K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Cuộc chia tay của những con búp bê nè

Bài làm: 
Đối với mỗi một con người thứ tình cảm quý giá nhất là tình cảm trong gia đình, nhưng nếu vì hoàn cảnh mà họ phải chia rẽ tình cảm đó thì chắc hẳn họ sẽ rất khổ đau. Hiểu được điều đó, tác giả Khánh Hòa đã viết lên truyện ngắn " cuộc chia tay cua những con búp bê" kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy rất khổ tâm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong việc chia đồ chơi của hai anh em. 
Cha mẹ bỏ nhau hai anh em phải mỗi người một nơi sống với bố với mẹ riêng rẽ. Cũng vì vậy mà hai anh em phải chia đồ chơi mà bấy lau nay hai anh em vẫn chơi cùng nhau. Khi chia đồ chơi tâm trạng của Thủy rất tồi tệ. Em run lên cầm cập kinh hoàng, đưa cặp mắt nhìn anh trai tuyệt vọng, hai bờ mi đã sưng mọng vì khóc nhiều. Đêm Thủy không ngủ mà khóc nức nở tức tưởi. Còn tâm trạng của Thành thì cũng tồi tệ không kém. Thành cắn chặt môi đẻ không bật lên tiếng khóc tonhuwng nước mắt cứ tuôn ra ướt đầm cả gối, Như vậy Thành và Thủy rất sợ phải chia đồ chơi vì nó đông nghĩa với cuộc chia tay của hai anh em. Chắc chắn Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Còn Thành thì giúp em mình học chiều nào Thành cũng đi đón em. Họ rất sợ phải chia tay nhau vì họ rất thương yêu nhau quan tâm chia sẻ vui buồn với nhau. Khi mẹ nhắc chia đồ chơi đến lần thứ hai Thủy mở to mắt như người mất hồn loạng choạng bám vào cánh tay anh trai mình còn Thành thì nói "anh cho em tất " nhưng Thủy buồn bã lắddaaauf nói " không em để laị hết cho anh " Chứng tỏ họ rất yêu thương nhau không muốn chia rẽ những con búp bê>. Nhưng khi Thành lấy hai con búp bê từ tủ ra thì Thủy tru tréo lên giận giữ. Hành động của Thủy mâu thuẫn với lời yêu cầu chia đồ chơi lúc đầu ở chỗ một mặt Thủy không muốn chia rẽ hai con búp bê, mặt khác Thủy lại rất thương anh lo không có ai gác đêm cho anh ngủ. Cuộc chia tay đó đã thể hiện nỗi đau đớn xót xa của hai anh em Thành và THủy. 
Qua văn bản "cuộc chia tay của những con búp bê" của tác giả Khánh Hòa đã nói lên cuộc chia tay đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá mỗi người hãy giữ gìn và bảo vệ không có lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng ấy.

9 tháng 12 2017

Câu chuyện gián tiếp tố cáo xã hội xưa . Hạnh phúc gia đình tan vỡ, Cha mẹ ly hôn khiến hai anh em phải chia tay nhau. Qua đó ta thấy được 2 anh em Thành Và THủy rất yêu thương nhau và không muốn rời xa nhau. Cha mẹ ly hôn, những tâm hồn bé thơ phải chịu cảnh gia đình tan nát. Lên án bộ mặt xã hội phong kiến vì những cổ tục lạc hậu

9 tháng 12 2017

A,B,c cùng đi lên 1 chiếc cầu,A,b,c xuống cầu, Trên cầu còn 1 người

Chắc vậy

9 tháng 12 2017

còn B

vì A,B,c lên cầu A b c xuống cầu nghĩa là a bê c xuông cầu

9 tháng 12 2017

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư.

Người xưa kể rằng,Lí Thường Liệt sáng tác bài thơ “sông núi nước nam”  trong một cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược.Ông không chỉ là một vị tướng tài giỏi mà còn là một người có tấm lòng yêu nước thương dân,là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học việt nam.

Khi quân Tống do sự chỉ huy của Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm quân sang xâm lược nước ta thì quân ta dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm không ngại hy sinh và chặn đánh chúng trên sông Như Nguyệt.

Câu thơ đầu:

“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Ngay từ những dòng thơ đầu tiên tác giả đã đưa ra chân lí “sông núi Nam Việt vua Nam ở” nhân dân ta phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập chủ quyền của đất nước, chân lí ấy vẫn thật đơn sơ vì nó phản ánh đúng sự gian khổ hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào dân tộc.Không chỉ vậy mà dân tộc ta đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng chính sức mạnh quân sự của mình,bằng chính tình đoàn kết của những người dân Việt Nam một lòng vì non sông đất nước nhất định phải giải phóng đất nước nhất định phải giành độc lập

Không những vậy lũ giặc ngoại xâm còn ra sức bóc lột nhân dân ta nặng nề,luôn có tham vọng cướp thuộc địa của ta và biến ta thành thuộc địa của chúng.Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đây tác giả xưng danh nước ta là “Nam” ngầm gạt bỏ ý định của chúng định biến nước ta thành thuộc địa của chúng bấy lâu nay và đồng thời cũng gạt bỏ thái độ khinh miệt nước ta.Tác giả hẳn là người có vốn kiến thức thật uyên bác tinh sâu chỉ từ thể hiện qua những vần thơ mà đã nêu rõ được ý của mình,đặt nước mình là “Nam quốc” tức ngang hàng với “Bắc quốc” (vua phương bắc) đồng thời tác giả còn xưng vua Nam “Nam đế” cũng là bác bỏ ý nghĩ của chúng tự cho rằng chúng là con của chúa trời.

