K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

      ...
Đọc tiếp
 
  
  

ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaasjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjksafabwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwưktttttweeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeyaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaabkyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyybbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrruuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuufffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffff111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111112222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222233333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666644444444444444444444444444444444444444444444444444444444448888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666688888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888444444444444444444444444444444666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666

1
25 tháng 11 2017

Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh thực phẩm tươi sống thuỷ hải sản.Từ đời ông tôi, rồi đến bố tôi sau cùng là tôi.Khi tôi tiếp quản việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn,vui buồn lẩn lộn.Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà mỗi lần tôi ngẫm nghĩ lại thật buồn cười : “việc treo biển hiệu cho cửa hàng.”

Vì công việc kinh doanh đối với tôi lúc đầu còn mới mẻ nên việc mua bán ế ẩm.Tôi nảy ý định treo biển “Ở đây có bán cá tươi” nhằm quảng cáo để mọi người biết.Nghĩ sao làm vậy…Biển vừa được treo lên,có người đi ngang qua, xem rồi cười bảo: Cửa hàng của anh lâu nay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.Tôi nghe thế ! Thấy chột dạ liền bỏ chữ “tươi” đi.Hôm sau có người khách đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Chẵng nhẽ người ta ra hàng hoa mua cá hay sao mà anh phải đề “ở đây”.Nghe người khách nói có lý, tôi liền bỏ ngay hai chữ “ở đây”đi.Cách vài hôm sau có người khách nọ đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Ở đây bày cá ra khoe hay sao mà đề “có bán”,cần gì phải đề thế.Tôi nghe cũng có lý,liền bỏ luôn hai chữ”có bán”.Thành ra trên biển chỉ còn có một chữ “cá”.Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.Nhưng không ngờ vài hôm sau , người hàng xóm sang chơi, nhìn cái biển rồi nói: Mới tới đầu ngõ đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy rẩy cá, ai chẳng biết là bán cá mà đề biển làm gì nữa.Thế là tôi đem cất nốt cái biển luôn.

Qua sự việc trên nghĩ lại thật buồn cười.Sao mình ba phải thế “ con tám cũng ừ,con tư cũng gật”.Treo biển lên để quảng cáo là một việc rất có ý nghĩa nhưng tôi lại không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình.Rốt cuộc treo biển lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt.Việc làm ấy vừa tốn công, tốn sức vừa đáng chê cười.Sau khi ngẫm nghĩ từ việc làm kì quặc của mình,tôi khuyên mọi người khi làm việc gì cũng cần phải suy xét trước sau một cách cẩn thận.

25 tháng 11 2017

Tôi là một thanh gươm báu của đức Long Vương dưới thủy cung. Thời khởi thủy tôi đã cùng với Long Vương chinh chiến trên các chiến trường ác liệt để có thể thống nhất được Long cung thành một thể như ngày nay. Xét theo một khía cạnh nào đó tôi còn có thể được coi là bậc “khai quốc công thần”, có công lao to lớn, mang trong mình sức mạnh phi thường mà những thanh kiếm thông thường không thể có được. Long Vương cũng rất coi trọng tôi, nhưng năm ấy trên hạ thế xảy ra nhiều biến loạn, đức Long Vương đau lòng trước thực trạng lầm tham của dân chúng mà quyết định cử tôi lên trần gian một chuyến để giúp người đứng đầu nghĩa quân chính nghĩa mang tên Lam Sơn giành chiến thắng trước bọn phản tặc nhẫn tâm.

Tôi không chỉ là một thanh gươm vô tri vô giác mà có linh khí như một vị thần linh thực sự. Vì vậy mà sau khi nhận nhiệm vụ mà Long Vương giao, tôi không hề nề hà, than thở mà ngay lập tức xuất phát đi làm nhiệm vụ. Trước hết để thực hiện trọng trách mà Long Vương giao, tôi phải tự tìm cho mình vị chủ nhân xứng đáng, có đủ sức mạnh, bản lĩnh và tấm lòng nhân hậu để có thể cùng tôi đánh bại quân giặc. Tôi xuất hiện không hề toàn vẹn, không phải một thanh gươm hoàn chỉnh mà tôi phân thân thành hai bộ phận, lưỡi kiếm và chuôi kiếm. Và chỉ khi người đứng đầu nghĩa quân kia có thể tìm thấy cả hai bộ phận ấy thì tôi mới phát huy sức mạnh một cách toàn vẹn.

