K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2019

Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

   - Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.

   - Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.

27 tháng 2 2019

Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

   - Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.

   - Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.

25 tháng 2 2019

Tìm từ :

- Chỉ tên sự vật : Đồng hồ, xe đạp, cái quạt, căn nhà, hộp bút, ......

- Chỉ hoạt động : Đi, đứng, ngồi, đạp, leo, ........

- Chỉ đặc điểm, tính chất : Cứng, mềm, dẻo, dai, ......

- Chỉ tên loài cá bắt đầu bằng phụ âm ch hoặc tr : Cá chuối, cá trê, cá chình, cá chuồn, cá trắm, cá trôi,......

- Từ phức chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã : Khỏe, vật vả, cãi nhau, bỉ ổi, ngã, gãy , rửa, ..........

hok tốt nha

25 tháng 2 2019

Viết đoạn hay bài hay ý chính

25 tháng 2 2019

Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959);  Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927[1], quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Minh Huệ mất ngày 11 tháng 10 năm 2003[2].


Tôi đang ngồi học, đêm đã buông xuống tĩnh mịch từ lâu, chợt nghe đâu đây tiếng gió thổi lao xao lùa vào gian phòng khe khẽ. Chợt, nhìn sang chiếc hộp gỗ trên bàn học, đó là hộp đựng bộ que tính bố đã tự tay làm cho tôi. Trong lòng tôi bỗng dưng dưng một niềm cảm xúc yêu thương bố lạ kì, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bố tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, mái tóc cũng đã điểm bạc. Nước da ngăm đen, rám nắng, và có chút chai sạn. Mỗi lần nhìn vào gương mặt ấy, khóe mắt tôi lại thấy cay cay, những tháng năm lăn lộn, không quản nắng mưa đã bôn ba trên mọi nẻo đường chở hàng nuôi tôi khôn lớn. Có những lúc, nhìn người ta đi ngoài đường, quần là áo lượt xe ô tô hạng sang tôi lại xót xa nhớ về người cha ấy của tôi. Lẽ ra giờ này bố cũng có thể như thế, nhưng vì tôi, vì đàn con thân yêu, bố đã hi sinh cả thanh xuân và sức lực của mình để gắng sức nuôi chúng tôi nên người. Tôi tự nhủ mình sẽ phải học thật tốt đê không phụ lòng mong mỏi của bố. Những cánh tay to, chắc khỏe, gân guốc đã lo toan, chèo chống cho gia đình này không biết bao phen sóng gió. Tôi cũng không dám tưởng tượng nếu không có bố, cuộc đời chị em tôi sẽ đi về đâu.

Bố tôi là người rất hiền lành và tốt bụng. Nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bố để chị em tôi được dễ dãi, mơn chớn. Ông rất yêu các con của mình. Có gì ngon bố cũng để giành phần chúng tôi, vậy mà những đứa trẻ non nớt không hiểu chuyện như chúng tôi lại chưa làm được điều ấy. Công việc bên ngoại, bên nội, của hàng xóm láng giềng có ai nhờ đến bố đều giúp đỡ rất nhiệt tình. Có lẽ chính vì vậy mà bố được rất nhiều người quý mến, kính trọng, tin tưởng. Bố hay kể cho tôi nghe về tổ tiên tôi ngày trước, nhắc tôi phải biết uống nước nhớ nguồn. Những bài học nhân sinh, bài học về cách làm người của bố đã lớn dần lên cùng tháng năm, cho tôi những hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống, cội nguồn dân tộc.

Bố là cả một khoảng trời để chú chim non bé nhỏ là tôi được thỏa sức vẫy vùng. Thuở ấu thơ, tôi hay cùng bố ra bờ sông câu cá, bố dạy tôi tập bơi, dạy tôi cách thả diều, cách làm những chiếc đèn kéo quân vui tết trung thu. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng ấy của tôi đã được làm hồng lên bởi tình yêu thương, sự chỉ bảo ân cần của bố. Thỉnh thoảng, nhìn chiếc áo phai màu, sờn vai bố đang mặc tôi lại ùa về kỉ niệm những đêm đông bố đã chịu lạnh để tôi được cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp và ra ngoài làm việc. Bố đã hi sinh cho tôi nhiều lắm, tuổi thanh xuân, sức lực và cả tình yêu bao la vô bờ ấy, bố dồn cả vào trái tim non nớt của tôi, che chở, ủ ấm nó để nó không bao giờ chịu những vết trầy xước gì. Tôi cảm thấy mình thật sự là một đứa trẻ may mắn vì được lớn lên trong tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp như vậy.

Có thể thời gian trôi đi, tôi rồi cũng sẽ trưởng thành lên, và ai ai cũng vậy. Nhưng những bài học sâu sắc, những kỉ niệm, và tình cảm bao la mà bố giành cho tôi sẽ là hành trang nâng bước tôi trong suốt chặng đường dài bây giờ và mãi cả sau này nữa.

