K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017

chép trên mạng xuống

23 tháng 11 2017

Mk quên chưa nhắc :" Ko chép mạng nhé!"

23 tháng 11 2017

ĐỀ gì vậy???

23 tháng 11 2017

nên 1 tháng sau, nó quay lại thấy cành chùm nho dài ra chạm xuống mũi nó đớp luôn:))

24 tháng 11 2017

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

23 tháng 11 2017

Hễ tôi đi qua ngôi nhà ấy thì con chó lại sủa ầm lên

23 tháng 11 2017

Hễ chú chuột di chuyển thì con mèo lại rón rén rình theo ^^

23 tháng 11 2017

Không như những đứa trẻ khác ngày đầu tiên đến trường với gương mặt sợ sệt, đối với tôi, được đi học là niềm vui sướng không thể tả. Ngồi trên xe tôi cứ hối thúc mẹ chạy nhanh, rồi trông thời gian qua mau để sớm gặp được các bạn mới, tiếng trống trường và các thầy cô. Cũng không có gì ngạc nhiên khi tôi lại vui mừng đến thế, bởi ngay từ 3 tuổi tôi đã được mẹ đưa đến trường. Mẹ tôi là giáo viên tiểu học ngay chính trường tôi đang học. Những lần bà bận việc không trông tôi được, mẹ buộc phải dẫn tôi đến lớp. Lúc đó, mẹ sắp xếp cho tôi ngồi vào bàn đầu cùng các anh chị, tuy không hiểu mẹ giảng những gì nhưng tôi thấy thú vị vô cùng, mong cho đến ngày đủ tuổi đi học

Vốn muốn được chính tay mẹ dạy nên tôi cứ nằng nặc đòi mẹ phải dạy cho mình, mặc dù mẹ tôi đang dạy lớp 5. Bố dỗ dành: "Ráng học giỏi, lên lớp, rồi con sẽ được mẹ dạy. Không ai một bước bay vọt lên trời đâu, phải bước lên từng nấc, con  trai ạ!". Nghe lời mọi người trong nhà, tôi cố gắng học thật chăm, đạo đức tốt, lao động cũng chẳng thua ai. Bù lại cho những tháng ngày vất vả đó là năm nào tôi cũng được lĩnh thưởng trong tốp 5 của lớp.

4 năm học trôi qua đối với tôi là một thời gian rất dài, nhưng cũng chóng vánh qua đi. Ngày vào lớp 5 cũng đã đến. Mẹ sắp xếp cho tôi vào lớp 5/2 do mẹ chủ nhiệm. Thế nhưng mọi việc không như tôi mong ước. Khi vào lớp mẹ dạy, tôi mới biết, mẹ không như ở nhà chiều chuộng tôi. Trong lớp mẹ là một giáo viên cứng cỏi, nghiêm túc và không thiên vị một ai.

Tôi nhớ có lần mải lo xem truyện tranh mà quên việc học bài môn văn. Mẹ nhắc nhở: "Ngày mai mẹ sẽ gọi con lên trả bài đấy, không thuộc là xơi trứng ngỗng!". Tôi vẫn dửng dưng trước câu nói ấy vì biết mẹ sẽ không làm thế đối với con mình. Nào ngờ, sáng hôm sau, mẹ kêu ngay tên tôi lên trả bài. Tôi sửng sốt đến đỏ bừng mặt, cầm quyển tập từ từ lên bục giảng lí nhí bảo: "Thưa cô, em không thuộc bài". Mẹ thẳng tay cho tôi điểm 0. Cả lớp trố mắt nhìn tôi và tự đặt câu hỏi. Hôm ấy, về đến nhà, tôi giận mẹ, lao vào phòng đóng cửa không chịu ăn cơm. Mẹ và bà gọi mãi nhưng tôi không trả lời. Lát sau bố về tới, gõ cửa phòng và nhẹ nhàng gọi tôi. Tưởng bố là đồng minh nên tôi mở cửa. Nào ngờ bố chỉ cười và khuyên: "Mẹ làm như thế là đúng, con trai ạ! Con phải hiểu cho mẹ, để là một giáo viên gương mẫu, đòi hỏi phải có đạo đức, yêu nghề và không thiên vị bất cứ một học sinh nào, ngay cả con của mình. Cố gắng học tập để mẹ con không còn phải khó xử, và con cũng đánh tan mọi sự nghi ngờ của bè bạn về việc mẹ mình là cô giáo". Tôi thấm thía lời nói của bố, ngoan ngoãn ra ngoài ăn cơm và không quên khoanh tay xin lỗi mẹ.

