K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác

Chưa bao giờ em đi xa như lần ấy. Đó là chuyến tham quan du lịch tại thành phố Đà Lạt do cơ quan bố tố chức vào dịp hè năm ngoái.

Em và bé Mi được bố mẹ cho đi theo. Một chuyến du lịch lí thú mà chẳng bao giờ em quên được.

Nhìn phía trước, con đường nhựa tí tẹo vắt lên, lượn xuống trông như một đường chì ngoằn ngoèo kẻ trên tấm bản đồ. Bây giờ, em mới thực sự hiểu được khái niệm “đồi núi” mà trước đây trong giờ từ ngữ cô đã giải thích: Rừng cây bạt ngàn ngút cả tầm mắt. Trên các ngọn núi cao, những dải mây trắng vắt ngang như một tấm lụa trắng, nổi bật trên màu xanh thẳm của lá rừng. Xe đã đến địa phận của thành phố. Điểm tham quan đầu tiên mà bác tài đỗ xe lại nằm ngay trên con đường đi vào thành phố: Thác Pren. Ôi! Thác Pren đây rồi! Đẹp quá! Giống hệt như trong tivi mà em đả từng được thấy trong chương trình Dự báo thời tiết. Nước từ trên cao đố xuống hồ thành một đường cầu vồng trắng xóa. Hơi nước bốc lên lành lạnh như tiết trời có gió mùa đông bắc. Bé Mi ngắm mãi dòng thác không chán. Bố dắt cả ba mẹ con bước đi lên một chiếc cầu nổi dạo một vòng quanh hồ. Khi đi qua chỗ thác đổ, Mi sợ quá, níu lấy tay bố không muốn bước tiếp. Bố bảo: “Con đừng sợ, thác nó đổ vượt qua đầu mình, con cứ tự nhiên mà đi!” Đến chỗ tránh nắng, bố gọi thợ chụp hình, bấm cho mỗi chị em hai kiểu, cả nhà một kiểu Lúc này, các cô chú trong đoàn ai cũng chụp một số kiểu làm kỷ niệm. Sau đó, đoàn rời thác Pren lên xe vào thành phố. Đến nhà nghỉ Công đoàn đúng mười một giờ trưa. Cả đoàn xuống xe tạm nghỉ ở hành lang chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ.

Như kế hoạch đã định, chiều hôm ấy, xe đưa đoàn đến tham quan Thung Lũng Tình Yêu. Đứng trên đồi cao nhìn xuống thung lũng, em có cảm giác như mình đã bắt gặp cảnh này đâu đó trong một truyện cổ xa xưa của nước mình. Chẳng khác gì một “bồng lai tiên cảnh”. Một tiếng đồng hồ sau, xe lại đưa đoàn đến với Đồi Thông Hai Mộ, Hồ Than Thở trữ tình, ở đó có Đồi Ái Ân và xung quanh là một rừng thông bạt ngàn suốt đêm ngày vi vu cùng gió núi sương ngàn. Cảnh thơ mộng đến thế mà sao có cái tên âu sầu, buồn bã như vậy.

Đứng trên Đồi Ái Ân ai cũng muốn ghi lại nơi đây một kỷ niệm đẹp, nên các thợ chụp hình liên tục bấm máy. Em và bé Mi cũng được bố mẹ cho chụp hai pô. Bé nói: “Hình em sẽ đẹp hơn hình chị đấy! Nghe chú thợ chụp hình nói: Cười lên! Tươi lên nào!. “Em cười tươi lắm đó!”. Nó nhí nhảnh như một con chim, lại đòi cưỡi ngựa đi dạo nữa. Ngồi trên mình ngựa bé xinh như một con búp bê.

Qua ngày thứ hai, xe lại đưa đoàn đến với Đồi Cù, với thác Cam Li, nhà Toàn quyền, dinh thự Bảo Đại... Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng, một sự mới lạ, hấp dẫn khách tham quan du lịch.

Tạm biệt thành phố Đà Lạt trong một cảm giác lâng lâng, một trạng thái luyến tiếc.. Ôi, một chuyến tham quan du lịch đầy hấp dẫn và thú vị!

Rồi đây, em sẽ có bao nhiêu là chuyện đế kế cho các bạn trong lớp cùng nghe về cảnh vật, con người... của xứ cao nguyên đẹp và thơ mộng này.

