K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2017

Bài làm ... Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo  Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền... Hằng ngày, nhiều lúc chúng ta được nghe, hoặc đôi khi chính chúng ta cũng thầm thì cất tiếng hát vé bài ca ca ngợi hai người rất đỗi gần gũi với ta. Đó là mẹ và cô giáo. Mẹ sinh ra ta, dạy dỗ, giáo dục ta từ tấm bé đến lúc trưởng thành. Cô giáo không sinh ra ta song đã giáo dục, dìu dắt ta từng bước lớn lên. Mẹ hiền và cô giáo, cô giáo và mẹ hiền... đối với tuổi trẻ chúng ta, hai người đó luôn hoà quyên gắn bó và hiển hiện trong cuộc sống, trong lời ca, bài hát và trong các áng thơ văn. Từ xa xưa, chuyện về những người mẹ giỏi dạy con, vừa là mẹ vừa là cô giáo của con đã được kể và truyền tụng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó là truyện Mẹ hiền dạy con trong sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc. Áng văn ấy đã được chọn dịch và in trong cuốn cổ học tinh hoa nổi tiếng ở nước ta. Truyện kể về bà mẹ của nhà hiền triết Mạnh Tử, thời Chiến quốc xa xưa. Tuy là một người phụ nữ bình thường, nhưng bà mẹ ấy đã dạy dỗ, giáo dục con có bài bản, rất khoa học như một nhà sư phạm, một cô giáo tài ba, giàu kinh nghiệm. Theo tư liệu, sách vở, Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, người tổng Sơn Đông, Trung Quốc, sống khoảng thời gian từ năm 372 đến năm 289 tr. CN, cách ngày nay trên hai nghìn năm. Mạnh Tử là một hiển triết nổi tiếng từng đi chu du khắp đất nước Trung Hoa rộng lớn để dạy học, viết sách về chính trị, về đạo đức. Ông được nhân dân và các trí thức suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử. Ngay từ tuổi ấu thơ, Mạnh Kha đã bộc lộ trí thông minh, ham học tập, hay thắc mắc, luôn luôn tìm tòi, suy ngẫm để nâng cao hiểu biết, để mau chóng trưởng thành. Đường đời của Mạnh Tử từ khi thơ ấu đến lúc trở thành bậc đại hiền - người vừa có đạo đức vừa hiểu biết rộng rãi được mở đầu bằng những năm tháng sống bên mẹ, được mẹ dạy dỗchu đáo. Truyện Mẹ hiền dạy con kể năm sự việc tiêu biểu của quá trình giáo dục thật là khéo léo của bà. 1. Ba lần thay đổi chỗ ở để tìm nơi sống tốt nhất cho con Lần thứ nhất, nhà gần nghĩa địa, thấy con thường bắt chước đào, bới, lăn, khóc, bà mẹ nói : "chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Chuyển nhà ra gần chợ, lần thứ hai, mẹ lại thấy con "bắt chước nô nghịch cách buôn bán đảo điên", bèn quyết định dọn đi nơi khác. Lần thứ ba, chọn được nơi ở gần trường học, bà mẹ mới yên lòng. "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây", bà mẹ nói vậy. Quả thật, nhờ nơi ở thứ ba này, chú bé Mạnh Kha vốn hay học hỏi, bắt chước đã chăm chỉ cắp sách đến trường, lễ phép, ngoan ngoãn với mọi người. Chúng ta thử hình dung những lần gia đình chuyển chỗ ở. Bao nhiêu rắc rối, phức tạp diễn ra. Nào đi tìm đất, mua nhà. Nào thu dọn các vật dụng, bàn, ghế, giường tủ, quần áo,... lủng củng hàng trăm thứ. Nào gói ghém, nào vận chuyển, rồi dọn nhà cũ, vệ sinh, sắp xếp lại nhà mới, lôi thôi, hàng trăm việc. Vậy mà, chỉ vài năm, khi Mạnh Tử vẫn trong tuổi ấu thơ, người mẹ hiền ấy đã quyết dinh và lo chu đáo ba lần chuyển nhà, thay nơi ở. Vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, bà mẹ đã làm một công việc mang ý nghĩa giáo dục cao. Đó là việc chọn môi trường giáo dục : tránh nơi ở phức tạp, nhiều tiêu cực, tìm nơi ở lành mạnh, an toàn, xóm giềng xung quanh có nhiều mặt tích cực để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho viộc hình thành nhân cách trẻ thơ, con cái. Đó là kinh nghiệm sống, cũng là một phương pháp sư phạm thiết thực, hiệu quả mà cha ông ta từng đúc kết trong các câu tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Bà mẹ của Mạnh Tử đúng là mẹ hiền, là cô giáo luôn quan tâm, chăm lo, giáo dục con cái. 2. Không nói dối con để dạy con đức tính thật thà Đó là việc thứ tư mà bà mẹ Mạnh Tử đã làm. Trót đùa con rằng : hàng xóm giết