K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.

Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

30 tháng 10 2017

Tra mạng đi ban 😑😱😱😱😱

30 tháng 10 2017

Nghĩa gốc ( sắc ) : con dao này thật sắc bén .

Nghĩa chuyển ( sắc ) : có rất nhiều màu sắc .

Nghĩa gốc ( vua ) : Ông vua này thật độc ác .

Nghĩa chuyển ( vua ) : Ông vua nhạc Pop

Nghĩa gốc ( nóng ) : trời hôm nay rất nóng

Nghĩa chuyển ( nóng ) : Bạn Thương rất nóng tính

31 tháng 10 2017

Bạn ơi cái này bạn lên mạng tìm nha có nhiều lắm

k tui nha 

thanks

30 tháng 10 2017

Câu 1:

Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.

Câu 2:

Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.

Câu 3: Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:

  • Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".

  • Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".

  • Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.

Câu 4:

Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.

Câu 5:

Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.

30 tháng 10 2017

Bài đấy trong chương trình giảm tải nên k pải hok bn ạ

30 tháng 10 2017

con dốc

30 tháng 10 2017

con dốc

30 tháng 10 2017

We have to do it

k tui nha thanks

30 tháng 10 2017

từ cần điền là do it

30 tháng 10 2017


 

Mẹ dắt em đến trường

Em vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương”

Đây cũng là bài hát mà em đã ngân nga cùng mẹ khi lần đầu tiên đến trường. Và đến bây giờ là một học sinh lớp ba nhưng kỉ niệm lần đầu tiên đến trường, lần đầu tiên dự khai giảng của lớp một em vẫn không thể nào quên được.

Em vẫn nhớ, ngày hôm đó em đã dậy rất sớm, cùng mẹ chuẩn bị quần áo mới. Em mặc trên mình một chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần âu đên vẫn còn thơm nức mùi nước xả vải mẹ hay dùng. Mẹ chải tóc hai bím tóc xinh xinh và cài lên tóc thêm một bông hoa nhỏ xíu. Đúng 6 giờ 30 mẹ đèo em đến trường. Thời tiết hôm đó rất đẹp, bầu trời xanh ngắt, có mùi hoa sữa tỏa hương nhè nhẹ, em ngồi trên xe ôm mẹ, thấy xa xa có rất nhiều bạn nhỏ cũng đang đi đến trường giống em. Và em cảm thấy hồi hộp.

Ngôi trường hiện ra thật lớn, và hùng vĩ đầy tráng lệ đối với em. Mẹ dừng xe và dắt em vào trường. Nhìn vào trong sân trường, có rất nhiều bạn và các anh chị. Thầy cô giáo với những tà áo trắng đang hướng dẫn các bạn xếp hàng. Mẹ dẫn em đến lớp 1D và em được cô Hiền - cô giáo chủ nhiệm của em đưa em vào chỗ đứng. Em cứ cố níu lấy tay mẹ không muốn rời, mẹ vỗ thật nhẹ vào lưng em và thì thầm, “mẹ ở bên kia bé Na, Na ngoan" lúc đó cô giáo cùng cầm tay em,dịu dàng khẽ cười như đang khích lệ em. Em cảm thấy yên tâm hơn và vẫy tay chào mẹ để hòa mình cùng các bạn.

Đây là buổi khai trường đầu tiên em không thể nào quên được. Buổi lễ khai giảng diễn vô cùng long trọng và trang nghiệm. Ba tiếng trống đánh vang như đang giục giã thôi thúc em cố gắng học tập. Lời bài hát quốc ca, lời phát biểu của thầy cô như đọng mãi trong em. Từ lúc đó, em đã yêu ngôi trường này, yêu thầy cô và bạn bè biết bao nhiêu.

30 tháng 10 2017

Hôm nay một buổi trời thu trong xanh, trên bầu trời không còn những đám mây bàng bạc. Trời không nắng gắt như mùa hè nữa. Những điều đó khiến em nhớ lại ngày đầu tiên đi học.