Đây cũng chính là thử thách mà tôi đặt ra, buộc người chủ tướng ấy phải hoàn thành. Trước hết, phần lưỡi kiếm tôi để mắc vào lưỡi kiếm của một người ngư dân. Tại sao tôi không để Lê Lợi trực tiếp tìm ra mà lại để người ngư dân này tìm thấy ư? Tất cả đều có lí do, bởi người ngư dân tên Lê Thận này là một con người có tấm lòng yêu nước, có tài, đặc biệt là hết sức trung thành với chủ tướng của mình, một lòng phò tá chủ tướng để giành chiến thắng cuối cùng. Tôi lựa chọn Lê Thận, và phần lưỡi kiếm này của tôi chính là sợi dây gắn kết giữa vị chủ tướng với bậc hiền quân.

Hôm ấy Lê Thận mang lưới ra bờ sông đánh cá, tôi đã cố tình không để cho anh ta kéo được bất cứ con cá nào, đến tận gần trưa tôi mới để lưỡi kiếm mắc vào lưới. Khi kéo lưới lên, thấy lưới nặng anh ta rất vui vẻ, hành động cũng khẩn trương lạ thường, khác hẳn với cái vẻ uể oải lúc trước. Nhưng khi kéo lên thấy chỉ có thanh sắt bị bùn đất bám dính không nhìn ra hình dáng thì anh ta lại thất vọng mà ném lưỡi kiếm xuống sông. Lần hai kéo lên thấy vẫn là thanh sắt nọ,anh ta một lần nữa bực mìn mà ném xuống sông. Nhưng lần thứ ba kéo được, anh ta lấy làm kì lạ lắm, mang thanh sắt ra bờ sông rửa sạch, thấy vẻ sáng bóng, sắc bén của lưỡi kiếm thì anh ta rất ngạc nhiên, sau đó không nói gì mà mang lưỡi gươm về để trong nhà.

Trong một lần bị quân Minh phục kích giữa rừng, Lê Lơi và một số người trên đường chạy trốn, tôi đã cố tình dẫn mọi người đến ngôi nhà nhỏ của Lê Thận, và cũng phát sáng để thu hút sự chú ý của họ. Lúc ấy Lê Lợi đã rất bất ngờ, đặc biệt khi nhìn thấy dòng chữ Thuận Thiên trên lưỡi kiếm thì càng đăm chiêu. Biết được lai lịch của người trong nhà của mình, Lê Thận đã rất xúc động mà xin đi theo phò tá cho Lê Lợi. Quả nhiên Lê Lợi là một người biết trọng dụng hiền tài, nhận thấy vẻ chân thành của Lê Thận thì lập tức đồng ý cho Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân, cũng từ đó mà họ vào sinh ra tử cùng nhau.

Sau cuộc gặp gỡ với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận, một lần nữa tôi dẫn dắt Lê Lợi đến khu rừng khi đang ẩn nấp quân giặc, thấy ánh sáng phát ra từ một ngọn cây, Lê Lợi đã lại gần và nhặt được chuôi kiếm. Lúc ấy đôi mắt của người chủ tướng này sáng rực như tìm ra một chân lí nào đó. Sau đó mang chuôi kiếm về nhà của Lê Thận và lắp chúng lại với nhau. Và khi ấy tôi đã hoàn chỉnh, sức mạnh được quy tụ và phát huy một cách tối đa nhất. Trong những trận chiến sau đó tôi đã đồng hành cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân liên tiếp thắng lợi, quân Minh đại bại mà rút về nước.

Sau khi nghĩa quân đại thắng, Lê Lợi lên ngôi vua, lúc ấy tôi vẫn đồng hành một thời gian để xem người này có phải một vị vua mẫu mực hay không. Quả nhiên, đây là một con người dũng mãnh khi chiến đấu nhưng lại là một vị minh quaann hiền từ. Trong một lần cùng dạo thuyền với nhà vua trên hồ tả vọng, sứ giả Rùa Vàng của đức Long Vương hiện lên, tôi biết thời gian quay về của mình đã đến nên chủ động chuyển động lại gần sứ giả. Vua Lê Lợi sau khi biết Long Vương đòi lại gươm thần thì rất kính cẩn dâng tôi cho Rùa vàng, sau đó tôi cùng Rùa Vàng trở về Long Cung. Cũng sau ngày hôm đó hồ Tả Vọng này được đổi lại tên, gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, như để ghi nhớ sự kiện trả gươm này.

