K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vì khi đó sẽ giúp chúng ta thấy được đồ cần tìm dễ dàng hơn

Cảm thấy nhà thoáng mát hơn.

Hk tốt.............

Vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ :

+ Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

+ Mất ít thời gian tìm kiếm đồ đạc hơn

+ Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở

~~~Leo~~~

6 tháng 12 2018

thế mà ko biết làm à

Bài làm

Câu 1: Vì bá tròn là trón bà, chón bà là cháu bà

=> Gặp cháu thì phải vêf thôi, mua mèo gì nữa 

Câu 2: Nhà nước to nhất

Câu 3: Muỗi đẻ ra lăng quăng

Câu 4: Thì vẫn gọi là cá sấu thôi.

# Chúc bạn học tốt #
~ Bạn nên đọc lại nội quy nhỉ ~

 

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 12 2018

Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.

Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:

- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!

Chị dừng lại nhìn em:

- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.

Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:

- Ba chồng... hay chị là...

-  Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?

Em reo lên:

- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.

Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:

- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!

Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:

- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!

Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:

- Sao không điện cho ba di đón?

Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:

- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?

Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:

- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.

Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.

Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.

6 tháng 12 2018

Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.

Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:

- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?

Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:

- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.

Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:

- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?

Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:

- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?

Em nói lí nhí:

- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!

Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:

- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.

Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:

- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.

Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.

Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.

Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.

Bài làm

 Nghệ thuật cắm hoa hiện đang được ứng dụng và phổ biến rộng rãi trên thế giới bởi ý nghĩa và tính nghệ thuật, giải trí và làm đẹp mà nó mang lại. Trong đó, nổi bật nhất là nghệ thuật cắm hoa theo dạng tỏa tròn. Đây là cách cắm đơn giản được nhiều người sử dụng vì tính hiệu quả và thẩm mĩ mà nó mang lại. Dưới đây là một số cách cắm hoa tỏa tròn với những loài hoa quen thuộc như hoa hồng, hoa ly để bạn dễ dàng thực hiện nhé! Cách cắm hoa hồng dạng tỏa tròn Nguyên liệu chuẩn bị: Cách cắm hoa hồng để bàn đẹp và đơn giản Cắm hoa hình chữ S Việt Nam - Bài thuyết trình cắm hoa hình chữ S hay Các kiểu cắm hoa nghệ thuật đơn giản mà đẹp Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ ngày tết đẹp nhất Hướng dẫn cách cắm hoa đồng tiền để bàn đẹp nhất Cách cắm hoa ly nghệ thuật để bàn tươi lâu theo chủ đề 20/10 - Hoa hồng, hoa hồng đỏ - Hoa cúc, hoa cẩm chướng - Hoa cát tường tím - Một vài cành ngũ gia bì - Bình cắm hoa tròn 10*10 cm - Xốp cắm hoa Cách thực hiện: Sơ đồ cắm hoa dạng tỏa tròn

Bước 1: Đầu tiên, bạn cắt xốp cắm hoa đã ngâm nước trước đó theo hình chữ nhật rồi đặt vào trong bình sao cho phần đầu xốp hở một phần. Tiếp theo, bạn dùng băng dính dán hai đường vuông góc bên trên để xác định tâm điểm và chia thành 4 khoảng bằng nhau. Bước 2:  Bạn lấy đầu kéo đâm một lỗ vào xốp cắm hoa có tâm băng dính dán nằm ở giữa. Sau đó bạn lấy một cành hoa hồng đỏ cắt hết lá, gai ở phần cành bạn sẽ đâm vào xốp rồi cắt cành hoa với độ dài tầm 15 cm và cắm vào lỗ bạn vừa đâm với độ dài tầm 6 cm để lấy tâm. Lưu ý, khi bạn cắt cành hoa, bạn nên cắt chéo tầm 45 độ để tăng tiết diện cành hoa tiếp xúc với nước, đây là mẹo vặt hữu ích giúp hoa tươi lâu hơn.

