K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là: điệp ngữ Từ " Vì"

Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ. 
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

3 tháng 12 2018

lên violet ko thiếu

3 tháng 12 2018

Đàm Đức Mạnh thế thì mk đã chẳng cần hỏi làm j ak, mk đang cần, các bạn cho mk xin link ak, hoặc tên đề

ên thật của  Jin trong nhóm BTS: Kim Seok JinNghệ danh : Pink Princess, Jin Princess, Ahjae, Eat Jin.Ngày sinh : 04/12/1992 —-> Nhân MãVị trí : Vocalist, Visual (gương mặt của nhóm)Nhóm máu : O (cùng nhóm máu với tui)Sở trường : Nấu ăn (chuyên gia mê dầu vừng :v)Màu yêu thích : HồngSố yêu thích : 4Chiều cao : 179cmCân nặng : 60 kgGia đình : Bố, mẹ, anh traiHình mẫu lý tưởng : Người mà trong tương lai sẽ là 1...
Đọc tiếp
  • ên thật của  Jin trong nhóm BTS: Kim Seok Jin
  • Nghệ danh : Pink Princess, Jin Princess, Ahjae, Eat Jin.
  • Ngày sinh : 04/12/1992 —-> Nhân Mã
  • Vị trí : Vocalist, Visual (gương mặt của nhóm)
  • Nhóm máu : O (cùng nhóm máu với tui)
  • Sở trường : Nấu ăn (chuyên gia mê dầu vừng :v)
  • Màu yêu thích : Hồng
  • Số yêu thích : 4
  • Chiều cao : 179cm
  • Cân nặng : 60 kg
  • Gia đình : Bố, mẹ, anh trai
  • Hình mẫu lý tưởng : Người mà trong tương lai sẽ là 1 người vợ tốt, nấu ăn ngon và nhân cách tốt

Fun facts :

  • – Nấu ăn ngon nhất nhóm.
  • – Giỏi tiếng Quan Thoại (tiếng phổ thông Trung Quốc)
  • – Thích các nhân vật công chúa và chó con của Disney.
  • – Anh ấy là người duy nhất tham gia thử giọng khi vẫn đang đi học.
  • – Theo Jin, khi anh ấy còn là học sinh, anh ấy khá trầm tính nhưng cũng không (đến mức) phải ngồi ăn một mình
  • – Jin nói rằng sẽ hẹn hò với Jimin nếu Jin là con gái bởi vì anh ấy không có tính hướng ngoại cao, vậy nên sẽ tốt hơn nếu hẹn hò với 1 người như Jimin.
  • – Bây giờ Jin đang học cách làm diễn viên bằng cách học mấy kiểu quyến rũ các ahjumma (thím/ gái chưa chồng) và tất cả các eomma (bà mẹ/ bà nội trợ)
  • – Thánh vụng về của BTS, vụng về trong mọi chuyện =))
  • – Ham ăn nhất nhóm (Jin lợn :p)
  • – Suga như người bố của BTS thì Jin như người mẹ.
0
3 tháng 12 2018

Nhắm mắt lại và chính bản thân tôi suy nghĩ, 1 phút suy nghĩ về cuộc sống. Tôi đôi khi tự hỏi, chính mình đang vui, hay buồn, mệt? Nhưng điều tôi khẳng định và chắc chắn rằng, tôi đang sống trong 1 cuộc đời ngập tràn ánh nắng. Ánh nắng không ở đâu xa xôi cả, nó chính là được bắt đầu từ nỗi hạnh phúc và nụ cười tươi rói của bạn vào mỗi ngày.

Không ai biết, cuộc đời ngập tràn ánh nắng được định nghĩa như thế nào. Mà chỉ tùy vào mỗi người, cuộc sống có ánh nắng hạnh phúc nhỏ nhoi đó có thể xuất phát vào những chuỗi ngày hạnh phúc, yên bình trôi qua mỗi ngày. Hay là được vui vẻ bên ba mẹ, ăn mặc ấm no trong gia đình nhà điều kiện. Nhưng đối với tôi, có lẽ là mỗi ngày được yên bình qua đi, ngắm nhìn mọi người cùng vui đùa bên mình hay được tự do làm những điều mình thích. Có thể ví dụ như, mỗi buổi sáng tôi được thức dậy trên chiếc giường ấm áp, rồi xuống bếp được thấy ba mẹ đang cười tươi về phía mình? Hay những buổi họp mặt đơn giản của những đứa bạn xung quanh, sau đó mọi người cùng tụm năm tụm bảy vây quanh bàn cùng đùa giỡn với nhau không ngớt? Cuộc sống ngập tràn ánh nắng được định nghĩa là như thế theo ý kiến riêng của tôi. Chỉ cần luôn có người ở bên tôi, chăm sóc tôi hay có người luôn tâm sự với tôi. Đơn giản, hạnh phúc qua ngày như thế, khiến tôi luôn cảm thấy có những trái tim ấp ấm đang vây quanh mình....