thịt lợn để... cho con ăn. Bà mẹ bỗng giật mình. Bà tự nhủ : "ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?". Rồi bà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật. Một việc quá nhỏ nhoi, đơn giản như thế, nhiều người có thể cho qua. Nói đùa con cái, đùa vui trong gia đình là chuyện bình thường. Nhưng với tuổi ấu thơ, giữa lời nói đùa, nói dối và lời nói nghiêm chỉnh, nói thật, rất khó phân biệt. Cha mẹ, người lớn đùa con, dối con lần thứ nhất, rồi quen đi, tái diễn lần thứ hai, thứ ba,... rất có thể khiến đứa trẻ tin là sự thật. Rồi khi sự thật không diễn ra, em bé sẽ bị... sốc, sẽ mất vui, giảm niềm tin và sẽ bắt chước nói đùa, nói dối. Nguy hiểm biết bao ! Bà mẹ Mạnh Tử chỉ một lần đùa vui mà đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình, kịp thời sửa sai ngay. Đúng là một nhà sư phạm luôn coi trọng việc giáo dục con cái, luôn thận trọng trong từng việc, dù nhỏ nhất. Bà đã không nói dối con để dạy con chữ tín, để con không nhiễm thói xấu dối trá, mà hình thành trong con, ngay từ việc nhỏ nhất, dức tính thật thà. 3. Cắt đứt tấm vải đang dệt để nhác con học tập chuyên cần Việc thứ năm của bà mẹ có phần kì lạ. Đang dệt vải, thấy con bỏ lớp học về nhà chơi, bà mẹ liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt. Thấy mẹ làm việc ấy, chắc chắn cậu bé mải chơi, lười học kia sẽ sửng sốt, thắc mắc. Tấm vải đang liền thế kia, đang đẹp thế kia, sao mẹ lại cắt nó ? Công lao mẹ dệt vải biết bao khó nhọc vất vả, sao tự dưng mẹ lại cắt đứt ? Những câu hỏi ấy vừa trỗi lên trong đầu con, đã được mẹ trả lời ngay : "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dột tấm vải này mà cắt đứt di vậy". Đang dệt vải là đang làm một việc có ích đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc, niềm vui cho cả hai mẹ con. Đó cũng là việc rèn cho mẹ đức tính cần cù, bàn tay khéo léo trong lao động và góp phần chuẩn bị cho tương lai, cuộc sống của con. Vậy mà mẹ cắt đứt nó. Vải đang dệt, đang lành nguyên, hứa hẹn bao điều tốt đẹp mà bị đứt... Xót xa, nuối tiếc biết bao nhiêu. Do đó, từ việc tấm vải bị cắt đứt bởi chính bàn tay đang dệt vải của mình, bà mẹ Mạnh Tử đã liên hệ, đối chiếu với việc cậu con trai đang học, bỗng bỏ học đi chơi. Hai việc ấy tưởng xa nhau mà hoá rất gần nhau, có quan hệ gắn bó với nhau, có ý nghĩa như nhau. Vốn là người thông minh, ham học hỏi, biết suy nghĩ, thấy việc mẹ làm, rồi nghe lời mẹ nói, Mạnh Tử hiểu ngay mọi lẽ. Mẹ không hề nặng lời mà chỉ bằng việc làm cụ thể, bằng một câu giải thích giản dị đã bộc lộ biết bao nỗi niềm. Chính vì thương con, muốn con nên người nên mẹ phải tỏ thái độ kiên quyết, dứt khoát như thế. Hiểu lòng mẹ, biết kính trọng mẹ và luôn vâng lời mẹ, Mạnh Tử đã nhận ra lỗi lầm. "Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền". Cách dạy con của bà mẹ ấy bất ngờ, độc đáo mà hiệu nghiêm biết bao. Tương tự với bốn sự việc trên, sự việc thứ năm này đã được kể thật đơn sơ, ngắn gọn, rất ít lời mà nhiều nghĩa. Nét nghệ thuật đó tiêu biểu cho loại truyện trung đại. Mỗi truyện thường ngắn gọn, kể việc, khắc hoạ nhân vật đơn sơ, vừa sáng tạo, tưởng tượng, vừa nói việc thật, người thật, đan xen lời kể là vài lời nhận xét, bình luận để làm nổi rõ ý nghĩa truyện, tăng thêm tính giáo dục, hướng người đọc vào những cảm xúc, suy nghĩ lành mạnh. Tóm lại, truyện Mẹ hiền dạy con ngợi ca một tấm gương người mẹ có tấm lòng và phương pháp dạy con của một cô giáo tài hoa: Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, rèn cho con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại, rất nghiêm khắc. Bên cạnh nhân vật người mẹ - cô giáo, nhân vật Mạnh Tử cũng thật đáng nhớ. Đó là một người con - cậu học trò vừa hiếu thảo vừa nhanh nhẹn, thông minh, biết vâng lời mẹ, biết làm theo điều tốt. Truyện có nhiều chi tiết xúc động, giàu ý nghĩa. Ra đời cách chúng ta trên hai nghìn năm mà áng cổ học tinh hoa ấy gần gũi chúng ta ngày nay và bổ ích với chúng ta biết bao nhiêu!. 