Câu thơ

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

(vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ ấy lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của nước ta đã được ghi rõ trên sách trời không gì có thể thay đổi được.Sách trời đã chia riêng bờ cõi điều đó là bất khả xâm phạm.Câu thơ ấy đã khiến cho chân lí càng tăng thêm giá trị.Không gì có thể thay đổi được chân lí thiêng liêng ấy,nước nào có vua nước đấy.

26 tháng 12 2017

   Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe vẳng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

   Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giạc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lya ý chí chiến đấu của đối phương.

   Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

   Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

   Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

   Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.

   Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

   Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tịa trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

   Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lí Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

   Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

   Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm gái trị.

   Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịchlỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

   Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cai phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

   Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhát định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

   Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đau phải dễ đánh bại nhưng vì hàng động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

   Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là : Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

   Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

   Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

   Tính chân lí của bài thơ có giá trị vinhc hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

   Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

   Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

9 tháng 12 2017

Ba mẹ, ông bà là những người thân thiết và cùng là những người đáng để chúng ta yêu quý và kính trọng. Họ đã đem lại những niềm vui và chăm sóc cho chúng ta rất nhiều. Nhưng đối với tôi, tôi yêu mẹ nhất. Mẹ tôi tên là Nguyễn Kim Huỳnh, một cái tên nghe thật giản dị. Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi rồi nhưng trong mắt tôi, mẹ vẫn còn rất trẻ đẹp. Mẹ tôi có dáng người thấp bé. Vì phải tảo tần làm việc sớm hòm kiếm tiền để nuôi tôi ăn học mà làn da trắng hồng cùa mẹ đã cháy nắng rồi chuyển sang màu nâu sẫm. Hằng đêm mẹ phải thức trắng để tính toán chuyện tiền nong đóng học phí và lo lắng cho tương lai của tôi. Chính vì những điều đó đã làm cho các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ ngày càng hiện rõ. Hàng ngày mẹ mặc những bộ quần áo thật giản dị như một chiếc quần tây và một cái áo thun rộng để làm việc được thoải mái hơn. Mẹ tôi còn là một người rất biết lẳng nghe, quan tâm và đối xử rất tử tế với những người xung quanh mình. Đối với những người bạn hay khách hàng của mẹ thì mẹ đối xử rất tử tế, lịch sự, nhã nhặn. Còn đối với tôi, để cho tôi luôn được tốt về mặt đạo đức và chuyên tâm vào học tập, mẹ thường rất nghiêm khắc khi dạy bảo. Mẹ cũng thường xuyên lắng nghe tôi nói và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Chính vì nhờ những tính cách tốt đẹp ấy mà mẹ luôn được mọi người xung quanh quý mến. Một ngày kia, khi mẹ trên đường chở tôi đi học về thì trời bỗng mưa rất to mà trên xe chỉ còn mỗi một chiếc áo mưa. Mọi ngày thì trong cặp tôi đều có mang theo áo mưa để phòng hờ vì đã vào mùa mưa. Nhưng hôm ấy, tôi đã vội quên mang theo. Vì thấy trời mưa rất to mà tôi thì lại mang chiếc cặp sách nên mẹ đã nhường chiếc áo mưa ấy cho tôi và bảo tôi phải mặc áo mưa cho kín và nhớ che cả cái cặp để sách vở không bị ướt. Rồi mẹ đội mưa chở tôi về nhà. Tối hôm ấy mẹ đã ngã bệnh, suốt cả đêm người mẹ nóng hừng hực và mẹ ho rất nhiều. Trong lòng tôi cũng dường như chộn rộn theo từng cơn ho của mẹ. Tôi thương mẹ quá! Tôi thấy thật hối hận khi đã quên đi một việc làm cỏn con mà làm cho mẹ phải bệnh nặng. Tôi thật đáng trách biết nhường nào. Đối với mọi người xung quanh, mẹ tôi trông thật xấu xí nhưng trong mắt tôi, mẹ thật xinh đẹp vì mẹ đã phải lam lũ kiếm tiền mà trờ nên như vậy. Tôi yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ đã chăm sóc cho tôi rất chu đáo, mẹ luôn quan tâm, ở bên cạnh tôi những khi tôi cần và luôn nhường những thứ tốt đẹp nhất cho tôi. Dù ai có nói gì thì tôi vẫn rất yêu mẹ. Mẹ quả là một người tuyệt vời! Trên thế giới này không ai có thể sánh bằng mẹ cả. Mẹ là người nuôi nấng chúng ta từ thuở bé cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, bổn phận là con, ta hãy yêu thương mẹ thật nhiều, hãy luôn tôn thờ và kính trọng mẹ. Bản thân tôi luôn hứa rằng sẽ không bao giờ làm mẹ buồn, mẹ khóc và tôi sẽ phấn đấu học tập thật giỏi để xứng đáng là người con ngoan hiền của mẹ.

