K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

Truyện ngắn 1. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
     - Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha.
     - Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.
     - Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam.


Truyện ngắn 2. Bến quê - Nguyễn Minh Châu
     - Tình huống của truyện ngắn đầy trớ trêu nghịch lí: Nhĩ làm một công việc đã tạo điều kiện cho anh đi khắp mọi nơi ntrên trái đất. Nhưng về cuối đời, anh mắc phải một căn bệnh quái ác - liệt toàn thân. Bệnh tật đã hành hạ anh hàng năm trời, tất cả mọi sinh hoạt của anh dều phải nhờ vào vợ con và những đứa trẻ hàng xóm. Nằm trên giường bệnh, qua ô cửa sổ nhà mình, Nhĩ đã nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nhận ra được gia đình là chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi co người. Anh nảy ra một khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông, nhưing anh không thể thực hiện được. Anh đã nhờ Tuând - con trai anh sang thực hiện thay mình. Nhưng đứa con không hiểu và đã để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
     - Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rút ra một quy luật mang tính triết lí về con người, cuộc đời: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình...", thức tỉnh mọi người về những giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ quên nhất là khi còn trẻ.

9 tháng 8 2018

Truyện ngắn 1.  Làng - Kim Lân

     - Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.


Truyện ngắn 2.  Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
     - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX.

9 tháng 8 2018

     - “Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.
     - “Ánh trăng” như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung  với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

p/s: chúc bạn học tốt

9 tháng 8 2018

      - “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
     - Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
     - Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

 
p/s: học tốt

9 tháng 8 2018

- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.
- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.
- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

9 tháng 8 2018

    - Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.
     - Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.
     - Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

p/s: hk tốt nhé

      

8 tháng 8 2018

Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc lên trên biển trong văn bản Cô Tô trong đó sử dụng phép nhân hóa, ẩn dụ

8 tháng 8 2018

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

8 tháng 8 2018

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả sự thay đổi thời tiết từ mùa hè qua mùa thu , cũng nhờ  tư lấy  '' chung chinh ''  mà câu thơ mượt mà , gợi hình , gợi cảm hơn . Biện pháp nghệ thuật nhân hóa  '' qua '' làm cho sưong trở nên gần gũi , thân thiện hơn trong mắt người đọc .

8 tháng 8 2018

Biện pháp nghệ thuật là ẩn dụ . Tác dụng của nó là Bac quan trọng như mặt trời , vì nếu không có mặt trời thì trái đất , các hành tinh sẽ không thể sống được , và chúng ta cũng vậy , chúng ta sẽ không được sống đến ngày hôm nay , 1 thời đại hòa bình nếu không có Bác .

8 tháng 8 2018

BPNT là ẩn dụ bn nhé

hc tốt:<3

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 8 2018

a. Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm lịch sự. Vì đứa trẻ nói không có từ ngữ xưng hô, nói trống không với người lớn.

b. Có sự vi phạm đó vì nhân vật "con bé" không chịu nhận anh Sáu là ba. Vì người cha đi đánh trận từ khi con bé còn trong bụng mẹ nên con bé chỉ nhìn thấy cha qua tấm ảnh. Người cha đi đánh giặc có vết thẹo dài trên má nên con bé không nhận ra cha mình.

9 tháng 8 2018

a) sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu hoàn toàn trái ngược nhau : "năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi / hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi" nhưng bà dặn cháu nói với bố là " Ở đây vẫn được bình yên, không chuyện gì xảy ra hết"

ta thấy đã vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật)

b) sự không tuân thủ ấy có ý nghĩa: người bà không muốn bố ở nơi chiến khu lo lắng về quê nhà, muốn bố chuyên tâm ở chiến khu kháng chiến bảo vệ quê hương đất nước, đồng thơi thể hiện tình yêu và sự hi sinh của bà  đối với quê hương đất nước

#cósaixótmongm.nbỏwa