 

24 tháng 11 2017

Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra nhân cách cho con người, con người  hình thành tâm lý qua môi trường xã hội. Khi đọc xong tác phẩm Mẹ Hiền Dậy Con điều đó càng được bộc lộ rõ khi người mẹ đã tạo cho con những môi trường tốt nhất để hình thành nên phẩm chất đạo đức của mình.

 

24 tháng 11 2017

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

24 tháng 11 2017

xấu xí

6 tháng 12 2017

xau xi 

xau vo cung

k cho mk nha

24 tháng 11 2017

a)Danh từ:Rừng,cỏmay.

b)Động từ nói,cười vang

a ) Danh từ : rừng cỏ may 

b ) Động từ : vang động , tiếng nói , tiếng cười 

Học tốt !

Vào đêm trăng tròn ngày rằm tháng tám, khi nhìn lên trời, ta hay thấy những vệt lõm của mặt trăng, có hình như một cây cổ thụ, và một đốm nhỏ dưới gốc cây chính là chú Cuội đang ngồi ngắm nhìn các bạn nhỏ chơi trung thu dưới mặt đất.

Đã bao giờ các bé tự hỏi tại sao lại có câu chuyện kì lạ như thế này nhỉ? Làm thế nào mà chú Cuội lại bay được lên tới tận mặt trăng và ở trên đó mãi không về? Để tìm hiểu rõ hơn, hôm nay Vườn Cổ Tích sẽ kể cho các bé nghe câu chuyên cổ tích “Sự tích chú Cuội cung trăng” nhé.

