K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2018

các câu thơ này đều được tả về Hà Nội

21 tháng 3 2018

Biện pháp tu từ là ẩn dụ, so sánh, nhân hỏaa

danh từ

21 tháng 3 2018

"  Ước mơ của anh ấy thật lớn lao "

Cụm từ " lớn lao"  thuộc từ loại danh từ .

30 tháng 3 2018

 Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.

Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.

Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.

Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.

Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.

Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.

Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.

21 tháng 3 2018

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lai đến.

Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

21 tháng 3 2018

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.

Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.

Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vàoque cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.

Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.

Bài tham khảo 2 (Tả cây đu đủ con do ông trồng)

Ông em thích trồng cây ăn quả, ông thường ươm hạt đu đủ trong túi đất nhỏ. Khi hạt nảy mầm lên cây con, ông đem cây đu đủ con trồng ở ngoài vườn.

Cây đu đủ con bé như cây bút chì, nó chỉ cao mười lăm xăng-ti-mét, “tán” lá của nó bé tí, chỉ có hai, ba phiến lá nhưng phiến lá xoè ra hình sao rõ rệt. Tuy còn bé thân cây màu xanh non nhưng cây đu đủ con đã có hình dạng của một cây đu đủ trưởng thành. Ông trồng cây đu đủ trong hố đã đào sẵn có lót phân tro. Trồng xong, ông cắt lá chuối che nắng cho cây đu đủ. Ba ngày sau, khi đu đủ đã bén rễ, ông bỏ lá chuối đi. Hai ba ngày ông mới tưới nước một lần vì đu đủ không chịu nước, tưới nhiều nó úng rễ, chết cây. Ông dùng que tre rào xung quanh cây để tránh người dẫm đạp hay gà chó phá cây. Cây đu đủ con chỉ cao bằng mạ mới cấy nhưng cứng cáp, dẻo dai và có một sức sống mãnh liệt. Ông bảo chăm sóc cây tốt thì độ năm sáu tháng đu đủ sẽ ra hoa kết trái. Lúc đu đủ có quả chắc nhìn sẽ rất thích!

Mảnh vườn bé tẹo là niềm vui cho ông lúc tuổi già. Ngoài việc chăm sóc mấy giò phong lan với mảnh vườn tí hon ra, ông còn hay ngâm thơ, khề khà tách trà với mấy ông bạn. Em rất vui được giúp ông tưới nước, chăm sóc cây trồng.

Bài tham khảo 3 - Tả cây hoa hồng mới trồng

Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.

Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

Lá hoa hồng được bao phủ bởi một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.

Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương.

Bài tham khảo 4 - Tả cây hoa đào

Hàng năm cứ vào mùa xuân gia đình em lại tổ chức trồng cây trong vườn, những cây xanh được ươm mầm phát triển tươi tốt giúp khu vườn thêm đẹp. Năm nay, em được cả nhà giao trọng trách trồng cây đào.

Cây đào được chọn trồng ngay mảnh đất nhỏ trước nhà, em dùng cuốc đào một hố vừa đủ đặt gốc cây, sau khi bỏ cây xuống đất dùng tay vun đất trên gốc, xới lên thật đều. Thân cây đào còn nhỏ chỉ bằng ngón tay, mảnh khảnh, cao khoảng 50 cm, xung quanh thân cây là những chiếc lá non xanh biếc đang mọc. Sau khi lấp đất tạo sự chắc chắn cho cây đứng thẳng em tưới nước vào gốc để tạo độ ẩm cần thiết giúp làm quen với đất và phát triển.

Cứ mỗi ngày ngắm nhìn cây đào như có một diện mạo khác, khi mới trồng những chiếc lá trông héo đi chỉ sau vài ngày lá cây đã tươi tốt, tràn đầy sức sống. Sau thời gian một tuần những chiếc lá như biến thành màu xanh đậm và xuất hiện thêm những chiếc lá non mơn mởn, xanh biếc. Cứ thế hàng ngày em vẫn chăm sóc tưới nước đều đặn, thân cây ngày càng to, cao hơn chẳng mấy chốc mà đã vượt qua chiều cao của em rồi.

