K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

- Những câu thơ trên của bài  “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam.

- Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

7 tháng 8 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh

7 tháng 8 2018

Có anh nek

Mình kết bạn :

1684 + 123 = 1807 nhé

7 tháng 8 2018

1684 + 123 = 1807

Kb nhé , Tk lun hộ mh nha , mơn nhìu @@@

~ HOK TỐT ~

Động từ: là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

* Động từ tình thái: là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

* Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

* Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

* Danh từ chỉ sự vật: là danh từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

* Danh từ chung: là tên gọi của một loại sự vật.

* Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

* Danh từ chỉ đơn vị: là nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

* Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: là Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

* Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

* Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

* Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

* Đại từ: là một từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho một danh từ (hoặc một đại từ khác).

* Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

* Lượng từ: là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.

* Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

* Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

* Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp

* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

* Giới từ: là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

* Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn. Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

* Cặp quan hệ từ: là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau. Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:

+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...

+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...

+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...

+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn...

* Cặp từ hô ứng: là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép..

* Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.

* Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

* Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

* Cụm danh từ: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

* Cụm động từ: là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ

* Cụm tính từ: là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành

* Từ đơn: là từ chỉ gồm có một tiếng, có nghĩa, có thể đứng độc lập một mình.

* Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng, có nghĩa.

* Từ láy: Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng lại với nhau.

* Từ láy toàn bộ: là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).

* Từ láy khuyết phụ âm đầu: Ví dụ: Êm ả, êm ái...

* Từ láy bộ phận: là từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

* Từ ghép: là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

* Từ ghép phân loại: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

* Từ ghép tổng hợp: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.

7 tháng 8 2018

trong sách hoặc trên mạng 

- Phó từ chỉ thời gian:

+ Lan đã làm bài tập xong.

+ Mẹ em đang nấu cơm

+ Chị Ngọc sắp trở thành mẹ. 

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự:

+ Ngày nào Hà cũng ra đồng bắt ốc.

+ Hoa vẫn đi học vào ngày mai.

+ Quanh năm, cây táo nhà tôi đều xanh tốt.

- Phó từ chỉ mức độ:

+ Hà thật dễ thương và học giỏi.

+ Con voi rất khoẻ.

+ Em Diệu ngoan lắm!

- Phó từ chỉ phủ định:

+ Linh không làm bài tập.

+ Thảo chưa tỏ ra lễ phép khi nói chuyện với cô giáo.

+ Khánh chẳng bao giờ đi chơi khi chưa làm bài tập xong.

- Phó từ chỉ khẳng định:

+ Vân  hai hộp bút chì màu.

+ Tôi  một con mèo vàng.

+ Cây dừa nhà Giang quanh năm  quả.

- Phó từ chỉ sự cầu khiến:

Đừng xả rác bừa bãi ra môi trường.

Hãy chấp hành tốt luật An toàn giao thông.

Chớ làm điều dại dột có thể gây hại đến bản thân.

- Phó từ chỉ kết quả:

+ Lan mất chiếc bút chì vào hôm qua.

+ Tôi được tặng một chiếc váy hồng nhân dịp sinh nhật lần thứ 11.

+ Loan bước vào nhà.

- Phó từ chỉ khả năng:

+ Anh Dũng có thể bơi được 50m trong vòng 5 phút.

+ Tôi không thể làm 1 điều hết sức dại dột như vậy.

+ Nụ chưa thể khẳng định được rằng điều mà tôi nói là đúng.

Thiếu phó từ nào thì bạn bảo mình. Mình sẽ làm tiếp cho bạn.hihi

Trong bài tiếng trống trường em , nhà thơ thanh hào có viết :                Cái trống trường em                 Mùa hè cũng nghỉ                 Suốt ba tháng liền                  Trống nằm ngẫm nghĩ.                                Buồn không hả trống                  Trong những ngày hè                  Bọn mình đi vắng                Chỉ còn tiếng ve ?Dựa vào các câu gợi yếu dưới đây  , hãy nêu những suy nghĩ...
Đọc tiếp

Trong bài tiếng trống trường em , nhà thơ thanh hào có viết : 

               Cái trống trường em 

                Mùa hè cũng nghỉ 

                Suốt ba tháng liền 

                 Trống nằm ngẫm nghĩ.

               

                 Buồn không hả trống 

                 Trong những ngày hè 

                 Bọn mình đi vắng

                Chỉ còn tiếng ve ?

Dựa vào các câu gợi yếu dưới đây  , hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên .

A, đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối vói đồ vật gì !