25 tháng 11 2017

 Tôi là một thanh gươm báu của đức Long Vương dưới thủy cung. Thời khởi thủy tôi đã cùng với Long Vương chinh chiến trên các chiến trường ác liệt để có thể thống nhất được Long cung thành một thể như ngày nay. Xét theo một khía cạnh nào đó tôi còn có thể được coi là bậc “khai quốc công thần”, có công lao to lớn, mang trong mình sức mạnh phi thường mà những thanh kiếm thông thường không thể có được. Long Vương cũng rất coi trọng tôi, nhưng năm ấy trên hạ thế xảy ra nhiều biến loạn, đức Long Vương đau lòng trước thực trạng lầm tham của dân chúng mà quyết định cử tôi lên trần gian một chuyến để giúp người đứng đầu nghĩa quân chính nghĩa mang tên Lam Sơn giành chiến thắng trước bọn phản tặc nhẫn tâm.

Tôi không chỉ là một thanh gươm vô tri vô giác mà có linh khí như một vị thần linh thực sự. Vì vậy mà sau khi nhận nhiệm vụ mà Long Vương giao, tôi không hề nề hà, than thở mà ngay lập tức xuất phát đi làm nhiệm vụ. Trước hết để thực hiện trọng trách mà Long Vương giao, tôi phải tự tìm cho mình vị chủ nhân xứng đáng, có đủ sức mạnh, bản lĩnh và tấm lòng nhân hậu để có thể cùng tôi đánh bại quân giặc. Tôi xuất hiện không hề toàn vẹn, không phải một thanh gươm hoàn chỉnh mà tôi phân thân thành hai bộ phận, lưỡi kiếm và chuôi kiếm. Và chỉ khi người đứng đầu nghĩa quân kia có thể tìm thấy cả hai bộ phận ấy thì tôi mới phát huy sức mạnh một cách toàn vẹn.

Đây cũng chính là thử thách mà tôi đặt ra, buộc người chủ tướng ấy phải hoàn thành. Trước hết, phần lưỡi kiếm tôi để mắc vào lưỡi kiếm của một người ngư dân. Tại sao tôi không để Lê Lợi trực tiếp tìm ra mà lại để người ngư dân này tìm thấy ư? Tất cả đều có lí do, bởi người ngư dân tên Lê Thận này là một con người có tấm lòng yêu nước, có tài, đặc biệt là hết sức trung thành với chủ tướng của mình, một lòng phò tá chủ tướng để giành chiến thắng cuối cùng. Tôi lựa chọn Lê Thận, và phần lưỡi kiếm này của tôi chính là sợi dây gắn kết giữa vị chủ tướng với bậc hiền quân .

Hôm ấy Lê Thận mang lưới ra bờ sông đánh cá, tôi đã cố tình không để cho anh ta kéo được bất cứ con cá nào, đến tận gần trưa tôi mới để lưỡi kiếm mắc vào lưới. Khi kéo lưới lên, thấy lưới nặng anh ta rất vui vẻ, hành động cũng khẩn trương lạ thường, khác hẳn với cái vẻ uể oải lúc trước. Nhưng khi kéo lên thấy chỉ có thanh sắt bị bùn đất bám dính không nhìn ra hình dáng thì anh ta lại thất vọng mà ném lưỡi kiếm xuống sông. Lần hai kéo lên thấy vẫn là thanh sắt nọ,anh ta một lần nữa bực mìn mà ném xuống sông. Nhưng lần thứ ba kéo được, anh ta lấy làm kì lạ lắm, mang thanh sắt ra bờ sông rửa sạch, thấy vẻ sáng bóng, sắc bén của lưỡi kiếm thì anh ta rất ngạc nhiên, sau đó không nói gì mà mang lưỡi gươm về để trong nhà.