Bước 3: Tiếp theo, bạn cắt 4 cành hồng đỏ với cách thức tương tự như bông hoa hồng đỏ thứ nhất rồi cắm xung quanh xốp chia đều 4 cạnh của 4 bên.

Bước 4: Tiếp đến, bạn cắm các cành cẩm chướng trắng xen kẽ giữa các hoa hồng đỏ. Sau đó, cắm thêm cành hoa cát tường tím, hoa hồng xen kẽ giữa các hoa cẩm chướng trắng và hoa hồng đỏ.

Bước56: Cuối cùng, thêm những cành hoa và lá ngũ gia bì vào những chỗ trống còn lại

* Cách cắm hoa ly dạng tỏa tròn đơn giản

Nguyên liệu chuẩn bị:  - Hoa lyly hồng khoảng chừng 4 bông nở và nhiều nụ nhỏ khoảng 1-2 cành tùy loại Lyly

                                    - 5 bông hoa phi yến màu hồng đậm 

                                    - 5 bông hoa hồng màu màu hồng tương tự màu hồng của Lyly

                                    - 3 cành hoa cát tường, mỗi cành chừng 3 bông, màu trắng và hồng nhạt

                                    - Vài cành lá, nên dùng hai loại lá khác màu và kích cỡ nhau, có thể dùng amomisa, lá chanh, hay loại lá khác phù hợp

                                   - 1 bình thuỷ tinh lớn, 1 miếng lưới sắt nhỏ, kéo cắt hoa, nước cắm hoa

* Cách thức thực hiện:

Bước 1: Dùng 3 cành lá nhỏ cao gấp 2,5 lần bình hoa để cắm vào bình chẽ xoè 3 hướng đều trên miệng lọ. Trước khi cắm cành nên cho một miếng lưới sắt vo gọn lại trong lòng lọ để các mắt lưới giữ dáng cành được ổn định trong bình. Không cho các thân cành di chuyển, lệch đi. Căn phòng thêm sang trọng với cách cắm hoa lyly dạng tỏa tròn

Bước 2: Cắm xen đều các cành lá khác màu, khác cỡ với 3 cành vừa cắm, tạo một phần nền xanh cho hoa nổi bật. Lá đâm tỉa ra xung quanh một cách tự nhiên.

Bước 3: Ngắt 3 bông lyly đã nở riêng ra, cắm cành lyly chính vào giữa bình, 3 bông vừa ngắt cắm xoè 3 hướng đổ ra phía trước lọ. Hoa thấp hơn cành lá chừng 5 - 7cm và thấp dần về phía trước bình, tạo mặt trước. Toàn bộ hoa sẽ được bày vào mặt chính diện của bình nên bạn sẽ cắm hoa lên trước mặt lá. Với những cành hoa lyly quá ngắn, không thể cắm, tạo dáng trong bình được thì ta tiến hành se cành, cần 1 thân cây dài để nối với thân cành hiện có của hoa lyly, ta sử dụng băng keo xốp để nối chúng lại với nhau.

Bước 4: Cắm hoa hồng xen giữa các bông hoa lyly, độ cao của mỗi bông hoa hồng cao hoa mặt hoa lyly chừng 2cm. Chèn thêm chút cuống cành vào phía sau lọ cho phần hoa phía trước được chắc. Mẫu cắm hoa dạng tỏa tròn Để hoa được tươi lâu hơn, bạn có thể cung cấp thêm cho hoa một số chất dinh dưỡng như đường, vitamin B1, Giấm táo, chanh hoặc thuốc aspirin, … Bạn có thể cho 2 muỗng đường hoặc 1/4 lon nước ngọt có gas vào nước cắm có công dụng gia tăng quá trình quang hợp giúp hoa tươi lâu hơn hoặc bạn cũng có thể nghiền nát một viên vitamin B1 (dùng cho 1 lít nước) rồi cho vào lọ cắm hoa. Đường và B1 giúp hoa hút nước và giữ nước lâu trong thân, nhờ đó hoa tươi lâu hơn.