Hôm đó cũng một buổi thu rất đẹp mẹ đưa em tới trường. Trên đường đi những ruộng lúa xanh mơn mởn đung đưa trong gió như vẫy chào em ngày đầu tiên đến trường. Trên đường đi em mải nghĩ mơn mai về trường lớp, thầy cô, và những bạn học cùng lớp của mình. Mải nghĩ linh tinh mẹ đã đưa em tới trường, mẹ nhẹ nhàng nói “ Con ơi, đến trường rồi, trường tiểu học Thái Dương đó đây con” Tôi giật mình ngoảnh lại. Em không biết đã bao nhiêu lần được nghe về trường trung tiểu học Thái Dương do chị Hồng kể nhưng sao em vẫn cảm thấy lạ lùng tới thế. Trước mắt em là ngôi trường khang trang, màu vàng do lâu đã ngả màu vàng rêu. Trường cao ráo, sạch sẽ và rất nhiều cây xanh. Mải ngắm mái trường em biết mẹ đang nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm của em tự bao giờ. Mẹ khẽ đẩy em vào trước mặt cô, giới thiệu về em và còn nói thêm một câu “ Cháu nó hay khóc lắm đó” Rồi mẹ đảy em vào lòng cô. Em liền chạy ra vào xà vào lòng mẹ. khóc nức nở, Mẹ cố dỗ dành em, nói những điều hay để em vào lớp cùng cô. Cô bước nhẹ nhàng tới, dỗ dành “ Con lớn rồi mà , phải mạnh dạn lên chứ?” Em miễn cưỡng theo cô. Trước mặt cô em ngậm ngừng nói “ Con chào cô…. ạ” Cô ngọt ngào nói với em “ Ừ cô chào con, đi vào lớp với cô nào” Em bước vào lớp với cô.

 Bước vào trong lớp  em cảm thấy thật lạ lẫm làm em lo sợ. Bồn chồn, các bạn ai cũng ăn mặc đẹp đẽ, bạn mặc váy, bạn mặc quần áo trắng rất đẹp đẽ. Cô ưu tiên cho em ngồi đầu vì em rất tí hon. Cô không dạy chúng em tập tô, tập độc chữ ạ, chứ á mà cô nói về mình về chỗ ngồi của chúng em, phải biết tôn trọng bạn bè, phải biết giúp đỡ nhau, phải kính trọng thầy cô giáo, rồi cô nói “ Các em phải biết về nội quy của trường học, biết thực hiện tốt 5 điều bác hồ dạy và đặc biệt phải hiểu về tâm quan trọng của học hành và học có lợi ích gì?” Em bị cuốn hút vào những câu nói của cô, em thấy điều đó thật ý nghĩa đúng là bài học đầu đời của chúng em thật ý nghĩa. Rồi 3 tiếng tùng… tùng … tùng ra chơi làm bọn em đang tập chung rồi giật mình ngảnh ra. Cô bảo” Các con ra chơi rồi  vào lớp học tiếp” Các em ùa ra ngoài chơi, em không giám bước ra vì sợ. Cô nhẹ nhàng bảo em cứ ra đi em chạy ra chơi cùng các bạn. Rùng Tùng Tùng… tùng vào lớp các bạn thi nhau chạy vào lớp em cũng chạy theo. Rồi chẳng may vấp ngã bị chảy máu chân, em đau đớn khóc. Cô giáo chạy ra đỡ em lên và nhẹ nhàng hỏi hang, em cẩm nhận được nơi nói của cô thật êm đềm, ấm áp. Em cảm thấy cô như mẹ hiền của mìn

Vậy là mới hôm đó ngày đầu tiên em đi học mà bây giờ em đã học sinh lớp 8B của trường THCS Thái Dương. Em đã trải qua rất nhiều kỉ niệm về trường những kỉ niệm đó sẽ mãi mãi không bao giờ quên trong em.

 

30 tháng 10 2017

sai đề

30 tháng 10 2017

sai chỗ nào

30 tháng 10 2017

thái thượng hoàng vua quốc sử viện hà đê sứ khuyến nông sứ thái y viện tôn nhân phủ đồn điền sứ 12 lộ chánh, phó an phủ sứ đứng đầu phủ huyện châu tri phủ đứng đầu tri huyện đứng đầu tri châu đứng đầu xã quan đứng đầu nhớ kick nha bạn

30 tháng 10 2017

lịch sử mà 

30 tháng 10 2017

ai làm tổn thương bn v ... kb vs mình nek