Trong một lần bị quân Minh phục kích giữa rừng, Lê Lơi và một số người trên đường chạy trốn, tôi đã cố tình dẫn mọi người đến ngôi nhà nhỏ của Lê Thận, và cũng phát sáng để thu hút sự chú ý của họ. Lúc ấy Lê Lợi đã rất bất ngờ, đặc biệt khi nhìn thấy dòng chữ Thuận Thiên trên lưỡi kiếm thì càng đăm chiêu. Biết được lai lịch của người trong nhà của mình, Lê Thận đã rất xúc động mà xin đi theo phò tá cho Lê Lợi. Quả nhiên Lê Lợi là một người biết trọng dụng hiền tài, nhận thấy vẻ chân thành của Lê Thận thì lập tức đồng ý cho Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân, cũng từ đó mà họ vào sinh ra tử cùng nhau.

Sau cuộc gặp gỡ với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận, một lần nữa tôi dẫn dắt Lê Lợi đến khu rừng khi đang ẩn nấp quân giặc, thấy ánh sáng phát ra từ một ngọn cây, Lê Lợi đã lại gần và nhặt được chuôi kiếm. Lúc ấy đôi mắt của người chủ tướng này sáng rực như tìm ra một chân lí nào đó. Sau đó mang chuôi kiếm về nhà của Lê Thận và lắp chúng lại với nhau. Và khi ấy tôi đã hoàn chỉnh, sức mạnh được quy tụ và phát huy một cách tối đa nhất. Trong những trận chiến sau đó tôi đã đồng hành cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân liên tiếp thắng lợi, quân Minh đại bại mà rút về nước.

Sau khi nghĩa quân đại thắng, Lê Lợi lên ngôi vua, lúc ấy tôi vẫn đồng hành một thời gian để xem người này có phải một vị vua mẫu mực hay không. Quả nhiên, đây là một con người dũng mãnh khi chiến đấu nhưng lại là một vị minh quaann hiền từ. Trong một lần cùng dạo thuyền với nhà vua trên hồ tả vọng, sứ giả Rùa Vàng của đức Long Vương hiện lên, tôi biết thời gian quay về của mình đã đến nên chủ động chuyển động lại gần sứ giả. Vua Lê Lợi sau khi biết Long Vương đòi lại gươm thần thì rất kính cẩn dâng tôi cho Rùa vàng, sau đó tôi cùng Rùa Vàng trở về Long Cung. Cũng sau ngày hôm đó hồ Tả Vọng này được đổi lại tên, gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, như để ghi nhớ sự kiện trả gươm này.

26 tháng 11 2017

Làm anh khó lắm
Chẳng phải chuyện đùa
Với em bé gái
Lại càng khó hơn.

Đúng vậy, làm anh thật khó nhưng đối với tôi làm một người anh tốt thật dễ dàng. Em gái tôi năm nay lên năm tuổi. Tôi thường gọi em bằng cái tên trìu mến: bé Bờm.

Bờm dễ thương lắm! Em có vóc dáng nhỏ nhắn xinh xinh, cộng với sự tinh nghịch hiếu động khiến tôi cảm thấy. Bờm như một thiên thần nhỏ vậy!

Em có khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy luôn ngước nhìn với một vẻ ngơ ngác toát lên sự hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ. Điểm vào đó là cặp lông mày đậm đen tuyền. Mũi em cao và to, tôi thường dùng tay vuốt cái mũi ấy để trêu yêu em gái. Đôi má phúng phình ửng hồng. Cái miệng nhỏ xinh lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ để lộ ra mấy chiếc răng đang thay trông thật đáng yêu!

Làn da em tôi mềm mịn, trắng như bông. Đơn giản thôi, bởi vì Bờm rất thích tắm, ngày nào cũng vậy cứ đi học về là Bờm lại tắm, thảo nào lúc nào em cũng sạch sẽ thơm tho.

Mái tóc em để dài quá vai, đen mượt được tết đuôi sam gọn gàng. Với hai cái đuôi sam đó, nhìn em tôi giống như một cô gái trên thảo nguyên.

Giọng nói nhí nhảnh của Bờm khiến cho tôi lúc thì buồn cười, lúc thì rất vui. Đôi khi, em còn bắt chước giọng mẹ, nhại giọng bố, giả giọng ông bà và đặc biệt nhất là em có tài nhại tiếng kêu của con chó, con mèo. Nghe em giả giọng thì thú vị vô cùng.