# Chúc bạn học tốt #

9 tháng 12 2018

cảm ơn bạn ! nhưng mình muốn xem anh là chính ,nhưng thôi mình vẫn k ban nha , bởi bạn là nguooi trả lời đầu tiên^^

6 tháng 12 2018

Chúng em là học sinh ngoan nhất trường .

HEHE

KB NHA

6 tháng 12 2018

Học sinh là chủ nhân tương lai của đát nước

6 tháng 12 2018

Tôi đang nức nở thì có một anh Chuột Nhắt đến bên cạnh hỏi thăm “Chít... chít... làm sao mà cậu khóc thế?”. Thấy có người an ủi, tôi càng tủi thân khóc to hơn. Thật bất hạnh cho tôi, đang là một cô bé được bố mẹ cưng chiều, trong chốc lát đã bị biến thành một con chuột nhắt...

Trong lúc khó khăn có anh Chuột Nhắt ở bên thật may mắn. Tôi kể cho anh nghe ngọn nguồn câu chuyện, vì sao tôi lại ra thế này.... Hôm đó, lớp học của tôi có bài kiểm tra sử một tiết. Vì hôm trước mải đi chơi với bạn tôi đã không học bài.

Ngồi trong lớp lo sợ điểm kém sẽ bị bố mẹ mắng, tôi đành liều lĩnh mở vở ra quay. Việc làm hôm đó của tôi trót lọt, không bị ai phát hiện. Đến hôm trả bài kiểm tra, tôi được chín, người bạn thân của tôi chỉ được bốn. Thấy lạ, bạn ấy hỏi tôi. Vì muốn trốn tránh việc làm sai trái của mình nên nhất định tôi không chịu nhận. Tôi còn chắc chắn rằng, nếu nói dối ngay lập tức tôi sẽ bị biến thành con chuột nhắt trong ba ngày, loài vật mà bạn tôi ghét nhất. Vừa nói xong, tôi thấy người mình có sự thay đổi. Càng ngày tôi càng bé dần đi, trên miệng có những sợi râu dài, phía sau còn có một cái đuôi... Hốt hoảng, lo sợ tôi vội chạy đến nhìn vào trong gương. Thật không thể tin được, tôi đã thực sự biến thành một con chuột nhắt...

Từ giờ phút đó, tôi phải sống trong thế giới của họ hàng nhà chuột mà thường ngày tôi vẫn sợ. Anh Chuột Nhắt thông cảm và cho tôi đi cùng. Anh giới thiệu với tôi cuộc sống của loài Chuột, nghe vô cùng hấp dẫn. Trên đường đi, tôi gặp rất nhiều loại chuột. Chuột cống oai phong bệ vệ. Những chú chuột nhắt nhanh nhẹn, tinh khôn. Mấy cậu chuột chù lúc nào cũng lấm lét. Anh chuột nhắt dẫn tôi ra đồng, gặp họ hàng chuột đồng vui tính. Các anh hoạt bát lắm lại rất hiếu khách nữa. Các anh an ủi tôi thời gian ba ngày sẽ trôi qua thật nhanh. Nếu không sống trong hoàn cảnh này có lẽ tôi không bao giờ tưởng tượng được loài chuột cũng tình cảm như thế. Tối đến, tôi được các anh chuột dẫn đi dạo quanh đồng, ăn tối, uống sương và ngắm trăng lên. Chưa bao giờ tôi thức khuya để được ngắm ánh trăng đẹp đến vậy. Vừa ngắm trăng, chúng tôi còn vừa ca hát nhảy múa quanh đống lửa bập bùng. Tôi mạnh dạn hát tặng tất cả một bài ca về mẹ. Bài hát tình cảm quả khiến nhà chuột ai cũng sụt sùi xúc động... Chơi mãi đến khi ông mặt trời sắp ló trên ngọn lúa, chúng tôi mới trở về đi ngủ. Một đêm trôi qua thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Buổi sáng hôm sau, lần đầu tiên tôi đón bình minh muộn đến thế. Ở trong hang tối, tôi cũng không biết mặt trời đã dậy từ bao giờ. Chỉ thấy có một chị chuột nhắt đến bên đánh thức và tặng tôi một khay thức ăn đầy. Đang đói bụng, tôi ăn ngấu nghiến, ngon lành. Xong bữa sáng, chúng tôi lại tiếp tục rong ruổi khắp mọi nơi. Họ nhà chuột kháo nhau, hôm nay bếp nhà bà lão nọ có món cá kho ngon lắm. Anh chuột nhắt rủ tôi cùng đi chinh phục.