Chẳng những mẹ là cô giáo công bằng mà còn có lòng bao dung, thương học sinh như con ruột mình. Tôi đã từng cùng mẹ và các bạn đến thăm lớp trưởng ốm, hay mẹ vận động cả lớp quyên góp tiền ủng hộ học sinh nghèo...  Mỗi chủ nhật, mẹ dành ra 2 tiếng để dạy phụ đạo kiến thức khó, chưa hiểu. Suốt năm học lớp 5, tôi mới thấu hiểu tình cảm của mẹ dành cho học trò mình. Những việc làm ý nghĩa đó đã nhân đôi tình yêu thương của tôi dành cho mẹ và cố gắng học thật tốt.

Giờ đây, sau rất nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, được trau dồi rất nhiều kiến thức từ nhiều thầy cô giáo nhưng ấn tượng về người giáo viên lớp 5 khiến tôi không thể nào quên. Dù ở mãi tận đô thành nhưng cứ vào 20-11 hàng năm là tôi thu xếp về thăm gia đình, thăm thầy cô giáo, đặc biệt là tặng mẹ một món quà thật ý nghĩa thay cho lòng tri ân của tôi đối với người. Tất cả những món quà do học sinh gửi tặng, đặc biệt là của tôi, mẹ đều cất giữ cẩn thận, lâu lâu lấy ra ngắm rồi cười mãn nguyện. Những lúc thế, bố hay trêu mẹ: “Cả đời mẹ con làm giáo viên không thiên vị bất cứ ai, nhưng nay về hưu thì ngược lại”. Tôi hỏi bố: “Mẹ thiên vị chuyện gì?”. Bố bảo: “Tất cả những món quà do học sinh tặng, mẹ chỉ ưu ái với món quà của con nhiều nhất thôi”.

23 tháng 11 2017

Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.

23 tháng 11 2017

Có mk nè. Mk kb nha. Xin được làm quen.

Tk mk nha

23 tháng 11 2017

mình nè

Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,… Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:

– Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!

Tôi ngậm ngùi nói:

– Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.

Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.

23 tháng 11 2017

Khi có chuyện không vui , khi mình cần an ủi chỉ có thể là bạn bè giúp. Sau đây em xin kể về người bạn mà em yêu quý nhất.

         Bạn thân của em có tên là Hà . Bạn có làn da ngăm ngăm đen vì bị cháy nắng.Bạn có mái tóc dài ngang lưng, lúc nào bạn cũng buộc gọn gàng trông rất đáng yêu. Bạn có đôi mắt bồ câu long lanh đẹp mê hồn. Bạn đeo 1 chiếc kính màu đỏ tươi trông rất thời trang.Bạn sở hữu 1 chiếc mũi dọc dừa cao trông rất thanh tú.Đôi môi hình trái tim dễ thương và hàng lông mi dài khiến cho bạn nhìn rất bắt mắt.

         Em còn nhớ, có lần em không biết làm 1 bài toán ,em đã nhờ Hà giảng bài hộ.Nhưng hôm ấy, Hà bị ốm nên không thể đến trường được.Em không biết làm thế nào. Lúc tan trường, em vội vàng chạy đến nhà Hà xem bạn thế nào rồi, Hà ốm rất nặng,em buồn lắm.Ngày hôm sau, Hà gắng đi học để theo kịp các bạn.Nhưng thấy Hà mệt như thế em không muốn nhờ bạn ấy kẻo bạn thấy phiền.

Buổi chiều, Hà thấy em ngồi loay hoay không biết giải bài toán, Hà ở lại và hỏi em đề và giảng cho em bài toán. Hà giảng bài rất dễ hiểu, giọng hà còn dịu dàng êm ái rất dễ chịu em biết ơn bạn lắm.

Tình bạn thật cao cả. Các bạn hãy đối xử với bạn bè của các bạn thật tử tế nhé.

Đánh cá bằng mìn là một phương pháp có tính hủy diệt khác mà ngư dân sử dụng để đánh bắt cá nhỏ bằng thuốc nổ. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng bắt được cá, nhưng hậu họa khôn lường, nó là thảm họa đối với hệ sinh thái, nguồn lợi cá, cũng như sự an toàn của người sử dụng và những người khác. Đây là kiểu đánh bắt phổ biến ở Việt Nam.

k cho mình nha!

23 tháng 11 2017

Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt sông, kênh rạch nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bội áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi. Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Dưới thửa ruộng không có một bóng cây, ngọn cỏ. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn. Những đường cấy vất vả để làm ra hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc. 
Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời

23 tháng 11 2017

ông nhìn thấy ma cà rồng 

k mình nha

23 tháng 11 2017

con rồng