6 tháng 11 2019

Trong lớp em, bạn Ngọc có ông bà ngoại ở cồn Tàu. Cái cù lao nhỏ ấy có nhiều khu vườn rộng rãi, trái ngọt cây lành trù phú. Thế là chúng em - một số bạn chơi thân với Ngọc nhân dịp nghỉ học kì, đã đến thăm ông bà của Ngọc.Chiếc xuồng chở năm bạn nhỏ chúng em rời bến. Nhỏ Ngọc và nhỏ Nga - hai con rái cá của miền sông nước này - lãnh việc chống chèo. Hai đứa ra lệnh bọn em phải ngồi yên. Nước đang lớn, sông Cửa Trung ít sóng - không đầy mười phút sau, xuồng chúng em đã qua bờ bên kia. Vào lạch nhỏ, chiếc xuồng lại luồn lách giữa chằng chịt hai bên bờ toàn là cây trái. Chẳng mấy chốc xuồng cặp bến. Được biết trước nên hai ông bà của Ngọc mừng rỡ ra đón chúng em. Theo bước của ông bà, chúng em lên bến, đi vào một khu vườn xanh mượt nhiều loại cây trái khác nhau.Ơ kìa! Bao nhiêu là thứ trái cây ẩn mình trong bóng lá. Những trái chôm chôm chín đỏ trĩu cành. Những trái boòng boong màu vàng in hình xuống lặt nước xanh mát của con rạch nhò. Che rợp cả khoảng vườn là những cây hàng cụt xòe tán rộng rinh. Ngọc dẫn chúng em đến một dãy nhãn xanh, trái đơm trĩu trịt từng chùm và giới thiệu đó là giống nhãn hột tiêu. Nhờ bà ngoại giải thích, chúng em mới biết thì ra, sở dĩ có tên là nhãn hột lu vì hột nhãn nhỏ như hột tiêu. Tách trái nhãn này ra toàn là cơm... ngon tuyệt vời. Chúng em cứ ngỡ như lạc vào xứ sở thẩn tiên. Mùi sầu riêng, mùi mít tố nữ thoang thoảng ngọt ngào. Lóa cả mắt, chúng em bị mê hoặc bởi biết bao màu sắc của nhiều tầng bậc: tầng thấp, tầng cao của cây trái từ màu vàng của boòng boong, của cóc chiu, màu tràng trắng của nhãn đến màu nâu sậm của măng cụt.Trước mắt chúng em, cây nào cũng sum suê, trái đơm cành trĩu, đan vào nhau làm thành một chiếc dù xanh khổng lồ xòe ra giữa trời trưa nắng gắt.Chúng em ngồi xuống một gốc chôm chôm. Ông bà ngoại cho phép chúng em vào tiệc. Ba quả sầu riêng to được khui ra thơm nức mũi. Các loại trái ly khác cũng được dọn ra. Chúng em tha hồ ăn...Khi trời đã về chiều, chúng em mới xin phép ông bà ngoại để ra về. Tới nhà rồi mà mùi hương cây trái dường như cứ vương vấn quanh em. Khu vườn tuyệt vời ấy đã đi vào giấc ngủ của em vào buổi tối hôm ấy.

môn j bạn

lớp mấy

mik đưa 1 số cái đề này nếu đúng thì k ko đúng lớp thì khỏi cũng đc

vật lý lớp 7
Đề bài

Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?

Chọn câu trả lời sai.

A. Vật phát ra ánh sáng.

B. Vật phải được chiếu sáng.

C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng.

D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.

Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời.                                       

B. Mặt Trăng.

C. Ngọn nến đang cháy.                             

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.

B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấv một tia sáng riêng lẻ.

C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.

D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.

Câu 4. Chùm ánh sáng chiểu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:

A. song song.

B. hội tụ.

C. phân kì.

D. không song song, hội tụ hay phân kì.

Câu 5. Bóng tối là

A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.

B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. vùng tối sau vật cản.

D. phần có màu đen trên màn.

Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là

A. vùng tối.

B. vùng nửa tối.

C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.

D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.

Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:

Gương soi thường dùng có mặt gương là

A.mặt phẳng.   

B. nhẵn bóng 

C. mặt tạo ra ảnh.

D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.

Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 30°.   B. 45°.   C. 60°.    D. 15°.

Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:

A. 30°.     B. 45°.       C. 60°.      D. 90°.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.


 
B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.

C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.

D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.

Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được

 A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.

C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.

D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.

Câu 12. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống.

Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt…………………..      