Cuộc sống tràn ngập ánh nắng của tôi là như thế, có thể đối với người khác là bình thường, nhưng đối với tôi, nhiêu đây đã đủ thỏa mãn niềm vui nho nhỏ rồi. Không bắt buộc phải sống trong áp lực của việc học hành thi cử hay sống theo khuôn khổ mà mọi người đặt ra. Bạn cữ ngỡ, ánh nắng thực sự ở đâu xa xôi, khó tìm, nhưng thực chất, có được yên bình tràn ngập nắng sáng hay không thì chính là dựa vào bản thân và trong tâm của bạn.

3 tháng 12 2018

Cái này là đề được cho hay bạn đặt ngẫu nhiên ạ? Đề hơi lạ :vv

Bài làm

Trong câu: 

" Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh."

- Câu trên có thể hiểu theo hai nghĩa. Đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.

- Mọi người thường hiểu theo nghĩa đen nhất. Vì câu trên, nói lên vẻ đẹp, oai phong, anh dũng của phụ nữ Việt Nam.

# Chúc bạn học tốt #

3 tháng 12 2018

2 nghĩa. nghĩa thứ 1: giặc đến nhà , đàn bà đánh giặc

             nghĩa thứ 2: giặc đến nhà , giặc đánh đàn bà

3 tháng 12 2018

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

3 tháng 12 2018

Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.

Năm tuổi, từ thành thị tôi về quê sống với nội theo yêu cầu của bố. Bố tôi nói, nội ở quê một mình buồn lắm, không ai trò chuyện lúc rảnh rỗi, cũng tội. Thế là tôi chuyển hẳn về sống ở quê. Căn nhà nhỏ tự dưng có hai bà cháu. Những lúc đi chợ xa, nội gửi tôi sang bên nhà hàng xóm. Tuy là con gái nhưng tính tôi thì nghịch hệt con trai nên mỗi khi tôi tung tăng, chạy nhảy cùng với lũ bạn trong làng về là nội lại phải lôi ngay tôi đi tắm. Tôi ghét tắm thế nên mỗi lần như vậy chẳng khác nào tôi đang hành nội. Những lúc rảnh rang, nội lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện cô Tấm hiền lành, Thạch Sanh dũng cảm, chuyện thằng Lý Thông ở ác... Sau mỗi lần như thế, nội lại khuyên tôi: sau này lớn lên cháu phải chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Có vậy, cháu mới được nhiều người yêu mến.

Những ngày tháng ở quê, nội thường nhờ một anh hàng xóm sang dạy chữ cho tôi. Buổi tối, tôi thường sợ ma, trốn không học bài đi ngủ sớm. Nội kiên nhẫn thắp đèn thức cùng tôi. Nội nói: rèn nét chữ cũng là rèn nết người cháu ạ! Thế là tôi lại cặm cụi ngồi tập viết. Nhưng chính vì thế mà giờ đây tôi phải cảm ơn bà bởi nếu không có những hôm như vậy thì chữ tôi chắc bây giờ xấu lắm. Và quan trọng hơn là nhân cách tôi sẽ ra sao?

Năm ấy, mẹ tôi sinh thêm em bé. Khi em cứng cáp, bố về quê nội. Bố ở lại thăm bà mấy bữa, sửa lại hàng rào, lợp lại ngói cho bà. Tới ngày chuẩn bị lên thành phố, bố bảo tôi lên trên ấy mấy bữa để giúp mẹ tôi chăm sóc em khi bố đi công tác. Tôi không muốn rời xa nội, nhưng nội cứ dỗ dành tôi lên trên ấy với mẹ ít ngày rồi trở lại. Thế là tôi lại về thành phố. Lúc bố đi công tác vừa xong cũng là lúc tôi đến tuổi phải bước chân đến lớp. Ở quê nội trường học rất xa, nội lại già và yếu nên bố quyết định tôi không về quê nữa. Tôi sẽ ở lại và học ở đây. Tôi đành chấp nhận. Tôi yêu nội lắm, hình ảnh nội luôn hiện lên trong tâm trí của tôi – một người bà hiền từ, nhân hậu. Suốt những năm xa nội tôi luôn tự hỏi: không biết nội có thay đổi nhiều không? Tôi muốn đặt cho nội hàng loạt câu hỏi để nói lên niềm khao khát được về thăm nội của tôi.

Tôi học ở thành phố đến năm lớp bảy thì bố đón hẳn nội ra sống với nhà tôi. Ngày đón nội, tôi theo bố mãi ra ga. Tôi vui mừng lắm. Tôi cứ mơ màng hình dung về nội. Nhưng khi nội bước ra khỏi toa tàu, tôi không thể cầm được hai dòng nước mắt. Nội đã già hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của tôi. Lưng nội đã còng rạp xuống, da mặt nhăn nheo, duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nội là không thay đổi. Nó vẫn gợi sự hiền từ và nhân hậu như xưa.