Bước chân vào, bếp tối om, chỉ có vài tia sáng lách mình qua khe cửa lọt vào. Tôi không quen nhìn tối dò dẫm bước theo anh nhắt. Nỗi lo sợ của tôi tăng lên theo từng bước chân. Gần đến nồi cá rồi. Anh nhắt nhẹ nhàng leo lên. Bỗng “ngheo...ngheo’', quả tim của tôi như muốn nhảy ra ngoài. Chưa kịp nhìn xem con mèo hung tợn ấy ở đâu, anh nhắt đã nhanh chân chạy mất, để lại mình tôi lạc lõng. Vì không quen đường nên tôi chẳng biết chạy đi đâu vội chui vào gầm chạn. Nhưng con mèo tinh quái đã phát hiện ra và tiến lại gần. Tôi nghe rõ từng hơi thở của nó. Nó không muốn bắt tôi ngay mà vờn vờn, đùa giỡn. Giờ tôi mới hiểu thế nào là mèo vờn chuột. Thật là đáng sợ. Mỗi lúc, tôi lại càng bị dồn vào góc tường. Tôi không dám thở nữa. Con mèo tiến gần thêm. Ngày tận thế của tôi đã đến. Tôi sẽ không thể về nhả, bố mẹ bạn bè sẽ không biết tôi nơi đâu mà tìm. Thế là hết. Nhưng kia, cánh cửa bếp hé mở. Bà lão xuống nấu cơm. Nhờ ánh sáng, tôi thấy đường rõ hơn. Và trong lúc tên mèo ngốc nghếch kia quay mặt nhìn bà chủ, tôi ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài.... Vậy là tôi thoát chết trong gang tấc.

Tôi lao ra ngoài chỉ mong chạy càng xa nơi ấy càng tốt. Tôi cứ cắm đầu chạy mà không biết mình đang đi đâu, đến khi dừng lại chì thấy một bụi cây rậm rạp, hoang sơ. Sợ quá, tôi quay đầu chạy về thì “phỉ…phỉ...”, một con rắn to tướng, dài ngoằng ngay sau lưng. Tôi sợ tưởng ngất ngay đi được. Ôi, số phận tôi thật trớ trêu, nhà đã ngay kia rồi mà không thể quay về được. Nhắm mắt lại chờ tử thần mang đi, tôi đợi mãi mà rắn ta không hành động. Tĩnh lặng quá. Mở mắt ra đã không thấy nó đâu rồi. Thì ra một anh săn rắn đã mang nó đi.

Tôi lại lang thang thất thểu đi tìm nhà. Mặt trời đã xế bóng. Một ngày trôi đi dài quá với bao sự rắc rối. Nhìn bóng mình nghiêng nghiêng trên mặt đất, tôi thấy rất nhớ nhà. Tôi nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ dáng ngồi đọc báo của cha, nhớ giọng nói dễ thương của cậu em trai năm tuổi... và tôi cũng thấy nhớ bạn bè. Tôi muốn kết thúc thật nhanh ba ngày khủng khiếp này. Lúc đó trở về tôi sẽ thú nhận sự dối trá của tôi, sẽ xin lỗi cô giáo và người bạn thân của mình. Giá như tôi dũng cảm thì bây giờ tôi đã không phải chịu sự trừng phạt.

Hình phạt này với tôi thật quá sức tưởng tượng nhưng đó là một cơ hội quý giá cho tôi và những ai lầm đường. Sau lần này sẽ không bao giờ tôi nói dối nữa. Tôi cũng sẽ dũng cảm hơn trước sai trái của mình.