B, bạn học sinh suy nghĩ đồ vật đó ra sao ( khổ thơ 1 ) ? Lời trò chuyện của bạn ấy đối với đồ vật ( khổ thơ 2 ) thể hiện thái độ gì ?

C, qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào ?

 

 

 

1
7 tháng 8 2018

Trong bài cái trống trường em nhà thanh hào có viết :

         Cái trống trường em

         Mùa hè cũng nghỉ

         Suốt ba tháng liền

         Trống nằm ngẫm nghĩ.

          Buồn không hả trống

          Trong những ngày hè

           Bọn mình đi vắng

           Chỉ còn tiếng ve ?

 Dựa vào các câu hỏi của em rồi đây hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên

A, Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với đồ vật gì ?

=> Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với cái trông của trường.

B, Bạn học sinh suy nghĩ về đồ vật đó ra sao ( khổ thơ 1 ) ? Lời trò chuyện của bạn ấy đối với đồ vật ( khổ thơ 2) thể hiện thái động gì ?

=> Bạn ấy nghĩ cái trống rất buồn . Lời trò chuyện của bạn ấy đối với đồ vật thể hiện thái độ rất yêu quý , trân trọng cái trống trường cũng như yêu quý ngôi trường của mình .

C, Qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào !

=> Qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh rất yêu quý ngôi trường của mình . 

Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em.

Trong gia đình tôi, mẹ tôi là người tôi yêu quý nhất. Năm nay mẹ tôi đã ngoài ba mươi tuổi . Mẹ tôi có thân hình nhỏ nhắn. Khuôn mặt hình trái xoan , rạng rỡ.Đôi môi đỏ tươi nằm dưới  chiếc mũi cao thanh tú. Mái tóc đen luôn được chải kỹ gọn gàng. Đôi mắt đen nhìn tôi rất vui vẻ và trìu mến . Đôi bàn tay nhỏ nhắn đã chăm sóc tôi từng ngày . Giọng nói mẹ đầy truyền cảm , lúc mượt mà như tiếng hát ru , lúc ngân nga như tiếng chim họa mi hót vào buổi sớm . Mẹ tôi ăn mặc rất giản dị . Thường thì mẹ tôi dậy sớm để dọn dẹp và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ tôi nấu ăn rất ngon, tôi thích hầu hết các món của mẹ nấu . Vào buổi tối, mẹ tôi dạy tôi học những bài  mà tôi không hiểu . Mẹ rất thương yêu tôi và quan tâm tới tôi . Tôi rất yêu quý mẹ của mình .

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá) 
2. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh) 
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá) 
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá) 
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh) 
6. Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh) 
7. Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh) 
8. Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh) 
9. Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh) 
10. Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web

mình có chơi nhưng mình bỏ rồi nhưng bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh mất công ngưởi ta bao cáo sai pham đó nha trừ điểm đó

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web

7 tháng 8 2018

Mùa hè , mùa của những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi , mùa hè cũng là mùa mà tôi yêu nhất .khi những cơn gió hạ đang về thì những bông hoa phượng đang bắt đầu nở đỏ trên những cành phượng của trường tôi . bầu trời mùa hè trong xanh, ánh mặt trời chiếu xuống nhân gian những tia nắng chói chang và gay gắt . những người nông dân thì hối hả đi cắt lúa đem về nhà khiến lúa gạo đầy khắp con đường . đối với bọn trẻ chúng tôi thì cái thú vị nhất vào mùa hè là hàng ngày đi bắt chấu bắt về hay nhặt những bông hoa phượng đỏ cài lên tóc , khi màn đêm buông xuống cũng là lúc chúng tôi lại rủ nhau đi xem những con đom đóm bay thành từng đàn ở những bụi cỏ hay ao hồ ,...đối với tôi thì mùa hè là một ấn tượng sâu sắc mà tôi ko thể nào quên 

k cho mình nha !

7 tháng 8 2018

những danh từ là : mùa hè , những cơn mưa ,cơn gió hạ , bông hoa phượng , cành phượng , trường tôi,bầu trời , ánh mặt trời , nhân gian,người nông dân , nhà , lúa gạo ,con đường , bọn trẻ , chúng tôi , châu chấu , ve , tóc , màn đêm , con đom đóm , những bụi cỏ , ao hồ , tôi 

động từ là :đến , đi , yêu, về , đang, bắt đầu , nở , chiếu , cắt , đem, bắt , nhặt , cài , rủ , bay, quên .

tính từ là : đỏ , trong xanh ,chói chang , gay gắt , hối hả , đầy. 

                                                            nhớ k cho mình nha