A. ngoài của một phần mặt cầu.       

B. trong của một phần cua mặt cầu.           

C. cong.             

D. lồi.

Câu 13. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. gương phẳng      B. gương cầu lồi

C. gương cầu lõm   D. Tất cả đều đúng

Câu 14. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?

A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.


 
B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.

C. Ở trước gương.

D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Câu 15. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

Gương cầu lõm có thể tạo ra:

A .ảnh ảo, lớn hơn vật.

B. ảnh thật.

C. ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.

D. ảnh hứng được trên màn chắn.

Câu 16. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 44°    B. 46°    C. 88°    D. 2°

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.

D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.

Câu 18. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng

A. song song       B. phân kì.          

C. hội tụ.             D. bất kì.

Câu 19. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:

Gương………..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song.

A. cầu lõm          B. nào cũng đều  

C. cầu lồi            D. phẳng

Câu 20. Chùm sáng nào dưới dây là chùm sáng phân kì (Hình 5)?

A .Hình a.          B. Hình c.           

C. Hình b.          D. Hình d.

bài này bạn vô thống kê hỏi đáp của mik để coi ảnh

anh 1 tiết

I. Choose the best answer (3 pts)

1. How far is it.............. your house............ school?

a. at/ to                b. and/ to            c. from/ to

2. This is......... new classmate

a. we                     b. our             c. us

3............... is your family name, Hoa?

a. who                  b. what            c. who

4. She lives................ her aunt and uncle

a. with                   b. at                c. and

5. Who is the girl................ to Mrs Lien?

a. Talks                 b. talking          c. talk

6. Where....... she from?

a. Does                  b. is                 c. will

7. What's your.............. of birth?

a. Day                  b. daily             c. date

8................ you be free next Sunday morning?

a. will                    b. are             c. will be

9. What....... lovely living room!

a. an                     b. the            c. a

10. What.......... awful day!

a. the                      b. an             c. a

11. This building is........... than that one

a. bigger                b. big                c. biggest

12. He................... to the post office tomorrow.

a. will go                 b. go                 c. goes

II. Supply the correct tense for the verbs in brackets (1. 5pts)

13. I (walk)........................ to school every day.

14. He (live)....................... in the countryside.

15. (Be).................... there a telephone on the table?

16. Lan and Nga (be).................... in classs 7A.

17. They (meet).................................. us tomorrow.

18. Does she (work)...................... in a hospital?

III. Make sentences from the words or the phrases provided (2 pts)

19. your/ is/ number/ what/telephone?

.................................................................

20. speak/ can/?/ I/ Van/ to/ please.

..............................................................

21. you/ free/ morning/ be/ will/ tomorrow?

.....................................................................

22. what/ expensive/ an/ dress!

...........................................

IV. Read the passage then check true or false sentence (2 pts)

Lan is 12 years old now. she will be 13 on her next birthday, May 25th. She will have a party for her birthday. She will invite some of her friends. She lives at 24 Ly Thuong Kiet Street. The party will be at her home. It will start at five o'clock in the evening and finish at nine.

23. Lan is 13 now

24. She will be 12 on her next birthday

25. The party will be at her school

26. She will not invite any friends

27. The party will start at five in the evening

28. It will finish at nine

V. Listen and fill in the missing words (1. 5pts)

Hoa is a (29)............ student in class 7C. She is from Quang Tri and her family still lives (30)................. She lives with her aunt in Hue. Hoa (31)................ lots of friends in Quang Tri. But she doesn't have any friends in Hue. many things are different. Her new school is (32)................ than her old school. Her new school is (33).............. beautiful (34)............ her old school.

Đề kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh lớp 7 số 2
Câu 1. Em hãy cho dạng đúng của động từ trong ngoặc ở mỗi câu sau. (20đ)

1. Mr Thanh...................... (be) a doctor. He.................. (work) in a hospital in the city center. Every day he.....................(catch) the bus to work.

2. What your sister....................... (do) now?

- She.................. (cook) dinner in the kitchen.

3. We.................. (not go) camping next week. We........................(visit) the museum.

4. Miss Van is a journalist. She (not write) for Lao Dong Newspaper.

She................. (write) for Nhan Dan Newspaper.

