K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2016

Cô sẽ kí hiệu số đo góc A là a, số đo góc B là b, số đo góc C là c nhé :).  Từ giả thiết ta có: 

\(\hept{\begin{cases}a-b=22\\b-c=22\end{cases}}\) Từ đó suy ra \(\hept{\begin{cases}a=b+22\\c=b-22\end{cases}}\)

Lại có tổng ba góc trong tam giác là \(180^o\) nên \(a+b+c=180\)

Như vậy \(b+22+b+b-22=180\Rightarrow2b=180\Rightarrow b=60\)

Vậy ta có góc A = \(82^o\); góc B = \(60^o\); góc C = \(38^o\)

Chúc em học tốt :)

3 tháng 6 2016
+ qua B,C dựng lần lượt các đường thẳng song song với AC,AB lần lượt cắt AD tại E,F 
- vì AC//BE áp dụng hệ quả định lí Talet ta có 
DB/DC = DE/DA 
áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có 
(DB + DC)/DC = (DE + DA)/DA hay BC/DC = AE/AD = AB/AD (tam giác ABE đều) 
hay BC/DC = AB/AD hay DC/BC = AD/AB (1) 
- tương tự AB//CF ta cũng có 
DB/DC = AD/DF 
=>DB/(DC + DB) = AD/(AD + DF) hay DB/BC = AD/AF = AD/AC (tam giác AFC đều) 
hay DB/BC = AD/AC (2) 
- cộng (1) và (2) vế với vế ta có 
DC/BC +DB/BC = AD/AB + AD/AC 
hay 
BC/BC = AD(1/AB + 1/AC) 
hay 1/AD = 1/AB + 1/AC 
:)
 
3 tháng 6 2016

Mình cảm thấy đề sai sai sao ấy bạn: 

1. Đề không có cho điểm E mà cuối cùng lại chứng minh tam giác ABE (!?)

2. Như bạn Nobita tự dựng điểm E là vô lí, vì nếu vậy mình dựng mình lấy điểm D cũng được vậy, mà có cái định lí nào cho phép tự dựng đường thẳng song song đâu?

3 tháng 6 2016

Ta có: (-0,1)^5 = -0,00001

=>  x = 5

3 tháng 6 2016

A B C D I K

  • Trên BD lấy điểm K sao cho BK = BC. Nối CK cắt BA tại I.
  • Tam giác ABC cân tại A có góc A = 100 độ nên góc ABC = ACB = 40 độ.
  • Tam giác BCK có BC = BK (theo dựng hình) nên cân tại B có góc CBK = 1/2 ABC = 20 độ. Nên góc BCK = BKC = 80 độ.
  • Góc ACB = 40 độ = 1/2 góc BCK nên CD là phân giác góc BCK.
  • Trong tam giác IBC có góc IBC = 40 đô; ICB = 80 độ => góc CIB = 60 độ.
  • Tam giác IBC có đường phân giác BK và CA cắt nhau tại D nên D làm giao 3 đường phân giác của tam giác IBC => ID cũng là phân giác góc CIB. => AID=1/2CIB = 30 độ.
  • Tứ giác AIKD có góc ngoài CAB = 100 độ bằng góc trong không kề với nó là góc IKD ( IKD = 180 - DKC = 100) nên tứ giác AIKD là tứ giác nội tiếp.
  • Trong tứ giác nội tiếp AIKD có góc AID = góc AKD (vì cung chứa góc cùng nhìn cạnh AD). => góc AKD = AID = 30 độ.
  • Tam giác BDC và ADK đối đỉnh tại D nên tổng: góc DAK+AKD = DCB+DBC = 60 độ. mà AKD = 30 độ => DAK = 30 độ => tam giác DAK cân tại D => AD = DK.
  • Mà BC = BK = BD + DK = BD + AD ( đpcm).
3 tháng 6 2016

Câu A 


A B C M D G E

Bài này ta sẽ tạo 2 đoạn có cùng độ dài với AD và BD

-Trên BC lấy điểm G sao cho BG=AB

-Trên BC lấy điểm E sao cho BD=BE (6)

-Tam giác BAD=tam giác BGD (c.g.c) nên

AD=GD (cặp cạnh tương ứng)