Bờm không những là đứa bé ngoan ngoãn lễ phép mà khi ở trường Mầm non, Bờm cũng học rất giỏi, đánh vần được cả bảng chữ cái, đọc được các số từ một đến hai mươi. Em còn là một giọng ca vàng của lớp, được giải Nhì cuộc thi văn nghệ ở trường Mầm non. Khi ở nhà, Bờm rất thích làm việc cùng cha mẹ, ông bà. Có việc gì nhỏ nhẹ mà sai, em đều làm với vẻ khoái chí. Có gì ngon em đều phần tôi. Thỉnh thoảng nghĩ ra một trò vui, Bờm muốn tôi cùng chơi bằng được. Thường vào mỗi dịp chủ nhật, anh em tôi bày đủ trò chơi để phá phách nhưng trò mà chúng tôi yêu thích nhất là trốn tìm. Mặc dù tôi chơi luôn thắng em nhưng Bờm vẫn không hề giận dỗi mà còn vui vẻ chơi tiếp. Mỗi khi bắt đâu, tôi úp mặt vào tường nhưng mắt ti hí, để ý tôi thấy Bờm bước đi nhẹ nhàng, thỉnh thoảng vẫn còn ngó lại. Chắc lại đề phòng rồi đây? Cái con bé này thế mà đáo để. Vậy là tôi tìm đến đúng chỗ Bờm trốn nhưng lạ thay không có ai cả. Sao vậy nhỉ? Rõ ràng tôi thấy nó chui vào đây mà? Bỗng tiếng ứ… òa… vang lên làm tôi giật cả mình, thế là Bờm hét lên: “Bắt quả tang chơi ăn gian nhé! Bắt quả tang anh rồi nhé!” Thế là cả anh lẫn em lăn ra sàn nhà cười sằng sặc. Quả là một ngày vui.

Tôi còn nhớ, Trung Thu năm trước, tôi và Bờm được bố mẹ cho đi hội rước đèn. Bao nhiêu đèn lồng đẹp, nào rồng bay, cung đình, hổ, báo, cá heo, bao nhiêu hình hấp dẫn làm tôi quên mất thiên chức của một người anh. Bố mẹ đã dặn dò cẩn thận phải trông nom em thật kĩ, thế mà chỉ vì mấy cái đèn lồng và bao nhiêu thứ đồ chơi mà tôi đã để lạc mất em. Quá hoảng hốt, tôi vội chạy đi tìm Bờm, dòng người đông đúc chen chúc nhau, gây khó khăn cho tôi. Tôi chạy ngược, chạy xuôi, ra vườn hoa, khu giải trí, cuối cùng tôi thấy em đang ngồi cạnh bế cá vàng, trông em có vẻ rất thích thú. Tôi liền chạy lại mừng như bắt được vàng ôm lấy em, hai anh em vui mừng dắt nhau về.

Em gái như một người bạn thân thiết của tôi. Người đã động viên mang lại cho tôi những niềm vui, những kỉ niệm mà suốt đời có lẽ tôi không bao giờ quên. Tôi rất yêu mến em gái bé bỏng của mình

25 tháng 11 2017

Bé Ngọc lên 4 tuổi đang học mẫu giáo là em gái yêu thương của em.

Bé Ngọc rất dễ thương. Má lúm đồng tiền. Môi hồng, hàm răng trắng nõn. Bố và anh trai có nước da đen, còn mẹ và bé Ngọc lại có nước da trắng. Cặp mắt bé đen huyền, dịu dàng. Em hát hay, múa đẹp và có trí nhớ rất tốt, em thuộc lòng một số bài đồng dao bà nội dạy cho.

Ngọc rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Mẹ em nói: “Sang năm, con dạy em học chữ cái và tập đánh vần nhé...”.

Lần nào cũng vậy, đón anh trai đi học về, em Ngọc đểu hỏi: “Anh được mấy điểm mười? ”, rồi em đòi xách cặp cho anh.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-em-gai-cua-em-c120a17072.html#ixzz4zS5X5U00

25 tháng 11 2017

Năm nay em lên lớp 7, thấm thoát cũng đã được nửa học kỳ rồi. Hôm nay là ngày 20-11, như thường lệ em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ, lòng vui phơi phới đến trường để dự buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Ai cũng mặc áo trắng, quần xanh thật đẹp. Trông xa màu xanh và trắng đan xen vào nhau như những cánh bướm rập rờn. Bên cạnh cột cờ là dòng chữ “Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, nổi bật trên nền phông xanh thắm.

Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên “Tùng!… Tùng!… Tùng…”.

Thầy hiệu trưởng, người cha già của cả trường với mái tóc đã điểm bạc vì nám tháng, dáng người xương xương bước lên lễ đài, giọng nói đầm ấm của thầy cất lên: “Các em ạ! Các em biết không? Để được một bài học hay cho các em, các thầy cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức, nhiều khi phải thức thâu đêm đề có một giáo án tốt. Những ngày mưa giông, gió rét, đường xá lầy lội, có thầy cô ở rất xa nhưng vẫn đến trường đúng giờ. Các thầy cô làm thế là. vì các em. Ai cũng muốn các em học thật giỏi, chăm ngoan để trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy các em phải chăm học, ngoan ngoãn”.

Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng chăm ngoan đề khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.

Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy cớ tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:

–    Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!

Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chia niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát vang lên trong sáng. Các bạn em như muốn gửi vào lời ca tiếng hát lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô. Những điệu múa của các bạn được thể hiện rất điêu luyện. Lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như nhửng cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 8 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điều khiển khéo léo của các anh, các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai củng tấm tắc.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.

25 tháng 11 2017

toa dam, van nghe, lien hoan, 

25 tháng 11 2017

Mk nghĩ không có từ nào là từ láy.

25 tháng 11 2017

Chả có câu nào là từ láy cả.Bạn xem lại đề bài nha.

25 tháng 11 2017

Tả mùa thu ở Hà Nội

                           Bài làm tham khảo:

Thu Hà Nội như một món quà mà thiên nhiên, đất trời ban tặng cho mảnh đất ngàn năm. Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Hà Nội vẫn cứ đẹp đến nao lòng. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường - góc phố, trên những ngọn cây. Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc. Thu Hà Nội đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu; mà còn là điều gì đó mà ta chỉ có thể cảm nhận - rất khó gọi tên; và cũng bởi Hà Nội gắn liền với mùa thu…

Có phải là ngẫu nhiên không khi những sự kiện lớn của đất nước, của Hà Nội đều chọn mùa thu? Mùa thu của đất nước độc lập, mùa thu của ngày giải phóng thủ đô. Dẫu thế nào đi nữa thì Hà Nội và mùa thu cứ hoà vào nhau, tan trong nhau để bao con tim ngơ ngẩn. Người nhạc sỹ tài hoa họ Trịnh ở phương Nam khi đến với mùa thu nơi đây, đã rung cảm tận đáy lòng viết nên “Nhớ mùa thu Hà Nội” hay “Đoản khúc thu Hà Nội”.

mua thu ha noi mua cua cam xuc hinh 1
Hồ Gươm thu luôn là hình ảnh quyến rũ

Mùa thu, mặt hồ Gươm xanh biếc soi cả bầu trời xanh. Hàng cây cũng xanh, vài ngọn cây loà xoà đón nắng ửng vàng. Những cành lộc vừng trổ hoa, e ấp và run rẩy. Mới chiều tối còn thấp thoáng mà sáng ra đã rụng đỏ rực gốc cây, mặt hồ. Hoa lộc vừng Hồ Gươm cũng là một phần của thu Hà Nội. Và nắng lấp lánh như dát bạc mặt hồ trên những gợn sóng lăn tăn, bồng bềnh trôi những bông hoa bé xíu.

Trên phố, thấp thoáng những gánh hàng quẩy bưởi, ổi, na… - những quả của mùa thu; hay quà đặc sản khác là cốm Vòng - một thứ mà chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Và đâu đó những xe hoa rong cũng rạng ngời trong ánh nắng.

mua thu ha noi mua cua cam xuc hinh 2
Nắng thu len lỏi dịu dàng trên hè phố

Thu Hà Nội rộn ràng niềm vui của ngày khai trường, của đêm Rằm Trung thu cùng tiếng hát tuổi thơ. Thu Hà Nội cũng dìu dặt se sắt nỗi buồn trong từng thoáng gió lạnh hay những giọt mưa như thể rơi rớt từ mùa hè, đem  theo những chiếc lá rụng vàng trên hè phố. Nắng, gió, mưa… tất cả đan xen và thay đổi thật nhanh như một cô gái dịu dàng nhưng cũng hơi đỏng đảnh. Trong cái dịu dàng thu ấy, người ta có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái hơn, cuộc sống như trôi chậm lại…

Hàng cây xanh

Hồ Gươm xanh

Hà Nội xanh

Nắng đùa bước phố

Anh chạm vào nỗi nhớ

Ngổn ngang lòng

           khi bất chợt một ngày mưa!

