K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

24 tháng 3 2020

 Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành

Tham khảo nha bn

Học tốt

24 tháng 3 2020

trọng lượng riêng của thanh kim loại là : 

        800 : 10 = 80         

        đáp số ; 80         

24 tháng 3 2020

nhấp nháy thành mấp máy

bàn quang thành bàng quan

tinh tú thành tinh túy

bạn lên lời giải hay có đó

25 tháng 3 2020

Ông họa sĩ già mấp máy cộ ria mép quen thuộc.

Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của dân tộc.

24 tháng 3 2020

Tôi là Dế Mèn có một tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Và cũng chính bởi tính cách ấy mà tôi đã gây ra cái chết đau thương cho Dế Choắt. Tôi đã chôn cất chú ở một nơi yên bình. Và hôm nay, nhân dịp có chuyến đi công tác gần nơi Dế Choắt an nghỉ, tôi đã ghé thăm chú.

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đường đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 3 2020

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
II.Thân bài
-Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh
+Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
+Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên
+Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi
-Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu
-Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.
-Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.
-Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
III.Kết bài
-Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
-Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          “Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”    1. Có thể đổi vị trí câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          “Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”

 

   1. Có thể đổi vị trí câu tả dòng sông và câu tả những cây to trong đoạn văn trên cho nhau được không? Vì sao?

          2. a. Xác định từ loại của những từ được gạch chân và nêu ý nghĩa khái quát chung của chúng.

              b. Câu cuối của đoạn trích trên thiếu thành phần gì? Chỉ ra tác dụng của nó đối với nội dung miêu tả.

1
24 tháng 3 2020

Câu 1: không thể thay đổi vị trí của 2 câu văn tả trên được vì

 -Hai câu văn này được tả theo trình tự từ gần cho đến xa(theo hương nhìn của mắt) nên ta không thể thay đổi vị trí của nó

 -Nếu thay đổi hai câu văn thì không gian của bức tranh như bị thu hẹp lại và ko có chiều sâu

Câu 2:

a,Từ loại của 2 từ gạch chân là:

   - Xuống:tính từ

   -Ra : tính từ

  - Về::Tính từ

Ý nghĩa:thể hiện sự mệt mỏi hết mức của chú Hai và mọi người trong công cuộc vượt thác qua được thác mọi chuyện như đã bình thường chỉ còn là sự mệt hỏi của chú Hai và mọi người(thở không ra hơi)  sau đó (khi vượt qua thác) là thiên nhiên hiền dịu lại đang chào đón mọi người coi họ như con cháu.Từ"ra" được thể hiện 1 cách đặc sắc qua đó thể hiện những điều đẹp đẽ của thiên nhiên lại mở ra

24 tháng 3 2020

Những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả:

  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Hình dáng: nhỏ nhắn, tròn trĩnh,...

Khuôn mặt: mũm mĩm, mắt long lanh, môi đỏ hồng,...

Cử chỉ: ngây ngôn, hay cười, ...

Giọng nói: dễ thương, nói nhiều như ông cụ non,...

  • Một cụ già cao tuổi:

Hình dáng: lưng còng, chống gậy,...

Khuôn mặt: hiền từ, da nhắn nheo, mắt đeo kính, miệng móm mém,...

  • Cô giáo đang giảng bài :

Cô giáo dạy môn gì? (tiếng anh, toán,…)

Giờ học về nội dung gì? (Các thì trong tiếng anh, lũy thừa,…)

Giọng của cô giáo khi giảng bài? (nhỏ nhẹ, rõ ràng,…)

Khi cô giáo giảng bài thì biểu lộ sắc thái như thế nào? (nghiêm khắc, hiền từ,…)

27 tháng 3 2020

Những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả:

  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Hình dáng: nhỏ nhắn, tròn trĩnh,...

Khuôn mặt: mũm mĩm, mắt long lanh, môi đỏ hồng,...

Cử chỉ: ngây ngôn, hay cười, ...

Giọng nói: dễ thương, nói nhiều như ông cụ non,...

  • Một cụ già cao tuổi:

Hình dáng: lưng còng, chống gậy,...

Khuôn mặt: hiền từ, da nhắn nheo, mắt đeo kính, miệng móm mém,...

  • Cô giáo đang giảng bài :

Cô giáo dạy môn gì? (tiếng anh, toán,…)

Giờ học về nội dung gì? (Các thì trong tiếng anh, lũy thừa,…)

Giọng của cô giáo khi giảng bài? (nhỏ nhẹ, rõ ràng,…)

Khi cô giáo giảng bài thì biểu lộ sắc thái như thế nào? (nghiêm khắc, hiền từ,…)

24 tháng 3 2020

Nếu ko chép mạng vậy sao e ko tự viết nhỉ? Tốt nhất tự viết nhe e

24 tháng 3 2020

Tự viết, cũng có thể tham khảo một vài câu trên mạng

Thấy đúng thì k nha

25 tháng 3 2020

 Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:

-Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

-Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

-Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

-Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

-Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

-Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.

-Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

-Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.

-Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch

-Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Mình chỉ tìm được thôi, SORRY bạn nhá

Hoàng hôn dần bao trùm cả làng quê. Những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà dần khoác trên mình tấm áo màu hồng tím sầu buồn của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy,  ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng vội vã bay qua. Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Hoàng hôn buông xuống, mọi người bắt đầu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

24 tháng 3 2020

Hoàng hôn đang dần buông trên bở biển dài rì rào từng đợt sóng vỗ xô vào bờ cát để lại những vỏ ốc, vò sò lấm tấm trắng trên nền cát nâu sẫm. Ông mặt trời như hòn than rực đỏ đang từ từ chuyển động chìm dần xuống đại dương sâu thẳm. Phía xa xa, vài chú cá phi trên mặt nước làm nổi lên những từng bọt sóng nhỏ tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ mà rất đỗi thân thuộc. Hoàng hôn, cũng là lúc thủy triều dâng, những cơn sóng thi nhau xô bờ tựa như những đứa trẻ con nô đùa mãi không bao giờ biết chán.Tít tắp ngoài khơi xa, những con thuyền đánh cá xa bờ đang trở về sau một ngày dài làm việc với biển cả, những cánh buồm trắng dương cao nổi bật trong không gian. Biển vốn đẹp là thế, nó càng thêm tráng lệ khi chiều về , đẹp đến rung động lòng người.