—–

Ngày xửa ngày xưa, có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như mọi ngày, Cuội ta vác rìu vào rừng sâu kiếm củi. Đi đường đã lâu, Cuội bèn ngồi nghỉ bên con suối. Giật mình thấy một cái hang cọp, trước hang có bốn con cọp con đang vờn nhau, cuội liền xông đến vung rìu cho mỗi con một nhát. Bốn con cọp ngã lăn ra đất, cọp mẹ vừa đi kiếm ăn về, thấy thế thì gầm lên kinh hoàng. Cuội sợ hãi vội trèo lên một cây cao gần đó. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn lồng lộn vì đàn con đã chết, lát sau cọp mẹ lẳng lặng đi đến gốc cây chỗ Cuội nấp. Tưởng rằng Cọp mẹ đến trả thù Cuội, ai dè, nó ngoạm một ít lá về nhai mớm cho con. Kì lạ thay, chỉ một lát sau bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, đứng vờn quanh mẹ. Mẹ cọp vội vã tha con đi nơi khác an toàn hơn. Cuội nghĩ chắc hẳn cây kia là cây quý, bèn đợi mẹ con cọp đi khỏi, mới tụt xuống, tìm đến cây kia đào mang về.

Đang đi thì Cuội gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, Cuội liền bứt ngay mấy lá nhai mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt ngồi dậy, ông lão ngỡ mình đã chết bỗng nhiên tỉnh lại thì lấy làm lạ lắm, ông liền hỏi Cuội, cuội thật thà kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa dứt thì ông lão thốt lên:

–  Trời ơi! Loại cây này hẳn là loại cây có phép “cải tử hoàn sinh” đó con trai. Trời đã ban cho con để con có thể cứu giúp dân lành đó, con hãy mang về chăm sóc cho cây thật tốt, nhớ là tưới cây bằng nước sạch, đừng tưới nước bẩn mà cây bay về trời nhé.

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Cuội hăm hở gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội đã cứu giúp được rất nhiều người, phàm là người hiền lành chất phác dù xa mấy Cuội cũng đến cứu giúp. Cuội được dân làng vô cùng yêu mến.

Một lần nọ, đang đi ra suối gánh nước, Cuội bắt gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt con chó lên, lấy lá cây thần ra mớm cho chó sống lại. Con chó tỉnh lại thì vẫy đuôi tíu tít, quấn quít bám theo tỏ lòng biết ơn. Từ đó, một người một chó đi đâu cũng có nhau.

sự tích chú cuội cung trăng

k tui nha

Lại một lần khác, đang ngồi tỉ tê trò chuyện với cho thì có một phú ông hớt hải chạy đến tìm Cuội xin cứu lấy con gái vừa sảy chân chết đuối. Cuội vui vẻ mang thuốc lá chữa cho cô gái. Một lát sau, cô gái mở mắt tỉnh dậy, da dẻ lại hồng hào như cũ. Thấy Cuội cứu mình, cô xin cha cho làm vợ Cuội, Phú ông bằng lòng đồng ý cho cô về ở với Cuội. Cuộc sống của Cuội cứ êm đềm và hạnh phúc như thế cho đến một ngày nọ. Có bọn cướp đi qua nhà Cuội, nghe nói Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn tính kế giết vợ Cuội rồi moi ruột gan vứt xuống sông. Chúng thầm nghĩ: “thế này thì có thần thông đến mấy cũng không cứu được”, rồi chúng bỏ đi. Lúc Cuội về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu lá cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt như cũ.

Vào đêm trăng tròn ngày rằm tháng tám, khi nhìn lên trời, ta hay thấy những vệt lõm của mặt trăng, có hình như một cây cổ thụ, và một đốm nhỏ dưới gốc cây chính là chú Cuội đang ngồi ngắm nhìn các bạn nhỏ chơi trung thu dưới mặt đất.

