K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2017

àng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

26 tháng 12 2017

Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.

26 tháng 12 2017

Đầu tiên, Bạn phải xét trên phương diện hoàn cảnh giao tiếp: Nếu mình nhớ không nhầm thì đây là câu nói của Phan Bội Châu nói với Bác Hồ, hình như là trước khi Cụ Phan sang Nhật thì phải. (Bạn có thể search google nếu cảm thấy không tin tưởng lắm)

Thứ hai: Mình đã tìm hiểu ra một tích cổ của Trung Quốc và thấy rằng: Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng, lưng rộng khỏang biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam.

1 - Phân tích nghệ thuật:

+ "Chim bằng" và "cá côn": ở đây, ý cụ Phan là đang chơi chữ. Bác Hồ lúc đó tên là Côn, mà Côn lại liên quan tới tích về loài cá hóa chim bằng, đồng thời đây đều là 2 sự vật mang sức mạnh lớn lao, cao cả.

+ Hình tượng "trời thẳm" và "đại dương"

+ Phép đảo ngữ ở câu 2

+ Phép đối tương hỗ giữa 2 câu thơ

=> 2 - Phân tích nội dung, ý nghĩa:

+ Câu 1:  Chim đại bàng(bằng) có thể tung cánh xuyên trời thẳm khắp năm châu, ngụ ý chỉ một sức mạnh to lớn, một ý chí cao cả.

+ Câu 2: Cá côn là một loài cá lớn, cũng mang biểu trưng cho sức mạnh vĩ đại, lớn lao.

=> Cả 2 câu ý nói Bác Hồ có chí lớn, sẽ vùng vẫy bốn bể năm châu và dù có gian truân, chìm nổi nhưng ắt sẽ đạt được thành công, nên thành nghiệp lớn

=> Con mắt sắc sảo tinh anh của cụ Phan.

25 tháng 12 2017
 Sinh quyển (Môi trường động, thực vật)Thủy quyển (Môi trường nước)Khí quyển (Môi trường không khí)
Các vật trong môi trườngM. rừng, núi, đồi.M. sông, biển, suối.M. bầu trời, không khí.
Những hành động bảo vệ môi trườngM. trồng rừng, phủ xanh đồi chọc.M. giữ sạch nguồn nước, nhặt rắc trên mặt biển, sông, suối.M. lọc khói công nghiệp, trồng cây xanh ngoài phố để thanh lọc không khí.
25 tháng 12 2017
 Sinh quyen ( moi truong dong vat vat,thuc vat ) 
Cac su vat trong moi truong

M: rung , muong thu ( ho , bao , voi , cao , chon , khi , vuon , gau , huou , nai, rua , ran , than lan , de , bo, ngua , lon , ga , vit , ngan , ngong , co , vac, bo nong , seu , dai bang , da dieu )

 - Cay lau nam ( lim , gu , sen , tau , cho chi , vang tam , go , cam lai , cam xe , thong )

 - Cay an qua ( cam , quyt , xoai , chanh , man , oi , mit , na )

 - Cay rau ( rau muong , cai cuc , rau cai , rau ngot, bi dao , bi do , xa lach ...)

 - Co , lau , say , hoa dai ....

 
Nhung hanh dong bao ve moi truong  Trong cay gay rung ; phu xanh doi troc ; chong dot nuong ; trong rung ngap man ; cong danh ca bang min , bang dien ; chong san ban thu rung ; chong buon ban dong vat hoang da .... 
25 tháng 12 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

25 tháng 12 2017

Dòng sông quê hương ?

25 tháng 12 2017

 Phía Bắc giáp..trung quốc

- Phía Đông giáp.......biển đong và phi-líp-pin................................................

- Phía Tây giáp .......lào và cam-pu-chia

2thàn phố trực thuộc là 

hồ chí minh

hà nội................................................