Nhìn cây đào phát triển cả nhà ai cũng rất vui và thán phục tài chăm sóc cây cảnh của em, ai cũng bảo Tết này có đào để chưng mà không cần mua rồi.

Mỗi năm khu vườn lại có thêm một loại cây đẹp, em rất thích chăm sóc những cây non giúp khu vườn ngày càng thêm rạng rỡ sắc màu.

Bài tham khảo 5 - Tả cây cam

Nhà em có một khu vườn rất rộng, trong đó có những luống rau của mẹ, cây cảnh của bố và những cây ăn trái của bà như: cây xoài, cây nhãn, cây vú sữa, và có rất nhiều cây cảnh của ông. Trong chuyến đi công tác Hà Giang vừa qua, khi về bố em đã mang theo rất nhiều những cây cam sành nhỏ, nó còn là những cây non nên bố em đã phải rất cẩn thận mới mang nó về được đến nhà. Bố em trồng nó ở một góc vườn, nơi đất rộng nhất và không có những chú gà vào kiếm ăn, bổ lá.

Cây non mà bố em mang là giống cam sành Hà Giang, đây là một loại cam nổi tiếng ở Hà Giang, khi chín quả sẽ rất mọng nước và ăn rất ngọt. Mẹ em cũng rất hay mua những quả cam này về ăn, nhưng bây giờ bố em đã mang cây non này về, tương lai nó sẽ rất ra nhiều quả ngọt, mẹ em cũng không cần phải mua nữa, em thì có thể thoải mái thưởng thức. Nghĩ đến việc cây cam sẽ lớn nhanh, đơm hoa kết trái thì em rất vui mừng. Bố em mang về hai cây cam non, vì còn nhỏ nên chúng cũng thấp hơn những cây cam bình thường rất nhiều, nó chỉ cao tầm năm mươi cen ti mét. Thân cây cũng rất nhỏ, lá mọc thưa và chưa có quả.

Vì bố em đi đường rất xa mới có thể về đến nhà nên cây cam được bọc rất cẩn thận, dưới rễ của cây cam non này có một túm đất nhỏ, bố em nói phải để đất trong bầu như vậy thì cây cam mới có thể sống được. Khi được mang về vườn, bố em cũng chỉ bóc lớp vỏ ni lông bên ngoài ra, còn đất ở rễ bố em để nguyên và cho xuống hố trồng. Trước khi trồng cây, em và bố đã phải ra vườn dọn xạch cỏ một khu đất, sau đó bố em xới chỗ đất ấy lên khoảng một gang tay, đất cũng được bố em dùng cuốc làm cho tơi ra. Sau khi đào hố và làm tơi đất thì bố em cho hai cây cam non xuống hố, sau đó cẩn thận đắp lại đất nền, giữ cho những cây non này không bị ngả sang các bên.

Hai cây cam được bố em trồng cách xa nhau, vì bố em nói nay mai hai cây này lớn lên rồi, cành lá um tùm sẽ cọ vào nhau, như thế sẽ không được nhiều quả. Sau khi đã trồng xong, em và bố cùng nhau dùng nước tưới cho hai cây non này. Lượng nước tưới cũng vừa đủ, vì cây non còn rất yếu, không thể tưới nhiều, như thế sẽ bị ngập úng, cây sẽ dễ chết hơn. Từ hôm cùng bố trồng hai cây cam ở vườn. Ngày nào em cũng ra vườn tưới cây cho chúng, em thấy vui lắm và mong sao cho hai cây cam này lớn thật nhanh, cho những trái quả thơm ngon, mọng nước, để em và mọi người trong gia đình có thể thưởng thức.