Đã bao giờ các bé tự hỏi tại sao lại có câu chuyện kì lạ như thế này nhỉ? Làm thế nào mà chú Cuội lại bay được lên tới tận mặt trăng và ở trên đó mãi không về? Để tìm hiểu rõ hơn, hôm nay Vườn Cổ Tích sẽ kể cho các bé nghe câu chuyên cổ tích “Sự tích chú Cuội cung trăng” nhé câu truyện như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như mọi ngày, Cuội ta vác rìu vào rừng sâu kiếm củi. Đi đường đã lâu, Cuội bèn ngồi nghỉ bên con suối. Giật mình thấy một cái hang cọp, trước hang có bốn con cọp con đang vờn nhau, cuội liền xông đến vung rìu cho mỗi con một nhát. Bốn con cọp ngã lăn ra đất, cọp mẹ vừa đi kiếm ăn về, thấy thế thì gầm lên kinh hoàng. Cuội sợ hãi vội trèo lên một cây cao gần đó. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn lồng lộn vì đàn con đã chết, lát sau cọp mẹ lẳng lặng đi đến gốc cây chỗ Cuội nấp. Tưởng rằng Cọp mẹ đến trả thù Cuội, ai dè, nó ngoạm một ít lá về nhai mớm cho con. Kì lạ thay, chỉ một lát sau bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, đứng vờn quanh mẹ. Mẹ cọp vội vã tha con đi nơi khác an toàn hơn. Cuội nghĩ chắc hẳn cây kia là cây quý, bèn đợi mẹ con cọp đi khỏi, mới tụt xuống, tìm đến cây kia đào mang về.

Đang đi thì Cuội gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, Cuội liền bứt ngay mấy lá nhai mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt ngồi dậy, ông lão ngỡ mình đã chết bỗng nhiên tỉnh lại thì lấy làm lạ lắm, ông liền hỏi Cuội, cuội thật thà kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa dứt thì ông lão thốt lên:

–  Trời ơi! Loại cây này hẳn là loại cây có phép “cải tử hoàn sinh” đó con trai. Trời đã ban cho con để con có thể cứu giúp dân lành đó, con hãy mang về chăm sóc cho cây thật tốt, nhớ là tưới cây bằng nước sạch, đừng tưới nước bẩn mà cây bay về trời nhé.

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Cuội hăm hở gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội đã cứu giúp được rất nhiều người, phàm là người hiền lành chất phác dù xa mấy Cuội cũng đến cứu giúp. Cuội được dân làng vô cùng yêu mến.

Một lần nọ, đang đi ra suối gánh nước, Cuội bắt gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt con chó lên, lấy lá cây thần ra mớm cho chó sống lại. Con chó tỉnh lại thì vẫy đuôi tíu tít, quấn quít bám theo tỏ lòng biết ơn. Từ đó, một người một chó đi đâu cũng có nhau.

sự tích chú cuội cung trăng

Lại một lần khác, đang ngồi tỉ tê trò chuyện với cho thì có một phú ông hớt hải chạy đến tìm Cuội xin cứu lấy con gái vừa sảy chân chết đuối. Cuội vui vẻ mang thuốc lá chữa cho cô gái. Một lát sau, cô gái mở mắt tỉnh dậy, da dẻ lại hồng hào như cũ. Thấy Cuội cứu mình, cô xin cha cho làm vợ Cuội, Phú ông bằng lòng đồng ý cho cô về ở với Cuội. Cuộc sống của Cuội cứ êm đềm và hạnh phúc như thế cho đến một ngày nọ. Có bọn cướp đi qua nhà Cuội, nghe nói Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn tính kế giết vợ Cuội rồi moi ruột gan vứt xuống sông. Chúng thầm nghĩ: “thế này thì có thần thông đến mấy cũng không cứu được”, rồi chúng bỏ đi. Lúc Cuội về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu lá cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt như cũ.

25 tháng 11 2017

Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt. Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại. Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy. Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.

24 tháng 11 2017

Sau khi nghỉ hè một tuần, em được má cho về quê thăm bà ngoại ở Vĩnh Kim, một vùng cây trái nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.

   Tới gần ngôi nhà lá nằm dưới bóng mát rặng dừa, em đã nghe thấy tiếng: Ầu ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lất lẻo gập ghình khó đi ... Chắc là bà đang ru bé Bi, con cậu Tư ngủ. Em chạy vội vào, vòng tay, cúi đầu chào bà và rất mừng vì thấy bà vẫn khoẻ. Bà vuốt tóc em, âu yếm hỏi: "Má con cháu Thanh về thăm bà đấy ư! Cháu bà dạo này mau lớn quá! ".