 

6 tháng 12 2018

Tôi đang nức nở thì có một anh Chuột Nhắt đến bên cạnh hỏi thăm “Chít... chít... làm sao mà cậu khóc thế?”. Thấy có người an ủi, tôi càng tủi thân khóc to hơn. Thật bất hạnh cho tôi, đang là một cô bé được bố mẹ cưng chiều, trong chốc lát đã bị biến thành một con chuột nhắt...

Trong lúc khó khăn có anh Chuột Nhắt ở bên thật may mắn. Tôi kể cho anh nghe ngọn nguồn câu chuyện, vì sao tôi lại ra thế này.... Hôm đó, lớp học của tôi có bài kiểm tra sử một tiết. Vì hôm trước mải đi chơi với bạn tôi đã không học bài.

Ngồi trong lớp lo sợ điểm kém sẽ bị bố mẹ mắng, tôi đành liều lĩnh mở vở ra quay. Việc làm hôm đó của tôi trót lọt, không bị ai phát hiện. Đến hôm trả bài kiểm tra, tôi được chín, người bạn thân của tôi chỉ được bốn. Thấy lạ, bạn ấy hỏi tôi. Vì muốn trốn tránh việc làm sai trái của mình nên nhất định tôi không chịu nhận. Tôi còn chắc chắn rằng, nếu nói dối ngay lập tức tôi sẽ bị biến thành con chuột nhắt trong ba ngày, loài vật mà bạn tôi ghét nhất. Vừa nói xong, tôi thấy người mình có sự thay đổi. Càng ngày tôi càng bé dần đi, trên miệng có những sợi râu dài, phía sau còn có một cái đuôi... Hốt hoảng, lo sợ tôi vội chạy đến nhìn vào trong gương. Thật không thể tin được, tôi đã thực sự biến thành một con chuột nhắt...

Từ giờ phút đó, tôi phải sống trong thế giới của họ hàng nhà chuột mà thường ngày tôi vẫn sợ. Anh Chuột Nhắt thông cảm và cho tôi đi cùng. Anh giới thiệu với tôi cuộc sống của loài Chuột, nghe vô cùng hấp dẫn. Trên đường đi, tôi gặp rất nhiều loại chuột. Chuột cống oai phong bệ vệ. Những chú chuột nhắt nhanh nhẹn, tinh khôn. Mấy cậu chuột chù lúc nào cũng lấm lét. Anh chuột nhắt dẫn tôi ra đồng, gặp họ hàng chuột đồng vui tính. Các anh hoạt bát lắm lại rất hiếu khách nữa. Các anh an ủi tôi thời gian ba ngày sẽ trôi qua thật nhanh. Nếu không sống trong hoàn cảnh này có lẽ tôi không bao giờ tưởng tượng được loài chuột cũng tình cảm như thế. Tối đến, tôi được các anh chuột dẫn đi dạo quanh đồng, ăn tối, uống sương và ngắm trăng lên. Chưa bao giờ tôi thức khuya để được ngắm ánh trăng đẹp đến vậy. Vừa ngắm trăng, chúng tôi còn vừa ca hát nhảy múa quanh đống lửa bập bùng. Tôi mạnh dạn hát tặng tất cả một bài ca về mẹ. Bài hát tình cảm quả khiến nhà chuột ai cũng sụt sùi xúc động... Chơi mãi đến khi ông mặt trời sắp ló trên ngọn lúa, chúng tôi mới trở về đi ngủ. Một đêm trôi qua thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Buổi sáng hôm sau, lần đầu tiên tôi đón bình minh muộn đến thế. Ở trong hang tối, tôi cũng không biết mặt trời đã dậy từ bao giờ. Chỉ thấy có một chị chuột nhắt đến bên đánh thức và tặng tôi một khay thức ăn đầy. Đang đói bụng, tôi ăn ngấu nghiến, ngon lành. Xong bữa sáng, chúng tôi lại tiếp tục rong ruổi khắp mọi nơi. Họ nhà chuột kháo nhau, hôm nay bếp nhà bà lão nọ có món cá kho ngon lắm. Anh chuột nhắt rủ tôi cùng đi chinh phục.