Ngày ngày chăm sóc của hai cây cam nhỏ em thấy rất vui và thú vị, mỗi ngày ra vườn là em lại thấy hai cây cam lớn hơn một chút. Nếu cứ phát triển nhanh như vậy thì không mấy chốc hai cây cam sẽ trưởng thành, phát triển to lớn và sẽ đơm hoa, kết trái. Những trái cam chín mọng, thơm ngon mà em vẫn tưởng tượng, hình dung sẽ trở thành sự thật.

21 tháng 3 2018

Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.

Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

Lá hoa hồng được bao phủ bở một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.

Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương.

Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế những mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.

Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.

Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.

Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý Tả một giàn cây leo lớp 5

Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn thiên lí

Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.

Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cô giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.

Sáu cái cột tre ngày xưa chú bắc, nay đã bị ải, bố em đã thay bằng những ống nước bằng kẽm không gỉ. Cái giàn được chằng bằng dây thép, có sợi to bằng chiếc đũa, có sợi nhỏ bằng cọng rơm nay vẫn còn nguyên và bền chắc. Dây thép đan dọc ngang, mỗi ô giàn vuông vắn, mỗi bề nhỉnh hơn gang tay người lớn. Chú Trọng thật khéo tay, các ô giàn đan đều tăm tắp.

Giàn thiên lí xanh tươi bốn mùa. Ba gốc thiên lí nằm ở mép sân, mỗi gốc cách nhau 4 mét. Thiên lí là giống cây leo, cành, nhánh thiên lí bằng ngón tay út, bằng cọng rạ, cái vòi thiên lí chỉ bằng cọng rơm. Nhưng gốc thiên lí màu nâu thẫm, màu xanh rêu lại to bằng cổ tay người lớn. Lá thiên lí tựa lá khoai, mỏng hơn, xanh nhạt hơn. về mùa xuân, lá thiên lí xanh biếc một màu, che kín mặt giàn. Tháng ba là mùa hoa thiên lí. Có nhà thơ nào đã viết mà cô danh ca Huế vẫn hát vẫn ngâm: "Trên giàn thiên lí bóng xuân sang"? Hoa thiên lí kết thành chùm, mỗi chùm có ba bốn hoa. Hoa thiên lí có 5 cánh như năm ngôi sao xếp đều xòe ra xung quanh đài hoa xinh xinh như cái chuông nhỏ bằng ngọc màu xanh rêu, xanh lơ; nhụy hoa màu vàng nhạt. Hương thiên lí ngan ngát vào ban mai, nồng nàn về chiều, thoang thoảng trong sương đêm. Nhiều bữa, tỉnh giấc giữa đêm khuya, em cảm thấy cả ngôi nhà êm đềm như bao bọc bằng hương thiên lí, tâm hồn nhẹ lâng lâng.

Ngày nào, mẹ và bà cũng hái hoa thiên lí bày lên đĩa đặt lên bàn thờ. Bà nói nhỏ nhẹ, nước mắt ứa ra: "Con ơi! Trọng ơi! Giàn thiên lí nở hoa mà con cứ đi mãi không về…". Hoa thiên lí để xào với lòng gà, xào với thịt bò, hay nấu canh. Món nào bà và mẹ nấu cũng ngon, ăn suốt mùa hè vẫn không chán. Với bà, hoa thiên lí là cây nhà lá vườn, ai đến chơi bà cũng biếu một gói để về thắp hương, nấu canh. Với mẹ thì hoa là đặc sản, mỗi tuần mẹ hái hai lần, môi lần ba, bốn cân, mẹ đưa lên chợ thị xã bán. Tiền bán hoa thiên lí góp lại có năm được trên một triệu, mẹ dùng để mua sắm mọi thứ làm giỗ ông, giỗ chú Trọng.

Mùa hè, ngồi dưới giàn thiên lí mát lắm. Những đêm thu, ngồi dưới giàn thiên lí để ngắm trăng, thật tuyệt. Ánh trăng lọc qua màu lá thiên lí xanh ngời ngời.