BAD=BGD=100 độ (cặp góc tương ứng) . Mà BGD và DGC kề bù nên DGE= 180 độ - BGD= 180 độ - 100 độ= 80 độ (1)

ADB=BDG= 60 độ (cặp góc tương ứng) (2)

Mặt khác, ta có tam giác BDE cân tại B nên BDE=BED= (180 độ - DBG)/2= (180 độ - 20 độ)/2= 80 độ (3)

Từ (2) và (3) suy ra EDC= 180 độ - 60 độ - 80 độ= 40 độ. Mà DCE=40 độ. => Tam giác ECD cân tại E

=> Góc DEC= 180 độ - 40 độ.2= 80 độ (4)

Từ (1) và (4) suy ra DGE=DEG= 80 độ thì tam giác DEG cân.=> DG=DE. Mà DG=EC (do tam giác ECD cân), AD=DG (cmt) => AD=EC (5)

Từ (6) và (5) suy ra: BC=BE+EC=BD+AD

b/

Giả thiết cho AM=BC nên chắc chắn có mối tương quan đến góc AMC cần đi tìm. Vì vậy ta sẽ tìm cách để xét 2 tam giác bằng nhau vì đã có BC=AM. Để tạo ra được điều này, ta sẽ vận dụng những cách chứng minh đã học. Bạn có thể thấy tam giác cân và vừa rồi ta chứng minh đã phát hiện ra 1 số góc 60 độ. Do đó ta sẽ vẽ tam giác đều ở vị trí hợp lí. Chắc chắn có liên quan AM nên tạo tam giác đều AMH.

A B C M D G E H

Vẽ tam giác đều AMH. suy ra AM=AH. Mà AM=BC (gt) nên BC=AH

Vì góc MAH=60 độ (do tam giác AMH đều) nên CAH=100 độ - 60 độ= 40 độ

Xét tam giác BAC và tam giác CAH: AC chung. ACB=CAH=40 độ. AH=BC(cmt)

=> Tam giác BAC=tam giác CAH (c.g.c) => CHA=ACB=40 độ => CH=AC (cặp cạnh tương ứng)

Xét tam giác AMC và tam giác HMC:

AM=MH( tam giác AMH đều)

MC chung

AC=CH(cmt)

=> Tam giác AMC=tam giác HMC (c.c.c) =>. AMC=HMC(cặp góc tương ứng)

=> MC là tia phân giác góc AMH

=> AMC=60 độ : 2= 30 độ

4 tháng 6 2016

a)

  • Lần chia thứ nhất ra làm+ 7+6+5=18 phần. Nên \(A=\frac{7}{18}a;B=\frac{6}{18}a;C=\frac{5}{18}a\)
  • Lần chia thứ hai ra làm : 6+5+4 = 15 phần. Nên \(A^'=\frac{6}{15}a;B^'=\frac{5}{15}a;C^'=\frac{4}{15}a\)
  • So sánh 2 lần chia ta thấy: \(A< A^'\left(\frac{7}{18}< \frac{6}{15}\right);B=B^'\left(\frac{6}{18}=\frac{5}{15}\right);C>C^'\left(\frac{5}{18}>\frac{4}{15}\right)\)
  • Vậy A' tăng; B' không đổi; và C' giảm.

b)

  • A' tăng và lượng tăng là: \(\frac{6}{15}a-\frac{7}{18}a=1200\Leftrightarrow\frac{36-35}{90}a=1200\Rightarrow a=90\cdot1200=108000\)
  • \(A=\frac{7}{18}a=42000;B=\frac{6}{18}a=36000;C=\frac{5}{18}a=30000\)
  • \(A^'=\frac{6}{15}a=43200;B^'=\frac{5}{15}a=36000;C^'=\frac{4}{15}a=28800\)
3 tháng 6 2016

\(B=\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}=1+\frac{4}{\sqrt{x}-3}\)

Để B nguyên thì\(\frac{4}{\sqrt{x}-3}\) nguyên => \(\sqrt{x}-3\) phải là ước của 4.Đến đây thì bài toán dể rồi.

3 tháng 6 2016

Ta có: \(B=\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}=1+\frac{4}{\sqrt{x}-3}\)

Để B nguyên thì \(\frac{4}{\sqrt{x}-3}\) nguyên  <=>  \(\left(\sqrt{x}-3\right)\in\text{Ư}\left(4\right)\)