5. I'd .................. (join) your club.

Câu 2. Em hãy chọn một từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác so với những từ còn lại. (10đ)

Ví dụ: a. name         b. happy        c. late      d. date

Trả lời: b. happy

1. a. great          b. beautiful        c. Teacher       d. means

2. a. wet             b. better           c. rest         d. pretty

3. a. horrible         b. hour             c. house       d. here

4. a. party           b. lovely           c. sky          d. empty

5. a. stove           b. moment          c. sometime    d. close

Câu 3. Em hãy điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau. (20đ)

California is the................... (1) famous state the USA. It isn't............... (2) biggest state; that Alaska. But it.................... (3) the largest population and it's certainly the most important state................... (4) the US economy. It's richer................. (5) most countries in the world. The coast has........................ (6) of the best climates in the USA;....................... (7) is warmer and dryer than most places. Some people would also....................... (8) it's the most beautiful! But California has some............................ (9); Losangeles has one of the worst crime rates.................... (10) any US city.

Câu 4. Em hãy đăt câu hỏi phần gạch chân ở mỗi câu sau. (10đ)

1. The party wil start at seven o'clock in the morning.

..................................................................

2. I'm talking to Mrs. Nga.

.....................................................................

3. It's five kilometers from our house to the mountain.

......................................................................

4. Her family name is Tran.

...........................................................................

5. They live at 83 Son Tay Street.

.............................................................................

Câu 5. Em hãy cho đúng dạng của tính từ so sánh trong ngoặc.(20đ)

1. Minh is.......................... student in our class. (good)

2. July is.......................... than August. (hot)

3. What's.......................... day in your life? (happy)

4. These bags are....................... than those ones. (expensive)

5. That is............................ armchair I have. (comfortable)

6. Is Vietnam.......................... than Bristain? (large)

7. Living in the city is.................... than living in the countryside. (noisy)

8. What..................... moustain in Viet Nam? (high)

9. That move is..................... tan this one. (boring)

10. Who is...................... Teacher in your school? (young)

Câu 6. Em hãy viết lại mỗi câu sau bắt đầu bằng từ gợi ý sao cho nghĩa câu không đổi. (20đ)

Ví dụ: 0. My house is bigger than your house.

Your house is smaller than my house.

1. The black car is cheaper than the red car.

The red car.............................................................................

2. There is a sink, a tud and a shower in the bathroom.

The bathroom..........................................................................

3. No one in the group is taller than Trung.

Trung..................................................................................

4. Do you have a better refrigerator than this?

Is this...................................................................................

5. My house is the oldest house on the street.

No house...............................................................................

lịch sử

Câu 1: (3,5 điểm)

Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?

Câu 2: (2,5 điểm)

Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần?

Câu 3: (4 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước?


 
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2018 trường THCS Nguyễn Du
Nội dung

Điểm

Câu 1: Tổ chứcquân đội của nhà Trần:

-Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.

-Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

-Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

-Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.

*Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là:

-Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

-Khác nhau:

+Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

+Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

+Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

1,5

0,5

0,5

Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế:

- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy.

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

- Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .)

* Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần.

0,5

0,5

0,5

1

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . .

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.

* Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:

+Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

+Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn.

- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Du năm 2017
I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô  B. Ma- gien -lăng      C. Va –xcô đờ Ga- ma  D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang           B. Đại Việt            C. Âu Lạc           D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô               B. Đinh               C. Lý                D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :

A. Nhà Tần            B. Nhà Hán            C. Nhà Đường         D. Nhà Nguyên

Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

A. Hà Nội             B. Phú Xuân           C. Thăng Long        D. Đông Quan

Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ               B. Nông nô             C. Nông dân tá điền    D. Địa chủ

Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?

A. Ấn Độ giáo          B. Phật giáo            C. Hồi giáo           D. Thiên chúa giáo.

Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :

A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương

B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng

C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỷ III TCN        B. Thế kỷ V TCN          C. Thế kỷ V          D. Thế kỉ III

Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.

C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.

D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.

Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B

A

B

1. Năm 1009

2. Năm 1042

3. Năm 968

4. Năm 979

a. Lê Hoàn lên ngôi vua

b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua

c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập

d. Ban hành luật hình thư

II. Tự luận (5 đ)

Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

địa lý


I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi câu chọn một phương án trả lời đúng

Câu 1. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc


A. châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh

C. Bắc Mĩ và châu Đại Dương

B. châu Mĩ, châu Âu

D. châu Âu, châu Mĩ


Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?

A. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.

B. Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa.

C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.

D. Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Câu 3. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. chỉ số thông minh.    B. cấu tạo cơ thể.

C. hình thái bên ngoài.   D. tình trạng sức khoẻ.

Câu 4. Vị trí của đới nóng


A.nằm giữa hai vòng cực Bắc Và Nam.

