến là giải pháp anaphora.

20 tháng 9 2021

Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.

Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo đảm; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm.

Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em, không tạo điều kiện cho trẻ được hưởng các quyền lẽ ra các em được hưởng; đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em… vẫn có diễn biến phức tạp. Nhưng dễ thấy nhất là sự thiếu chỗ học, chỗ chơi cho trẻ. Không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn, miền núi cũng thiếu các trường lớp đạt chuẩn. Ở đô thị, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em ngày càng cao nhưng nhà máy, xí nghiệp dời đi thì khu đô thị, nhà ở, khách sạn lại mọc lên, hiếm nơi cho trường học, công viên thế chỗ…

Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ một môi trường sinh sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc bảo đảm cho các em được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ; cần phải quan tâm phát triển các mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em… Những vấn đề này cần phải được cụ thể hóa thành mục tiêu, đề án cụ thể hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, không ai bảo vệ các em tốt hơn là chính gia đình. Vì vậy, để các em có một cuộc sống an bình, trước hết các bậc phụ huynh phải là những người am hiểu pháp luật, đặc biệt là Luật Trẻ em; phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ con cái.Chúc b học tốt!

21 tháng 9 2021

Cảm ơn b

tham khảo :

Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Hai năm trước, gia đình em đã có một chuyến du lịch rất vui vẻ. Đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho em khi đạt được thành tích học tập tốt vào cuối học kì I. Đây là lần đầu tiên em được đi đến biển chơi.

Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.

Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Chuyến du lịch ba ngày hai đêm của gia đình em đã kết thúc. Nhưng em xảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.

20 tháng 9 2021

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Tham Khảo Nhé!!!

Đồ dùng trong nhà em có rất nhiều nhưng em thấy cái bàn học, tấm lịch treo tường và chiếc đồng hồ báo thức là ba đồ vật gắn bó thân thiết với em hơn cả.

Chiếc bàn học do ba em tranh thủ đóng trong đợt nghỉ phép vừa qua. Nó được làm từ những tấm ván và thanh gỗ lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt một ngày chủ nhật cưa, bào, đục, đẽo… không ngơi tay, ba em đã đóng xong chiếc bàn xinh xắn. Ba bảo rằng em đã lên lớp 8, cần phải có chỗ ngồi học riêng cho thuận tiện. Chiếc bàn được kê ngay cửa sổ, hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng.

Hình dáng chiếc bàn này giống hệt chiếc bàn ở lớp nhưng kích thước của nó chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được bào nhẵn. Ba em đánh véc-ni thật kĩ. Các đường vân nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn là hai ngăn rộng rãi, đủ để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn nê-ông nhỏ, bệ đèn là chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn để buổi tối em có đủ ánh sáng học bài.

Ngày nào cũng vậy, em ngồi vào chiếc bàn xinh xắn để học bài và làm bài tập. Chiếc bàn luôn nhắc em nhớ tới ba. Ba mong muốn em ngày càng chăm ngoan học giỏi nên đã đóng cho em chiếc bàn này. Em quý nó vì nó là kỉ vật của ba. Tuy giá trị của chiếc bàn này chẳng đáng là bao nhưng công dụng của nó đối với em rất lớn. Nó giúp em nhiều trong học tập. Em luôn giữ cho chiếc bàn sạch sẽ, không viết bậy, vẽ bậy lên bàn.

20 tháng 9 2021

Trong các đồ vật gia đình, từ cái lọ hoa đến chiếc tivi, vật nào đối với em cũng thân thiết và có nhiều kỉ niệm nhưng em thích nhất và gắn bó nhất với chiếc bàn học nhỏ xinh của mình.

Gia đình em ở thành phố nên rất chật hẹp, có được góc học tập riêng là điều không phải dễ. Thông thường cả nhà cùng ngồi làm việc ở chiếc bàn trong phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn và nơi để xe máy vào buổi tối. Đầu năm học lớp 8, ba em làm thêm cái gác gỗ cơi nới cho căn nhà được rộng hơn. Thế là em có được một cơ ngơi riêng cho mình và người bạn trung thành – tên gọi mà em đặt cho chiếc bàn của mình – bắt đầu xuất hiện và gắn bó với em từ đó.


 
Người bạn trung thành của em thật xinh xắn chiều ngang chỉ độ 0,5m chiều dài khá hơn 0,8m và chiều cao 0,6m rất phù hợp với chiều cao khiêm tốn của chủ nhân nó chỉ có l,5m. Chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan đào khá chắc chắn, có màu nâu nhạt thơm phức mùi gỗ, trên mặt bàn có những đường vân lượn sóng hình bầu dục. Mặc dù bé nhưng người bạn trung thành của em vẫn rất thuận tiện. Có tới ba ngăn kéo hẳn hoi tha hồ để em đựng sách vở và đồ dùng hoc tập. Trước đây toàn bộ sách vở của em phải cất thành một chồng, giờ đây em phân chia ra ở hai ngăn kéo anh em (vì có ngăn trên và ngăn dưới) một ngăn em để sách, một ngăn em để tập ghi và vở làm bài tập. Ngăn thứ ba ở phía tay phải không sâu bằng nhưng lại rộng hơn rất nhiều, em để bút mực, thước kẻ và một vài đồ dùng học tập khác. Chiếc đồng hồ báo thức hình quả quýt em để nó ở dưới chân củạ chiếc đèn bàn để nó luôn nhắc nhở em học bài và thức dậy đúng giờ.

Từ khi có chiếc bàn mới, ngồi học em cảm thấy dễ chịu hơn, tập trung hơn, tính bừa bộn của em cũng giảm đi rất nhiều. Em thích sắp đặt cho cơ ngơi của mình được sạch sẽ ngay ngắn. Mỗi lần ngồi vào bàn đặt tay trên mặt bàn nhẵn cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.


 
Mẹ dặn em để giữ cho mặt bàn được bóng lâu không nên để những đồ vật quá nóng lên mặt bàn, tránh dùng những đồ vật nhọn cứng, sắc cạnh để lên mặt bàn sẽ làm cho bàn bị trầy xước. Ba mua cho em tấm kính trong để lên trên vừa bảo vệ được mặt bàn lại vừa tha hồ trang trí. Em chọn hình một con gà trống to với cái mào đỏ chót, cái đuôi cong vút đang vươn cổ gáy dõng dạc để vào ngay chính giữa – vì em cầm tinh con gà mà.

Chiếc bàn gắn bó với em khuya sớm và sẽ còn đi suốt cả quãng đường học sinh. Chiếc bàn là người bạn trung thành yêu mến của em.