24 tháng 2 2019

“Lưng cha thì đội nắng gầy 
Ôi tóc bạc tựa trăng soi...”
Điều may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta là được sống trong vòng tay yêu thương của bố. Bố luôn là người che chở, bảo vệ cho ta trong suốt cuộc đời. Càng lớn lên và thấu hiểu những cay đắng, nhọc nhằn, tôi càng cảm thấy biết ơn vì những hi sinh lớn lao mà bố đã dành cho mình.

Bố tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bố cao gầy. Trong mắt tôi, dáng hình ấy lúc nào cũng thật to lớn và vững chãi để che chở cho cả gia đình. Làn da bố rám nắng vì phơi nắng dầm sương, trải qua đủ khó khăn, khổ cực vì cuộc mưu sinh vất vả. Khuôn mặt bố vuông chữ điền, toát lên vẻ hiền lành và đôn hậu. Đôi mắt bố đen láy, trong đôi mắt ấy chứa đựng cả bầu trời yêu thương bố dành cho các con. Mỗi khi mỉm cười, đôi mắt bố thật đỗi dịu dàng, thể hiện sự trìu mền pha chút nuông chiều. Mái tóc bố không còn đen nữa mà đã lấm tấm bạc. Nhìn những sợi tóc bạc ấy, tôi càng thương bố nhiều hơn vì những gian lao, vất vả bố phải trải qua để nuôi chúng tôi khôn lớn. Tôi thích nhất là những lúc bố cười. Nụ cười ấy mới ấm áp làm sao. Những lúc như thế, tôi tự nhủ phải chăm ngoan hơn nữa để nụ cười ấy có thể xuất hiện nhiều hơn trên đôi môi của bố. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp nhưng tôi vẫn luôn yêu đôi bàn tay ấy. Đôi bàn tay khó nhọc vì gia đình. Đôi bàn tay hi sinh vì sự bình yên, hạnh phúc của các con.

Trong kí ức tuổi thơ của tôi luôn đong đầy những kỉ niệm về bố. Ngày mới lẫm chẫm biết đi, bố dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Cái bóng liêu xiêu trải dài trên mặt đường trùm lên cái bóng bé nhỏ của tôi. Mỗi khi tôi vấp ngã, bố dịu dàng đỡ tôi dậy, đôi bàn tay nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc khi tôi bật khóc. Bố là người kiệm lời, ít nói nhưng tôi biết tình yêu thương bố dành cho các con lúc nào cũng dạt dào và chan chứa. Bố cùng tôi đến trường trong ngày đầu đi học, dạy tôi làm những phép tính đầu tiên. Những đêm thức khuya học bài, lúc nào bố cũng chờ tôi đi ngủ rồi mới an giấc. Bố luôn yêu thương và chiều chuộng tôi nhưng vẫn nghiêm khắc chỉ bảo mỗi khi tôi mắc lỗi. Bố dạy tôi cách sống, cách làm người, hiểu được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, ý nghĩa của sự trung thực, ngay thắng, lòng khoan dung và biết ơn. Cả cuộc đời bố đã vất vả hi sinh vì gia đình, thế nhưng, vẫn có lúc tôi vô tình làm bố buồn, chẳng thể đáp ứng được sự kì vọng và tin tưởng của bố.

Sau này lớn lên, rồi tôi sẽ phải rời xa vòng tay của bố nhưng tôi tin rằng bố sẽ mãi là người che chở, dõi theo và bảo vệ cho tôi trong suốt cuộc đời. Những bài học của bố sẽ là hành trang theo tôi suốt cuộc đời, tình yêu của bố sẽ là động lực để tôi tiến lên phía trước.

23 tháng 2 2019

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung. 

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

23 tháng 2 2019

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung. 

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

23 tháng 2 2019

Bạn tham khảo :

Với bộ quần áo màu trắng sọc xanh chú đội chiếc mũ màu trắng có ghi hàng chữ : hải quân Việt Nam cùng với ngôi sao 5 cánh ở giữa.Đôi mắt chú trong sáng luôn luôn ngước về phía biển không ròi.Tay chú cầm chắc khẩu súng đứng nghiêm trang trước những hàng dừa tuổi thơ và cả mô hình cột mốc Trường Sa.Cho dù nắng hay mưa,gió hay bão, chú vẫn giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.Phía trước chú  là một khoảng biển trời rộng mênh mông cùng với những đợt sóng bạc đầu nối tiếp nhau từng đợt từng đợi dánh nhẹ vào bờ.Xa xa kìa có biết bao nhiêu con thuyền đang say sưa đánh cá, để mà giữ gìn bình yên cho mọi người chú đã phải làm biết bao công việc như : tiêu diệt kẻ thù mang lại bình yên cho mọi người ...

Ôi! em yêu chú lính hải quân nhiều lắm.Em tự nhủ với lòng mình là phải học thật giỏi để sau này em sẽ trở thành một người lính hải quân để canh gác vùng biển của quê hương đất nước.

23 tháng 2 2019

Biển, đảo là chủ quyền vô giá, là hương hoả do tổ tiên để lại từ hàng ngàn năm nay. Vì thế có lẽ trong lòng con dân đất Việt nào mỗi lần nghe nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa hay những cái tên Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Vành Khăn… là lại trào lên cảm xúc nghẹn ngào.