Mẹ vẫn sai em đem nước vo gạo ra tưới cho gốc cây thiên lí. Cuối năm, bố thay đất, bón phân chuồng, bón đạm cho ba cây thiên lí. Đã trên 30 năm mà giàn thiên lí của gia đình vẫn tươi tốt, xanh ngăn ngắt.

Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.

Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương.

Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp

Quê em nằm ở vùng nông thôn, cách khá xa vùng đô thị nhộn nhịp, huyên náo. Quê em tuy nghèo nhưng cuộc sống lại vô cùng yên bình, êm ả, người dân quê em ai cũng rất hòa đồng, thân thiện. Tuy không có những thứ đồ vật đắt tiền, những loại đồ ăn sang trọng nhưng những đồ ăn dân giã quê hương em thì không hề thua kém bất cứ món đặc sản nào. Một trong những đặc trưng của quê em, đó là các loại nông sản, các loại rau quả sạch, tươi, ngon. Nhắc đến các loại quả phục vụ cho bữa ăn của con người thì không thể không kể đến quả mướp hương.

Mướp hương là một loại cây leo, rất dễ trồng và cho rất nhiều quả. Ở quê em, bố mẹ em cũng như các bác hàng xóm đều trồng ở vườn nhà mình từ một đến hai giàn mướp. Để cho cây mướp phát triển tươi tốt và cho nhiều trái quả thơm thì mọi người đều phải chuẩn bị những giàn bằng tre, gỗ để cho cây mướp leo lên và phát triển, vì thân mướp rất mềm, không vững chắc được như các cây xoài, cây cam…, nếu không có những giàn chống đỡ thì cây mướp không thể phát triển và không cho những trái mướp tươi ngon được. Ngoài trồng mướp ở các giàn thì mọi người quê em còn trồng mướp gần các cây cao, như cây nhãn, cây vải, hay gần những bờ rào, những bức tường. Ở những nơi này thì cây mướp vẫn có thể leo lên và phát triển được, lại không mất nhiều công sức cho việc mắc giàn. Tuy nhiên, việc thu hoạch mướp sẽ khó khăn hơn so với trồng ở giàn.

Mướp có thân mềm và rất nhỏ, thân mướp chỉ to khoảng một chiếc đũa ăn cơm, nhưng nó lại có khả năng phát triển rất dài và leo bám vào giàn, lá của cây mướp có hình tim, đường vân lá nổi lên rất rõ. Lá mọc dọc khắp thân của cây mướp, lá mướp còn được mọi người quê em dùng để lau đi nhựa mít, vì nhựa mít nhiều và dính, lá mướp lại có khả năng lấy đi những thứ nhựa dính đó, giúp cho múi mít thơm, ngon và sạch nhựa hơn. Một bộ phận nữa không thể thiếu của cây mướp đó chính là hoa mướp, hoa mướp rất thơm, đặc biệt là của loại mướp hương, ngoài quả thì hoa mướp cũng được nhiều người hái để nấu canh. Và phần quan trọng nhất, có giá trị nhất của cây mướp đó chính là quả mướp. Quả mướp được mọc ra từ những bông hoa, sau khi trưởng thành thì quả mướp to chừng bằng cổ tay.

Những quả mướp này dùng để nấu canh rất ngon, đặc biệt là món canh cua. Món ăn này em và mọi người trong gai đình đều rất yêu thích, đặc biệt là vào ngày hè, món ăn này càng trở nên ngon lành hơn. Quả mướp tuy là một loài quả dân dã nhưng nó lại có thể chế biến ra những món ăn vô cùng ngon miệng. Cây mướp là một loại cây được trồng phổ biến ở tất cả các vùng quê trên lãnh thổ Việt Nam, tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng lại rất có giá trị trong đời sống sinh hoạt, trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 5: Tả giàn mướp nhà em

Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.

Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn dưa chuột

Nhà em có trồng rất nhiều các loại cây leo nhưng em thích nhất là giàn dưa chuột mẹ em trồng ở vườn. Mẹ em làm giàn dưa chuột bằng những thanh tre dài bốn mét, khung giàn được xếp theo hình chữ A.

Mới ngày nào, những cây dưa chuột còn nhỏ xíu, dưới bàn tay mẹ em chăm sóc những cây dưa chuột lớn lên từng ngày. Chỉ sau một tháng cả giàn dưa chuột đã xanh mướt vướn những chiếc lá xinh xinh đón gió. Em rất thích ngắm giàn dưa chuột nhà em vào sáng sớm, những chiếc tua cuốn và những chiếc lá rung rinh trong sớm mai, những hạt sương long lanh đọng trên lá như những viên ngọc. Cả khu vườn buổi sáng như bừng sáng trong ánh nắng có thể nhờ thế mà những cây dưa chuột lớn nhanh như thổi.

Chẳng mấy chốc một màu vàng đã đan xen giữa một màu xanh mướt. Hoa dưa chuột có màu vàng tươi nhỏ xíu thu hút những chú ong bé và các chị bướm bay rập rờn. Số lượng hoa dần dần ngày một nhiều trên những kẽ lá, cả giàn dưa bây giờ ngập tràn cánh hoa vàng. Những quả dưa đầu tiên bé xíu thi nhau chồi ra đón chào ngày mới. Chúng to dần từ bằng ngón tay, rồi đến bằng quả chuối xanh, những quả to bằng quả chuối tây thẳng tắp mẹ em bắt đầu thu hoạch. Quả nào quả nấy thẳng tắp, quả có màu xanh xen lẫn sọc trắng nhỏ, chúng lúc lỉu trên khắp giàn. Sáng nào, em cũng dậy thật sớm để ra vườn phụ mẹ bắt sâu và hái dưa về ăn. Giàn dưa nhà em rất sai quả mẹ sai em mang biếu họ hàng, hàng xóm. Ai cũng khen dưa nhà em vừa ngọt vừa giòn.

Em rất thích giàn dưa nhà em, em sẽ chăm chỉ chăm sóc chúng thất tốt để giàn dưa lúc nào cũng sai quả và không bị sâu bệnh.

21 tháng 3 2018

Quê em nằm ở vùng nông thôn, cách khá xa vùng đô thị nhộn nhịp, huyên náo. Quê em tuy nghèo nhưng cuộc sống lại vô cùng yên bình, êm ả, người dân quê em ai cũng rất hòa đồng, thân thiện. Tuy không có những thứ đồ vật đắt tiền, những loại đồ ăn sang trọng nhưng những đồ ăn dân giã quê hương em thì không hề thua kém bất cứ món đặc sản nào. Một trong những đặc trưng của quê em, đó là các loại nông sản, các loại rau quả sạch, tươi, ngon. Nhắc đến các loại quả phục vụ cho bữa ăn của con người thì không thể không kể đến quả mướp hương.

Mướp hương là một loại cây leo, rất dễ trồng và cho rất nhiều quả. Ở quê em, bố mẹ em cũng như các bác hàng xóm đều trồng ở vườn nhà mình từ một đến hai giàn mướp. Để cho cây mướp phát triển tươi tốt và cho nhiều trái quả thơm thì mọi người đều phải chuẩn bị những giàn bằng tre, gỗ để cho cây mướp leo lên và phát triển, vì thân mướp rất mềm, không vững chắc được như các cây xoài, cây cam…, nếu không có những giàn chống đỡ thì cây mướp không thể phát triển và không cho những trái mướp tươi ngon được. Ngoài trồng mướp ở các giàn thì mọi người quê em còn trồng mướp gần các cây cao, như cây nhãn, cây vải, hay gần những bờ rào, những bức tường. Ở những nơi này thì cây mướp vẫn có thể leo lên và phát triển được, lại không mất nhiều công sức cho việc mắc giàn. Tuy nhiên, việc thu hoạch mướp sẽ khó khăn hơn so với trồng ở giàn.