   Bà ngoại em năm nay tuổi đã bảy mươi. Mái tóc bạc trắng búi cao. Những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt phúc hậu. Mỗi khi bà cười, ánh mắt toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Bà ngoại sống chung với vợ chồng cậu Tư. Ngày ngày, bà dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trông nom cháu bé. Có bà giúp đỡ, cậu mợ em an tâm dạy học.

   Tuy đã già nhưng bà em vẫn còn khoẻ mạnh. Lưng bà chưa còng, tai còn tinh, mắt vẫn còn sáng và trí nhớ rất tốt. Bà thường kể cho em nghe về những ngày em còn nhỏ xíu, được bà chăm sóc, vỗ về. Đến chiều, bà dẫn em ra vườn chơi. Chỉ tay lên cây mận hồng đào đầy trái chín, bà bảo: "Phần cháu đấy! Nhớ hái nhiều mang về trên ấy làm quà cho bé Thu và các bạn! ". Đến cây mít ở góc vườn, bà vỗ vỗ vào trái lớn nhất, cười nói: "Trái này bà cũng để dành cho cháu đó! Liệu có mang nổi không? ". Em sung sướng khi được bà yêu thương nhưthế. Được cầm tay bà đi trong vườn cây trái sum suê, em tưởng như mình lạc vào thế giới cổ tích đẹp đẽ và bà ngoại là một bà tiên đầy phép lạ.

   Tối đến, em nằm khoanh tròn trong lòng bà như thuở ấu thơ, say mê nghe bà kể chuyện ngày xửa, ngày xưa. Qua lời bà kể, em càng thương cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền và thương chú Cuội phải sống một mình dưới gốc đa trên cung Quảng. Kể chuyện xong, bà hỏi về kết quả học tập của em. Em thưa với bà là năm học vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bà vui lòng lắm.

   Mấy ngày ở quê trôi qua nhanh chóng. Lúc phải chia tay bà. Để trở về thành phố, em lưu luyến mãi. Em ao ước năm tới sẽ được sống trọn ba tháng hè bên bà ngoại kính yêu.

24 tháng 11 2017

Tham khảo bài văn tả bà nội

Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là mộ người bà nội mà bà còn là tri âm tri kỉ của tôi. mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.

Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. bà toi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước dấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi dó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thế nhưng giờ đây, bà nội tôi bị tai biến mạch máu não thật bất công cho những gì bà phải trải qua, sụ hi sinh hay tấm lòng cao cả kia.

Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt nhưng vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại , đôi lông mày rụng hết phần dưới đi,mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp vãn trẻ như vẫn con sáu mươi.

Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gày gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi uất ức nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.

Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.

24 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

24 tháng 11 2017

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

24 tháng 11 2017

I. Mở bài: giới thiệu mắt kính
Ông bà ta thường có câu “ đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620. 
- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi
- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo
2 bộ phận:
- Mắt kính: tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa
+ mắt kính thủy tinh: mắt kính này trong suốt nhwung có nhược điểm là dễ vỡ
+ mắt kính nhựa: mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước
- Gọng kính: gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại
+ gọng kim loại: gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu
+ gọng nhựa: gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính
- Kính thuốc: kính dung cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời
- Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về mắt kính
Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người. là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

24 tháng 11 2017

1. Mờ bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)
    a. Nguồn gốc:
      - Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
      - Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
      - Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợi thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
   b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
      - Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
          + Mắt kính
          + Gọng kính
      - Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng :
         + Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
         + Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
        + Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
      - Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính .
      - Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
          + Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
          + Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
     - Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
   c. Công dụng (theo từng loại kính):
      - Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
      - Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
      - Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
      - Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

24 tháng 11 2017

Bài làm

    Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

24 tháng 11 2017

ngắn vậy bn