Đêm thu dường như sâu lắng hơn, tĩnh lặng hơn. Những con phố không còn ồn ào náo nhiệt như những ngày hè. Thoảng đâu đó mùi hoàng lan, mùi hoa sữa - bất chợt vọng trong tâm tưởng một tiếng đàn. Gió lại thổi qua, lao xao tiếng lá. Có thể cảm thấy như hương mùa thu đậu trên vai áo, lùa vào trong tóc, len lỏi, vấn vương… Trong cảm xúc cùng mùa thu ấy, người ta khát khao được chia sẻ, yêu thương; khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thu Hà Nội đến và đi nhanh lắm - thoảng như một cơn gió! Có khi người ta chưa cảm nhận được mùa thu, chưa thấy được mùa thu thì thu đã qua đi, nhanh đến ngỡ ngàng. Mùa thu đẹp và ngắn ngủi, để lại bao bâng khuâng nuối tiếc.

Buổi sáng ngồi trên phố uống cà phê dưới vòm cây xanh, nghe nắng gió xôn xao, nghe cả hơi thở của mùa thu trong từng chiếc lá. Và yêu, và nhớ, muốn ôm lấy mùa thu, muốn níu mùa thu ở lại… Tự dưng bối rối ở trong lòng…/.

25 tháng 11 2017

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

27 tháng 11 2017

cá sấu

27 tháng 11 2017

con cá sấu

k mk đi

25 tháng 11 2017

Tôi là Trương Sinh ở Nam Xương, cùng quê với Vũ Nương, sau này là vợ tôi. Câu chuyện thương tâm của gia đình tôi đã xảy ra cách đây mấy năm, nhưng mỗi lúc nghĩ đến, tôi vẫn thấy dường như mới chỉ xảy ra hôm qua.

Vũ Nương là một cô gái nết na, thuỳ mị và xinh đẹp. Khuôn mặt nàng thanh tú, đôi mắt đen dịu hiền, mái tóc dày óng mượt. Nàng đẹp một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và phúc hậu. Tôi đem lòng yêu mến nàng nên đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Nàng là một người vợ hiểu lễ giáo, phép tắc, nói năng nhỏ nhẹ, một lòng thương chồng, phụng dưỡng mẹ già nên dù tôi có tính đa nghi nhưng gia đình tôi luôn được êm ấm.

Cuộc sống của chúng tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn đưa, nàng buồn rười rượi, lòng trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nàng thương tôi phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật. Nàng lo cho tôi rồi đây giáp mặt với giặc dữ, cận kề cái chết. Nàng không mong tôi lập công được đeo ấn phong hầu mà chỉ mong tôi bình an trở về. Tay nàng nắm chặt áo tôi chẳng rời, mắt nàng rưng rưng khiến tôi cầm lòng không được. Giờ phút chia tay đã đến. Tôi dứt áo ra đi, nàng thẫn thờ nhìn theo, mắt nhoà lệ. Tôi vừa đi vừa ngoái lại, bóng dáng nhỏ bé của người vợ hiền dần khuất sau ngàn dâu xanh thẳm. Lòng tôi nhớ thương, chua xót không cùng.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng : nàng đã nương dựa vào tôi là vì mong có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng bây giờ, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ, nàng không còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn. 

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi lang thang đi tìm vớt xác nàng nhưng không thấy tăm hơi. Hoá ra, lời thỉnh cầu của nàng đã linh nghiệm. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho nàng nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Hai cha con tôi sống những ngày tháng cô đơn, buồn bã đằng đẵng. Một đêm, phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế liền chỉ tay lên chiếc bóng và nói : "Cha Đản lại đến kia kìa!". Tôi ngỡ ngàng rồi hiểu ra. Hỡi ơi, tôi đã hại chết Vũ Nương rồi! Tôi đau đớn, ân hận, xót xa, day dứt vô hạn. Bây giờ tôi mới hiểu vợ tôi bị oan, rằng nàng đã chết trong nỗi oan ức và tuyệt vọng. Nhưng việc đã lỡ rồi, tôi chẳng biết làm gì hơn là đau khổ, buồn thương, day dứt. 