Mướp có thân mềm và rất nhỏ, thân mướp chỉ to khoảng một chiếc đũa ăn cơm, nhưng nó lại có khả năng phát triển rất dài và leo bám vào giàn, lá của cây mướp có hình tim, đường vân lá nổi lên rất rõ. Lá mọc dọc khắp thân của cây mướp, lá mướp còn được mọi người quê em dùng để lau đi nhựa mít, vì nhựa mít nhiều và dính, lá mướp lại có khả năng lấy đi những thứ nhựa dính đó, giúp cho múi mít thơm, ngon và sạch nhựa hơn. Một bộ phận nữa không thể thiếu của cây mướp đó chính là hoa mướp, hoa mướp rất thơm, đặc biệt là của loại mướp hương, ngoài quả thì hoa mướp cũng được nhiều người hái để nấu canh. Và phần quan trọng nhất, có giá trị nhất của cây mướp đó chính là quả mướp. Quả mướp được mọc ra từ những bông hoa, sau khi trưởng thành thì quả mướp to chừng bằng cổ tay.s

Những quả mướp này dùng để nấu canh rất ngon, đặc biệt là món canh cua. Món ăn này em và mọi người trong gai đình đều rất yêu thích, đặc biệt là vào ngày hè, món ăn này càng trở nên ngon lành hơn. Quả mướp tuy là một loài quả dân dã nhưng nó lại có thể chế biến ra những món ăn vô cùng ngon miệng. Cây mướp là một loại cây được trồng phổ biến ở tất cả các vùng quê trên lãnh thổ Việt Nam, tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng lại rất có giá trị trong đời sống sinh hoạt, trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.

21 tháng 3 2018

“A, chú cún con đẹp quá!”. Em reo lên khi thấy bố mua về một chú chó xinh xắn. Em bế chú lên tay và đặt tên cho chú là Li Li - một cái tên thật hợp với chú cún xinh đẹp này.

Li Li có hai màu trắng và nâu sẫm. Đầu chú như quả đu đủ nhỏ. Hai tai luôn dỏng lên nghe ngóng. Hai mắt Li Li tròn xoe, đen láy, rất tinh nhanh. Mũi chú đen bóng lúc nào cũng ươn ướt nước như người bị cảm cúm. Lưỡi chú thường vắt sang một bên, màu đỏ hồng, để lộ mấy răng nanh nhỏ, nhọn trắng tinh ở hai bên khoé miệng. Thân chú được khoác chiếc áo màu trắng, điểm thêm những đốm màu nâu trông rất duyên dáng. Đuôi chú có lông dày, tròn như một cây chuối phất trần lúc nào cũng rung rung thật ngộ nghĩnh. Ngực chú nở nang, bốn chân chạy nhanh thoăn thoắt. Chẳng bao lâu, Li Li được coi là một thành viên không thể thiếu trong gia đình em. Mỗi khi em đi học về chú chồm hai chân trước lên tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả nhà em ngủ ngon giấc sau một ngày làm việc mệt nhọc. Còn Li Li, nó vẫn thức để canh giấc ngủ cho mọi người.

Li Li rất thích chơi đùa. Mỗi khi em vui chơi chạy nhảy, chú ta cũng thích, cứ chạy theo em, vẫy đuôi tíu tít. Khi người lạ tới nhà, chú sủa lên những tiếng "gâu, gâu..." thật dữ tợn. Bị bố em mắng, chú như hiểu được nên im ngay, rồi nhẹ nhàng đứng sang một bên nhường lối cho khách vào.

Em rất quý Li Li. Mỗi khi đi đâu về, em thường vuốt ve nó và thỉnh thoảng em lại thưởng cho nó khi thì cái bánh, khi thì cái kẹo. Li Li ăn ngon lành và tỏ vẻ biết ơn.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ta-con-cho-cua-nha-em-c118a16837.html#ixzz5ANA8X9r6

21 tháng 3 2018

Bài văn tả con chó số 1: 

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.

Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung giữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoái tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.

Văn mẫu tả con chó số 2:

Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.

Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt.

Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh.

Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

Bài văn tả con chó số 3:

Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên khong thể thiếu của gia đình em​

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
21 tháng 3 2018

Vườn nha em trồng rất nhiều những loại trái cây thơm ngon, nào bưởi, nào xoài, nào nhãn,..nhưng em thích nhất là cây cam cho trái ngọt. Cam cũng là loại quả mà cả gia đình em đều rất yêu thích.

Cam có rất nhiều loại như cam sành, cam canh,...còn cây cam nhà em thuộc giống cam Cao Phong, bố em nói rằng giống cây này bố đã phải mang về từ tận Hòa Bình để trồng, đây là giống cam ngon và hương vị rất tuyệt vời. Từ đó đến nay cũng đã gần chục năm, cây lúc nào cũng vẫn nặng trĩu cành, sai trĩu quả. Quả cam nhà em khi vừa kết trái, quả còn bé, lớp vỏ còn dày, xanh thẫm, cứng ngắt, sần sùi. Dần dần theo thời gian, quả chín dần , to hẳn lên, chúng khoác lên mình lớp áo màu vàng cam rực rỡ, bóng loáng, mọng nước. Quả có hình cầu, quả nào quả nấy to bằng cái nắm tay người lớn, . Khi đến mùa quả chín, từng quả cam to, căng mọng, rực rỡ , lúc lỉu, nặng trĩu cành như những đứa trẻ tinh nghịch muốn kéo cành cây xà xuống mặt đất dạo chơi vậy.

Hái những quả cam bổ ra, từng tép cam vàng ươm, mọng nước, tỏa mùi hương thơm phức hiện ra ngay trước mắt ta. Bao quanh đó là lớp cùi xốp trắng ngần, có vị hơi ngai ngái đắng. Hột cam to, có màu vàng nhạt, ẩn hiện trong những múi cam ngọt ngào, khi ăn, người ta thường bỏ hột. Cam tùy loại mà cũng có những hương vị khác nhau còn cam Cao Phong thì có vị rất ngọt, đó là cái ngọt lịm, thanh mát để lại cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi.

Cam rất bổ và có nhiều lợi ích. Trong cam có chứa nhiều vi-ta-min, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Cam còn có thể để vắt nước uống giải khát vào những ngày hè nóng nực, làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau. Mối trái cam to, căng mọng đều là thành quả của quá trình chịu bao nắng gió mưa sa, chắt lại những tinh túy để kết thành những trái quả ngọt ngào này. Cam là loại quả không thể thiếu trong mỗi mâm ngũ quả ngày Tết của gia đình em, là thức quả tráng miệng trong sau mỗi bữa ăn của gia đình. Cả nhà em ai cũng thích ăn cam, hương vị của trái cam đã theo em suốt bao nhiêu năm qua, đi theo quá trình trưởng thanh của em vậy nên nó như một phần quen thuộc, thân thương trong lòng em vậy.

Cho đến bây giờ, cam vẫn luôn là loại quả em vô cùng yêu thích, đặc biệt là hương vị trái cam Cao Phong nhà em. Nó không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Em hy vọng sau này mình vẫn sẽ được thưởng thức những trái cam thơm ngon, mát lành.

27 tháng 3 2018

Tạo hoá sinh ra muôn loài đều có cái đẹp, cái xấu. Hoa khoe sắc thắm, cây vươn tán lá đem lại bóng mát cho người. Quả, củ, lúa, gạo... là những thực phẩm nuôi sống con người. Trong các cây ăn trái, em thích nhất là quả mãng cầu ta, còn có tên gọi khác là quả na.