Những ngày sau đó, tôi không giấu nổi sự vui mừng vì được sống trong vòng tay thương yêu của nội. Nhưng nội thì có vẻ khó khăn để làm quen với cuộc sống mà tôi biết là nội không hoàn toàn mong muốn. Bố cũng như tôi rất hiểu điều này nên thường xuyên an ủi nội. Lâu dần, nội đã quen và sống vui hơn.

Giờ đây, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc vì không phải xa nội nữa. Nội ơi! Giờ con đã lớn, con đã học Trung học phổ thông. Con đã dần hiểu được những lời dạy của nội khi xưa về việc rèn giũa nết người. Con sẽ làm cho nội vui trong suốt quãng đời từ đây của nội. Mong sao những việc làm của con sẽ làm vơi đi những nhọc nhằn của nội khi xưa.

3 tháng 12 2018

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Chất “thép” và chất “tình” là hai yếu tố song song và hòa quyện trong hầu hết mọi sáng tác của Bác. Bên cạnh đó, “trăm ý đẹp” kia được toát lên từ tiếng lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc. Nếu cần chọn một bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm này, bài “Rằm tháng Giêng” chắc hẳn rất xứng đáng! Bài thơ “Rằm tháng Giêng” hay “Nguyên tiêu” đã lấy chuyện trăng rằm để tế nhị thể hiện tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng GiêngPhát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị tài ba, nhà lãnh đạo cách mạng lỗi lạc, chủ tịch nước vĩ đại mà còn là nhà văn, nhà thơ tài năng của văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh gắn liền với chặng đường hoạt động cách mạng. Do đó, bài thơ “Rằm tháng riêng” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, khi đó Bác cùng các cán bộ đầu não thường xuyên họp bàn chuyện quốc gia vùng căn cứ địa Việt Bắc. Bài thơ đã lấy bối cảnh không gian đó làm nền tảng.

Bài thơ nhắc tới mốc thời gian “Rằm tháng Giêng”. Theo âm lịch đây là ngày 15 tháng 1, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là tết Nguyên tiêu. Trăng vào ngày này không chỉ tròn sáng rõ mà còn làm sáng đẹp không gian thiên nhiên mùa xuân rực rỡ. Có lẽ chính cảnh tượng ấy đã gợi cảm hứng trữ tình cho tác giả. Bài thơ thể hiện rõ bức tranh thiên nhiên đêm trăng rằm ở rừng núi Việt Bắc đẹp kì vĩ và thơ mộng, đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của nhà thơ.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”

(“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”)

Trước hết, Hồ Chí Minh đã khắc họa bức tranh thiên nhiên trời – trăng – sông nước thật kì vĩ và thơ mộng. Bức tranh có hai điểm nhấn rõ ràng là “kim dạ” và “xuân”. Tác giả đã đẩy tính từ “kim dạ” lên đầu câu thơ trước cả mốc thời gian “nguyên tiêu” và chủ thể “nguyệt” để nhấn mạnh vào không gian và hình ảnh. Ánh trăng sáng bàng bạc choáng lấy mọi thứ, soi sáng cho hàng loạt các hình ảnh sau đó. Tiếp theo, cả một trời xuân hiện ra liên tiếp thông qua điệp ngữ “xuân” và ngắt nhịp 2/2/2 của câu thơ dưới. Những hình ảnh “giang”, “thủy”, “thiên” lần lượt xuất hiện, mỗi một lần xuất hiện lại mở thêm chiều rộng, sâu và cao của không gian.

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

(“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”)

Hai câu thơ sau của bài thơ thể hiện hình ảnh con người. Nhân vật trữ tình hay là chính tác giả đang trong hành động “đàm quân sự” trên một con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt hồ. Từ “mãn” trong câu thơ dưới cũng rất đáng chú ý. Từ “mãn” vừa khắc họa cảnh thực là trăng chiếu xuống như đầy ánh sáng trong khoang thuyền vừa gợi liên tưởng đến sự thỏa mãn ánh trăng trong lòng con người. Giữa cảnh “yên ba thâm xứ” bốn bề là nước và khói sóng cùng với ánh trăng sáng bàng nhàng phủ đầy không gian thật tuyệt! Tiếc rằng con người còn đang bận quá, con người còn lo việc nước nhà, không thể nào thảnh thơi mà thưởng thức cảnh đẹp. Đây chính là chất “thép” và chất “tình” mà ta đã nhắc đến lúc đầu chăng?

Tóm lại, bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh tuy viết ở thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng lại có rất nhiều sự phá cách trong gieo vần, ngắt nhịp và ngôn từ. Qua đó, người đọc thấy được tài năng thi phú bên cạnh tình yêu thiên nhiên, tấm lòng vì dân vì nước của tác giả.

Bài làm

Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Nguyên tiêu". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
 Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên."​

Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai thiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,​"

Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:

"Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."​

Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ. 
Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.
Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.

# Chúc bạn học tốt #

4 tháng 12 2018

ơ m pải viết à? t cx thía nhưng nộp r