 

9 tháng 12 2017

Ngay từ khi còn nhỏ, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu thơ này:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Đúng vậy! Tình yêu thương mà cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến, là điểm tựa bình yên để chúng ta trở về sau những va vấp trong cuộc sống. Và hôm nay, tôi muốn dành tất cả tình cảm của mình cho người mẹ đã khổ cực suốt đời vì con.

Mẹ tôi xuất thân từ gia đình làm nông nên mẹ đã sớm chịu vất vả từ nhỏ. Đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, những vất vả gian lao của mẹ lại như thêm chồng chất. Nhìn làn da mịn màng thời thiếu nữ của mẹ giờ đây khô ráp sạm nắng, đôi bàn tay sần sùi vết chai, cả mái tóc đã điểm vài sợi tóc bạc,…mà tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng, điều làm tôi buồn nhất khi nhìn thấy chính là đôi mắt của mẹ. Mắt mẹ giờ đây đã nhuốm màu mệt mỏi với những quầng thâm nơi mi mắt. Mẹ cơ cực là vậy, chăm chỉ làm lụng là vậy cũng chỉ mong mang lại hạnh phúc cho tổ ấm bé nhỏ của mình.

Hàng ngày, mẹ phải dậy sớm ra đồng làm việc tới tận trưa đứng bóng mới về. Tấm lưng của mẹ ướt đẫm mồ hôi, mẹ với tay cầm chiếc quạt lá mà phe phẩy để xua tan cái nóng oi bức đang vây bủa. Ấy vậy mà, vừa về đến nhà, mẹ lại phải đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình. Vất vả là thế nhưng mẹ luôn đối xử dịu dàng với chị em chúng tôi. Mẹ ân cần chăm từng miếng ăn cho em nhỏ, ân cần hỏi han việc học tập của người chị lớn. Mẹ không quan tâm mình vất vả ra sao mà chỉ để ý hôm nay các con đã ăn học như thế nào. Nhìn nụ cười hiền hậu, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc của mẹ khi chăm sóc chúng tôi, lòng tôi lại trào dâng một tình cảm bao la dành cho người phụ nữ giàu đức hi sinh ấy.

Ngày bé tôi hay nghịch ngợm, bị mẹ mắng, tôi đã rất ghét mẹ. Tôi tự hỏi tại sao mẹ lại có thể mắng con của mẹ như thế rồi khóc rấm rứt khi không có mẹ. Còn bây giờ, khi đã lớn hơn, tôi lại thắc mắc vì sao mẹ lại có thể hi sinh cả cuộc đời mình vì chồng vì con như thế. Mất đi tuổi thanh xuân, mất đi vẻ đẹp mặn mà của người phụ nữ, lại phải làm việc chăm chỉ để vun vén cho gia đình, hẳn mẹ đã rất mệt mỏi! Thế nhưng, mẹ không hề than phiền lấy một câu. Đối với mẹ, nhìn thấy gia đình êm ấm, đàn con ăn học tới nơi tới chốn là mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Chỉ cần nghĩ tới đôi tay chai sần của mẹ, rồi nụ cười hiền từ thấm đẫm gian truân, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xót xa để rồi tình thương tôi dành cho mẹ lại ngày một sâu đậm.

Mai này khi tôi đã trưởng thành, có đủ khả năng để bước ra ngoài thế giới, tôi vẫn luôn muốn trở về quê hương. Bởi vì nơi đó có cánh đồng rộng lớn, có khóm tre mát rượi gắn với tuổi thơ, và quan trọng hơn hết, mẹ vẫn luôn đứng đó, đợi tôi trở về.

https://sharevip.info/bieu-cam-ve-me/

9 tháng 12 2017

đập,dối trá,ham,lo sợ

9 tháng 12 2017

dap,gia doi,them hai

9 tháng 12 2017

câu 2:

   Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

9 tháng 12 2017

bánh trôi nước :Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

tiếng gà trưa:

 Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

 !-->

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

k nhế

Linh 17 tuổi. Anh ấy học khối 6. Anh ta sống ở nhà cùng mẹ, bố và chị. Nhà của anh ta bên cạnh cửa hàng sách. Ở khu phố, có một nhà hàng, một cái chợ và một sân vận động. Bố của Linh làm việc ở nhà hàng. Mẹ anh ấy làm việc ở chợ.

9 tháng 12 2017

Lạc môn rồi má ơi!

9 tháng 12 2017

NGUYỄN CẢNH TỘC

9 tháng 12 2017

khi bn chơi oẳn tù xì nha 

nhớ k đó 

^^