Mãng cầu có hai loại: mãng cầu dai và mãng cầu bở. Loại nào cũng có hình dáng giống nhau, chỉ khác về chất thịt của quả. Mãng cầu hình tròn như trái banh tennis, cuống trái to cỡ đầu đũa ăn cơm, cứng. Da quả có từng mắt u lên hình móng tay cái xếp đều bao quanh vỏ. Quả lúc ở trên cây có vỏ rất cứng, mẹ em chờ quả nở gai mới hái xuống.

Quả mãng cầu khi hái xuống vẫn phải ủ trong lá sầu đông hai hôm mới chín. Quả lúc chín có mùi thơm nhẹ, trái cầm trên tay thấy hơi mềm là đến lúc ăn được, bóc vỏ dễ dàng. Mẹ phải hái mãng cầu vừa lúc nó nở gai mà không chờ chín mềm trên cây là vì phần sợ chim mổ ăn, phần sợ quả chín mềm quá sẽ tự động tuột khỏi cuống trái, rơi xuống đất. Mãng cầu lúc ủ chín rồi trở nên mềm và có mùi thơm, dễ lột vỏ. Mãng cầu dai có thịt của quả dày và dai. Mãng cầu bở có thịt của quả ngậm nước, mềm hơn mãng cầu dai. Thịt mãng cầu màu trắng, mỗi một múi bọc một hạt màu đen bóng hình giọt nước, rất cứng. Mãng cầu càng chín mùi thơm dịu đi chứ không nồng hắc như lúc còn cứng vỏ. Thịt mãng cầu ăn ngon, ngọt nhưng chậm tiêu hoá. Vì thế, ta không nên ăn nhiều mãng cầu một lúc. Mãng cầu rộ trái theo màu là độ tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Hiện nay, người dân trồng và chăm sóc mãng cầu theo phương pháp mới nên mãng cầu hầu như có quả quanh năm. Trên mâm ngũ quả, trái mãng cầu với hình dáng xinh xắn, tôn mọi nét đẹp của chính nó, dung hoà với màu sắc của các thứ quả khác một cách ý nhị, duyên dáng mà độc đáo. Do vậy, mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên ngày Tết thường có quả mãng cầu đan xen các loại trái cây khác với hàm ý cầu sự tốt lành cho năm mới.

Em rất thích ăn mãng cầu. Vườn nhà em chỉ có ba cây mãng cầu nhưng cũng đủ cho gia đình ăn và biếu dì mợ, bà con ăn lấy thảo. Mỗi tuần, em giúp bố tưới nước cho cây tươi tốt, vừa lao động chân tay cho khoẻ. Nhờ vậy, mấy cây mãng cầu luân phiên ra trái và xanh mướt quanh năm.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.


 

Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng, cây hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào- loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em.

Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây trông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời. Hương hoa không nồng nhưng dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần. Em còn biết được hoa đào còn có công dụng làm trà, làm ô mai, làm thuốc chữa nhiều bệnh về dị ứng, khó tiêu hoặc có thể nấu với cháo ăn rất ngon.

Đẹp và hữu dụng là vậy, được vinh hạnh đại diện cho sắc xuân miền Bắc, hoa đào có rất nhiều ý nghĩa với cuộc sống. Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, là tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm, với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Biết được những ý nghĩa này, có được cây đào trong nhà vào ngày tết càng làm em thấy hạnh phúc và vui sướng, mong rằng cây hoa đào sẽ đam lại một năm mới an khang và may mắn cho gia đình em. Để ngày tết thêm phần đẹp tươi, em cùng em trai đã lấy những dải tua rua, những đèn xanh đỏ nhấp nháy chăng lên cây đào để cay thêm phần lộng lẫy.

Càng nhìn ngắm cây đào em lại càng thấy lòng mình lâng lâng vui sướng vì cây hoa đào đã đem cả hương xuân về nhà của em.

22 tháng 3 2018

Bài làm

Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".

Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.

Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có Con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.

Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được giấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.