K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết tiếp 1 đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu bị động VD:    Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã...
Đọc tiếp
Viết tiếp 1 đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu bị động

 

VD:    Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

=>Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

0
17 tháng 10 2021

ko biết viết

TL :

Tham khảo ạ :

Hôm nay em đi học sớm hơn thường lệ. Từ xa, em đã nhìn thấy ngôi trường thân yêu lấp ló sau những hàng cây xanh.

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say. Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ nên càng rộng thênh thang. Giữa sân trường, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng. Vì thế, đã có rất nhiều bạn vào nhầm lớp nếu không chú ý đến tấm biển nhỏ được treo trên cửa lớp.

Toàn bộ khu trường hiện ra trước mắt em, tất cả đều sáng lên trong nắng sớm. Cái không khí tấp nập, ồn ào cứ dần dần rộ lên bao trùm cả khu trường.Gió như thổi mạnh lên trên những tán lá bàng. Ông mặt trời chiếu tia nắng đầu tiên xuống sân trường làm những giọt sương mai còn đọng trên khóm hoa mẫu đơn long lanh như hạt ngọc. Rồi mọi người cũng đã đến đông đủ. Tiếng bác trống trường lại vang lên quen thuộc giục chúng em vào lớp.

Có lẽ đã rất lâu em mới lại có dịp ngắm kĩ quang cảnh trường em trước buổi học để cảm nhận hết tình cảm sâu đậm của mình với mái trường thân yêu. Trường học như ngôi nhà thứ hai của em. Ở đó có thầy cô, bạn bè cùng chắp cánh cho em những ước mơ tươi đẹp. Mai ngày dù đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường tuổi thơ.

_HT_

Bài 1: Ghi lại các DT chung, DT riêng trong đoạn văn sau :Ôm/ quanh/ Ba Vì/ là/ bát ngát/ đồng bằng/, mênh mông/ hồ/ nước/ với/ những/ Suối Hai/, Đồng Mô/, ao Vua/…nổi tiếng/ vẫy gọi/. Mướt mát/ rừng/ keo/ những/ đảo/ Hồ/ đảo/ Sếu/… xanh ngát/ bạch đàn/ những/ đồi/ Măng/, đồi/ Hòn/…Rừng/ ấu thơ/, rừng/ thanh xuân/…Tiếng/ chim / gù/, chim/ gáy/, khi/ gần/ khi/ xa/ như/ mở rộng/ mãi/ ra/...
Đọc tiếp

Bài 1: Ghi lại các DT chung, DT riêng trong đoạn văn sau :

Ôm/ quanh/ Ba Vì/ là/ bát ngát/ đồng bằng/, mênh mông/ hồ/ nước/ với/ những/ Suối Hai/, Đồng Mô/, ao Vua/…nổi tiếng/ vẫy gọi/. Mướt mát/ rừng/ keo/ những/ đảo/ Hồ/ đảo/ Sếu/… xanh ngát/ bạch đàn/ những/ đồi/ Măng/, đồi/ Hòn/…Rừng/ ấu thơ/, rừng/ thanh xuân/…Tiếng/ chim / gù/, chim/ gáy/, khi/ gần/ khi/ xa/ như/ mở rộng/ mãi/ ra/ không gian/ mùa thu/ xứ/ Đoài/.

- Danh từ chung : ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

- Danh từ riêng : ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“ ... Vua Quang Trung lại nói:          - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ ... Vua Quang Trung lại nói:

          - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

          (Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)

          Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?

1
17 tháng 10 2021

- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp.

          - Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…

Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.

Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn

Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.

Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

báo cáo ⚚ᑕườᑎG 2K8 ᖴᗩ⁀ᶜᵘᵗᵉ

17 tháng 10 2021

kkkkkk