Bước chân vào, bếp tối om, chỉ có vài tia sáng lách mình qua khe cửa lọt vào. Tôi không quen nhìn tối dò dẫm bước theo anh nhắt. Nỗi lo sợ của tôi tăng lên theo từng bước chân. Gần đến nồi cá rồi. Anh nhắt nhẹ nhàng leo lên. Bỗng “ngheo...ngheo’', quả tim của tôi như muốn nhảy ra ngoài. Chưa kịp nhìn xem con mèo hung tợn ấy ở đâu, anh nhắt đã nhanh chân chạy mất, để lại mình tôi lạc lõng. Vì không quen đường nên tôi chẳng biết chạy đi đâu vội chui vào gầm chạn. Nhưng con mèo tinh quái đã phát hiện ra và tiến lại gần. Tôi nghe rõ từng hơi thở của nó. Nó không muốn bắt tôi ngay mà vờn vờn, đùa giỡn. Giờ tôi mới hiểu thế nào là mèo vờn chuột. Thật là đáng sợ. Mỗi lúc, tôi lại càng bị dồn vào góc tường. Tôi không dám thở nữa. Con mèo tiến gần thêm. Ngày tận thế của tôi đã đến. Tôi sẽ không thể về nhả, bố mẹ bạn bè sẽ không biết tôi nơi đâu mà tìm. Thế là hết. Nhưng kia, cánh cửa bếp hé mở. Bà lão xuống nấu cơm. Nhờ ánh sáng, tôi thấy đường rõ hơn. Và trong lúc tên mèo ngốc nghếch kia quay mặt nhìn bà chủ, tôi ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài.... Vậy là tôi thoát chết trong gang tấc.

Tôi lao ra ngoài chỉ mong chạy càng xa nơi ấy càng tốt. Tôi cứ cắm đầu chạy mà không biết mình đang đi đâu, đến khi dừng lại chì thấy một bụi cây rậm rạp, hoang sơ. Sợ quá, tôi quay đầu chạy về thì “phỉ…phỉ...”, một con rắn to tướng, dài ngoằng ngay sau lưng. Tôi sợ tưởng ngất ngay đi được. Ôi, số phận tôi thật trớ trêu, nhà đã ngay kia rồi mà không thể quay về được. Nhắm mắt lại chờ tử thần mang đi, tôi đợi mãi mà rắn ta không hành động. Tĩnh lặng quá. Mở mắt ra đã không thấy nó đâu rồi. Thì ra một anh săn rắn đã mang nó đi.

Tôi lại lang thang thất thểu đi tìm nhà. Mặt trời đã xế bóng. Một ngày trôi đi dài quá với bao sự rắc rối. Nhìn bóng mình nghiêng nghiêng trên mặt đất, tôi thấy rất nhớ nhà. Tôi nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ dáng ngồi đọc báo của cha, nhớ giọng nói dễ thương của cậu em trai năm tuổi... và tôi cũng thấy nhớ bạn bè. Tôi muốn kết thúc thật nhanh ba ngày khủng khiếp này. Lúc đó trở về tôi sẽ thú nhận sự dối trá của tôi, sẽ xin lỗi cô giáo và người bạn thân của mình. Giá như tôi dũng cảm thì bây giờ tôi đã không phải chịu sự trừng phạt.

Hình phạt này với tôi thật quá sức tưởng tượng nhưng đó là một cơ hội quý giá cho tôi và những ai lầm đường. Sau lần này sẽ không bao giờ tôi nói dối nữa. Tôi cũng sẽ dũng cảm hơn trước sai trái của mình.

6 tháng 12 2018

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 3

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 3

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

6 tháng 12 2018

Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.

Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.

Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.

Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.

Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này, Thắng - thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:

- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.

- Trò gì vậy?

Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.

- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.

Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:

- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.

Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.

Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:

- Một. Hai. Ba. Bắt đầu!

Ùm!... Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi.

Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:

- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.

- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.

- Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.

Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi.

Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.