25 tháng 12 2017
1.trung quốc,lào,campuchia 2.hà nội,tp hồ chí minh,cần thơ,hải phòng,đà nẵng
1: Chỉ nên dùng thuốc khi nào...
Đọc tiếp

1: Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2: Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3: Nêu tính chất của Nhôm ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4: Muốn phòng tránh Tai nạn Giao thông Đường bộ, chúng ta cần làm gì ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3
25 tháng 12 2017

1.khi thật cần thiết;

khi biết chắc cách dùng liều lượng dùng

khi biết nơi sản xuất,hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc nếu có

2.cơ thể biết đã phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng cơ quan sinh dục phát triển con gái xuất hiện xuất hiện kinh nguyệt con trai có hiện tượng xuất tinh đồng thời ở giai đoạn này cũng cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm suy nghĩ và mối quan hệ xã hội

3.nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.nhôm là kim loại có màu trắng bạc có ánh kim  nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo thành sợi dát mỏng nhôm không bị gỉ Tuy nhiên một số axit có thể mòn nhôm nhôm có tính dẫn nhiệt dẫn điện

4.thầy nói tự suy nghỉ nha

25 tháng 12 2017

1)chỉ khi dùng thuốc khi mình thấy trong người không khỏe

2)

Độ tuổi dậy thì

Độ tuổi bắt đầu và kết thúc quá trình dậy thì ở trẻ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, di truyền, chế độ dinh dưỡng, khí hậu và môi trường sống… Chính vì vậy không phải ai cũng có độ tuổi dậy thì giống nhau.

tuoi-day-thi-co-nhung-dac-diem-gi-1-phunutoday.vn

Skip

Thông thường, độ tuổi dậy thì của nam giới là 9 – 14 tuổi, trong khi đó, độ tuổi dậy thì của nữ là 8- 13 tuổi. Theo đó, nếu các bé nam dậy thì trước 9 tuổi sẽ là dậy thì sớm và là dậy thì muộn nếu quá trình này diễn ra sau 14 tuổi. Tuổi dậy thì sớm của bé gái là dưới 8, dậy thì muộn là trên 13 tuổi.

Thường thì trẻ em ở thành thị với mức sống cao hơn, chế độ dinh dưỡng được đáp ứng tốt hơn nên quá trình dậy thì cũng diễn ra sớm hơn những trẻ em ở vùng nông thôn.

Những thay đổi về thể chất của bé

Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bé sẽ bắt đầu có những bước phát triển, nếu không được tìm hiểu trước thì các bé sẽ phải khó xử, lúng túng trước những tình huống mới lạ.

Đối với bé gái, quá trình dậy thì bắt đầu với biểu hiện là ngực bắt đầu phát triển to tròn, núm vú nhô ra và chuyển màu sẫm. đối với bé trai thì cơ thể trở nên to hơn, vạm vỡ hơn. Dậy thì ở cả nam và nữ đều thúc đẩy chiều caophát triển tối đa; trẻ lớn nhanh trông thấy; đồng thời bắt đầu xuất hiện lông nách, lông mu, nam giới còn mọc râu ở cằm và vùng bụng. Đây cũng là thời kì mà cơ quan sinh dục phát triển nhanh, các bé gái xuất hiện kinh nguyệt và các bé trai bắt đầu xuất tinh (thường là xuất tinh về đêm).

Ở thời điểm này, các bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá do chất nhờn tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta biết chăm sóc bản thân đúng cách.

Thay đổi về tâm lý, cảm xúc

Có thể nói tình cảm, cảm xúc của tuổi dậy thì trở nên đa dạng hơn. Đến tuổi này, trẻ bắt đầu muốn được làm người lớn, muốn khẳng định mình và thể hiện cái tôi cá nhân.

tuoi-day-thi-co-nhung-dac-diem-gi-2-phunutoday.vn

Trẻ bắt đầu có suy nghĩ độc lập, thích sinh hoạt bạn bè nhiều hơn, ít chia sẻ với gia đình. Trẻ bắt đầu có những tình cảm, cảm xúc mới với bạn khác giới, có nhu cầu khám phá, tìm hiểu đối phương.

Không chỉ phát triển nhanh về cơ thể, tuổi dậy thì còn là giai đoạn trí tuệ và đạo đức, cảm xúc phát triển cao. Bên cạnh đó thì trẻ cũng dễ xúc động, cảm xúc có thể thay đổi thất thường hơn.

I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

- Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1 

- Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t0nc = 6600C .

- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7).

- Một số hợp kim của nhôm:

     + Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.

     + Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền.

     + Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp.

     + Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

     Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong:

- Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.

- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.

- Boxit: Al2O3.nH2O.

- Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).

IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

     Có tính khử mạnh:                 

Al → Al3+ + 3e

1. Tác dụng với các phi kim

a. Với oxi

- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):        

2Al + 3O2 → Al2O3

- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.

- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).

b. Với các phi kim khác

- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.

- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:                                   

2Al + 3X2 → 2AlX3

- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:                                              

2Al + 3S → Al2S3

- Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2:                                  

4Al + 3C → Al4C3 (8000C)

2. Tác dụng với nước

- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.              

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)

- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó:                 

2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe

- Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:

     + Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%

     + Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.

     + Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).

     + Vận dụng bảo toàn electron.

4. Tác dụng với dung dịch axit

a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)

     Al phản ứng dễ dàng → muối + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNOloãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Chú ý:

- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

- Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni.

5. Tác dụng với dung dịch bazơ

- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

- Cơ chế:

     + Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

     + Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H­2O

Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.

- Chú ý:

     + Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:

2M  + 2H2O → 2MOH + H2

MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2

     + Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.

* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.

6. Tác dụng với dung dịch muối

- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:

8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):

Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O

V. ĐIỀU CHẾ

1. Nguyên liệu

     Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.

2. Các giai đoạn điều chế

- Làm sạch nguyên liệu:

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H­2O

2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

NaOH + CO2 → NaHCO3

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):                       

2Al2O3 → 4Al + 3O­2

VI. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM

1. Nhôm oxit Al2O3

- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở 20500C.

- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).

a. Tính chất hóa học

- Tính bền: Al2O3 không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao; Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:                         

Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)

- Tính lưỡng tính:

     + Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

     + Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O     

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

b. Điều chế

     Nhiệt phân Al(OH)3:              

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3

     Là chất kết tủa keo, màu trắng.

a. Tính chất hóa học

- Kém bền với nhiệt:                                      

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)

- Là hiđroxit lưỡng tính:

     + Tác dụng với axit mạnh:                             

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3HO

     + Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:          

Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)­4]

b. Điều chế

- Kết tủa Al3+:

Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

- Kết tủa AlO-:

AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-

AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3

3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)

- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:

AlCl3 → Al3+ + 3Cl-

Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+

→ Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 

     Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4-

Al(OH)3 + 3OH→ [Al(OH)4-

- Các muối aluminat NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ.

AlO2- + 3H2O  ↔ Al(OH)3 + 3OH-

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

24 tháng 12 2017

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê? Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu. Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế! Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng. Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam

24 tháng 12 2017

  Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

1) Từ " đau " trong câu " Pi - e càng đau lòng " được dùng theo nghĩa gì ?A: Nghĩa trắng               B: Nghĩa gốc                  C: Nghĩa chuyển               D: Nghĩa đen2) Câu " Tiếng chuông đổ hồi, Pi - e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề " có mấy danh từ ? Đó là những danh từ nào ?Có....... danh từ. Đó là:..................................................3) Xác định chủ ngữ, vị...
Đọc tiếp

1) Từ " đau " trong câu " Pi - e càng đau lòng " được dùng theo nghĩa gì ?

A: Nghĩa trắng               B: Nghĩa gốc                  C: Nghĩa chuyển               D: Nghĩa đen

2) Câu " Tiếng chuông đổ hồi, Pi - e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề " có mấy danh từ ? Đó là những danh từ nào ?

Có....... danh từ. Đó là:..................................................

3) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: " Trước mặt chúng tôi, những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió "

Chủ ngữ là:......................................................................

Vị ngữ là:.........................................................................

4) Viết một câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh:

- .............................................................................................................................................................

3
23 tháng 12 2017

1) B

2.

Có 3 danh từ : tiếng chuông , Pi-e , thiếu nữ

3.

Chủ ngữ là : Những đồi tranh

Vị ngữ : Vàng óng lao xao trong gió

23 tháng 12 2017

cau 1:c

cau 2:tieng chuong     Pi-e      thieu nu    mot nam moi

22 tháng 12 2017

Những từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương trong gia đình :

- Yêu thương ; lo lắng ; giúp đỡ ; quan tâm ; nhường nhịn ; bảo ban , đùm bọc ; chở che ; quý mến ; trông nom ; .......

22 tháng 12 2017

anh khuyên bảo anh
chị chăm sóc chị
em trông nom em
chị em giúp đỡ nhau

bố mẹ yêu nhau

cả nhà thương nhau

anh em đùm bọc lẫn nhau

k mk nha $_$
:D

22 tháng 12 2017

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

22 tháng 12 2017

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi luỹ tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghĩ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam

lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một “con trâu lá đa”, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiến. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu “toe” lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương cháy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phất phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ỏ đây... Rồi chuyện làm ăn hằng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.