Dù tôi chưa từng đặt chân đến hết mọi miền Tổ Quốc, không được chứng kiến tận mắt những sự kiện mà trong những năm gần đây, quân và dân ta ở biển đảo phải chịu đựng và chống cự kiên cường, tôi chỉ được biết qua những thước phim tư liệu,...

Nhưng bấy nhiêu cũng đủ để làm con tim tôi thổn thức. Cái thổn thức của một chàng thanh niên mang trong mình ước mơ và khát vọng cháy bỏng được đóng góp công sức dù chỉ là nhỏ nhoi của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương yêu dấu, giữ vững chủ quyền đất nước mà cha anh ta ngàn đời nay vẫn làm.

Tôi vẫn nhớ những câu hát quen thuộc: “Nếu là chim – tôi sẽ là loài bồ câu trắng […] Là người – tôi sẽ chết cho quê hương.” Những người lính hải quân từ lúc tuổi mười tám, đôi mươi, trước ngưỡng cửa cuộc đời, họ đã chọn đảo đá khô cằn là nơi bắt đầu cuộc đời mới. Bốn mươi năm trước, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã khép lại những ước mơ của riêng mình và lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, đối mặt với mưa bom bão đạn, hiểm nguy cận kề, vào sinh ra tử, tất cả họ đều chung một ý chí, một mục tiêu: vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Họ cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và lặng lẽ giấu vào tim những giọt nước mắt. Đối với những người lính ấy, còn điều gì vui hơn là được gặp lại gia đình, quê hương, ăn một bữa cơm ấm áp tình thân, hay đơn giản là được nhìn thấy những người họ yêu thương nhất sống hạnh phúc, yên bình. Ngày chiến thắng trở về, đã có biết bao nụ cười xen lẫn giọt nước mắt hạnh phúc, nhưng cũng có rất nhiều người đã mãi nằm lại nơi chiến trường khốc liệt, gửi lại những ước mơ, hoài bão một thời cho trời xanh.

hiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã lập lại nhưng phẩm chất tốt đẹp của những người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và tiếp nối qua các thế hệ con người Việt Nam. Thế hệ những người lính hải quân hôm nay vấn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh thời chống Pháp, đánh Mỹ, khi Tổ quốc lâm nguy, tuổi trẻ sẵn sàng xả thân vì sự trường tồn của đất nước.

Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió, mảnh đất của sự thử thách. Ở đó chiến sỹ đang ngày đêm phải đối mặt với bao gian khó nguy hiểm. Trong lúc bạn bè cùng trang lứa yên tâm học tập nơi giảng đường Đại học hay bằng lòng với công ăn việc làm ổn định, lo vun đắp tổ ấm gia đình, thậm chí có một bộ phận không nhỏ giới trẻ sa vào cuộc sống hưởng lạc thì những người lính hải quân vẫn ngày đêm đối mặt với gian lao, canh giữ biển trời Tổ quốc.

Mà đâu có phải bình yên gì. Biển Đông nóng bỏng từng ngày từng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra biến cố và khi ấy chính các anh là những người phải đối mặt với hy sinh mất mát. Gian khổ mà người lính hải quân phải trải qua là môi trường sống khắc nghiệt giữa trùng dương:

“Trường Sa ngày đông đang đi qua

Lạnh thấu da thấu thịt

Trường Sa, hạ về nắng trắng trời đến lạ

Nóng rát thân người, buồn những dấu chân qua”

Nhưng có lẽ chưa phải là thử thách lớn đối với mỗi người lính hải quân. Gian khổ thiếu thốn về vật chất và sự khắc nghiệt của thời tiết, các anh có thể vượt qua, nhưng thiếu thốn tinh thần tình cảm thì quả là nột liều thuốc thử đặc biệt nhất là trong tình hình hiện nay, nỗi nhớ đất liền, nhớ người thân luôn canh cánh trong lòng người lính hải quân, giữa muôn trùng sóng gió, có lẽ đây là điều làm nên điểm tựa vững chắc trong tâm hồn người lính để các anh luôn chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.

Nói đến chiến tranh là nói đến hi sinh mất mát. Trong bối cảnh hiện nay, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đang bị ngoại bang nhòm ngó, lấn chiếm, bất cứ lúc nào người lính hải quân cũng phải đối mặt với hiểm nguy. Đảo xa vì thế, luôn luôn là tuyến đầu của Tổ quốc. Những người lính hải quân hiểu rõ điều đó cho nên dẫu có lo lắng cho mẹ già, con thơ hay thương nhớ một bóng hồng, các anh vẫn kiên định tinh thần, vững chắc tay súng. Các anh luôn sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc, bởi các anh biết đằng sau các anh là cả một hậu phương vững chắc, 90 triệu con tim Việt Nam luôn hướng về các anh, ủng hộ các anh, tiếp thêm sức mạnh để các anh vững vàng nơi biển đảo xa xôi.

Cám ơn các anh – những người lính hải quân đầy nghị lực!

21 tháng 2 2019

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

21 tháng 2 2019

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn. Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!