B.nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

C.nằm ở hai bên đường xích đạo.

D.nằm giữa chí tuyến và xích đạo.


Câu 5. Lúa nước là cây lương thực quan trọng ở vùng nào?


A.Vùng Xích đạo ẩm.

B.Các đồng bằng nhiệt đới.

C.Các đồng bằng vùng nhiệt đới gió mùa.

D.Hai bên đường Xích đạo.


Câu 6. Dân cư thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển do đây là nơi


A.sinh sống đầu tiên của con người.

B.khí hậu nóng ẩm quanh năm.

C.sản xuất nông nghiệp phát triển.

D.có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi.


Câu 7. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là


A.Nam Âu.

C.Đông Á và Đông Nam Á.

B.Tây Phi.

D.Tây và Trung Âu.


Câu 8. Môi trường Xích đạo ẩm có giới hạn


       A.hai bên Xích đạo.

       C.từ Xích đạo đến 50 Bắc.

B. từ Xích đạo đến 50 Nam.

D.từ 50 Bắc đến 50 Nam.


Câu 9. Đới nóng là nơi tập trung


  A.một nửa dân số thế giới.

B.gần một nửa dân số thế giới.

C.hơn một nửa dân số thế giới.

D.2/3 dân số thế giới.


Câu 10. Hiện nay, châu lục có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất là


A.châu Âu.

C.châu Mĩ.

B.châu Á.

D.châu Phi.


Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đới nóng là


A.di dân tự do.

C.công nghiệp phát triển.

B.thiên tai.

D.bùng nổ dân số.


Câu 12. Tên các thảm thực vật từ Xích đạo đến chí tuyến của môi trường nhiệt đới là

A.hoang mạc- bán hoang mạc- rừng thưa- xavan.

B.Rừng thưa- xavan- bán hoang mạc- hoang mạc.

C.Xavan- bán hoang mạc- hoang mạc- rừng thưa.

D.Rừng thưa- hoang mạc- bán hoang mạc- xavan.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

Câu 3 (3,0 điểm) Quan sát lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng em hãy cho biết Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào ? trình bày vị trí và đặc điểm tự nhiên cơ bản của kiểu môi trường đó.

mik chỉ gửi nhiêu đó còn lại thì bạn tự tìm

31 tháng 10 2019

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Dàn ý bài viết số 2 lớp 6 đề 4

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 1

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 2

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 3

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

31 tháng 10 2019

“Thời thơ ấu”, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “những cánh diều” thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, cố gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu “vua thả diều”. À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi.

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

31 tháng 10 2019

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về đối tượng
  • Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

II. Thân bài:

Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.

a. Hồ Vị Xuyên:

  • Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.
    Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.
  • Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
  • Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.
  • Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:

  • Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
  • Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
  • Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.
  • Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
  • Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.
  • Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.
  • Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
  • Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:

  • Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.
  • Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.

III. Kết bài:

  • Bày tỏ cảm xúc cá nhân
  • Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
30 tháng 10 2019

1. Mở bài

– Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà bạn định tả đó là cảnh gì? (Khung cảnh làng quê, cảnh phố xá, biển, núi,…)

2. Thân bài

a) Tả bao quát cảnh đẹp ở địa phương bạn.

– Hãy nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường…. ).

b) Tả chi tiết cảnh đẹp ở địa phương bạn.

– Xác định được cảnh bao gồm địa hình gì? Khi bạn nhìn xa như thế nào? Khi bạn đến gần ra sao?

– Miêu tả theo thời gian hoặc không gian (Miêu tả theo thời gian có thể là theo thứ tự trong một ngày).

  • Vào buổi sớm thì khung cảnh thiên nhiên của địa điểm em định miêu tả đó trông như thế nào? Cảnh sắc thiên nhiên lúc đó ra sao?
  • Vào buổi trưa: Khung cảnh thiên nhiên bạn định tả có gì nổi bật hơn không?
  • Vào buổi tối: Khung cảnh thiên nhiên thay đổi như thế nào?

3. Kết bài

– Cảm xúc của bạn trước cảnh đẹp đã miêu tả.

– Hi vọng học thật tốt để lớn lên có thể dựng xây quê hương đất nước mình thêm giàu đẹp hơn nữa.

                     Đây là bài làm của mình:

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

nhớ là giữa kì1 nha!

28 tháng 10 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

#Trang

27 tháng 10 2019

câu a

tk cho nhé

24 tháng 10 2019

mình nè

24 tháng 10 2019

wtf are you kiding me ?