Một hôm, Phan Lang - người cùng làng tôi đến kể cho tôi nghe là đã gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Ban đầu tôi không tin, nhưng khi chàng đưa chiếc hoa vàng cho tôi, tôi sửng sốt vì đó chính là vật vợ tôi đem theo lúc ra đi. Phan Lang nói, Vũ Nương vẫn cảm thấy tủi cực vì chưa được minh oan, vẫn thương nhớ chồng con, đau xót ứa nước mắt khi nghe kể cảnh buồn tủi của cha con tôi, cảnh nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt... Được biết nàng vẫn thương nhớ chồng con, tôi rất vui. Lòng tôi chứa chan hi vọng được gặp lại nàng. Tôi làm theo lời nhắn của nàng, lập một đàn giải oan ở bến sông, những mong nàng sẽ tha thứ cho lỗi lầm của tôi mà trở về, để tôi có thể bù đắp lại những đau khổ, thiệt thòi mà tôi đã gây ra cho nàng. Quả nhiên, Vũ Nương đã trở về. Giữa dòng Hoàng Giang mênh mông sóng nước bỗng hiện lên một chiếc kiệu hoa vàng lộng lẫy, rực rỡ. Nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa ấy, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ thanh thoát, cử chỉ khoan thai như một nàng tiên. Theo sau nàng, hơn 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lung linh trong ánh nến thoáng ẩn, thoáng hiện. Cả dòng sông như một lâu đài nguy nga tráng lệ mà nàng là người chủ lâu đài đó. Tôi vội gọi, khẩn thiết, chới với. Nàng nghe tiếng tôi nhưng cứ đứng giữa dòng, đôi mắt buồn thăm thẳm. Rồi nàng nói vọng vào, cảm tạ tình tôi, nhưng đã hứa với Linh Phi nên không trở về trần gian được nữa. Tôi đau khổ quá mức, nhưng còn biết làm sao được. Tuy vẫn còn thương nhớ nhau nhưng cốc nước đầy một khi đã đổ xuống đất thì dù có cố gắng thế nào cũng không thể vớt lại cho đầy được. Giữa chúng tôi đã có những khoảng cách không thể nào bù đắp. 

Còn chưa hết cay đắng, ngậm ngùi thì khói sương đã phủ, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất. 

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn. 
http://vuihh.vn/baiviet/15223-V...cuoc-doi-minh-co-su-dung-yeu-to-mieu-ta-.html

25 tháng 11 2017

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả quê ở Nam Xương. Vừa mới đến tuổi đôi mươi mẹ tôi bèn cưới vợ cho. Vợ tôi tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tôi có tính hay ghen đối với vợ tôi phòng ngừa thái quá.  Vợ tôi cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Tôi tuy con nhà dòng nhưng không có học tên đã ghi trong sổ khai tráng phải đi sung binh loạt đầu. Lúc tôi ra đi mẹ có dặn rằng:

nguoi con gai nam xuong-nguyn du

Nay con phải tạm đi tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh đừng nên thăm miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn để dành người ta, có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Vợ thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:

Lang quân đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Vợ tôi nói đến đây mọi người đều đẫm lệ.

Rồi đó chén đưa vừa cạn dứt áo chinh phu, ngước mắt trông lên đã đẫm nỗi buồn ly biệt. Bấy giờ vợ tôi đương có thai. Sau khi tương biệt được mười ngày thì sinh được một đứa con trai đặt tên là Thằng Đản.

Ngày qua tháng lại thấm thoát đã nửa năm. Mẹ tôi không phải không muốn đợi tôi về mà là tuổi già sức yếu cộng thêm nhớ con mà sinh ốm. Vợ tôi hết sức thuốc thang chăm lo chu đáo nhưng mẹ đã không qua khỏi. Vợ tôi  hết lời thương xót phàm việc mà chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.

Qua sang năm sau giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Tôi mới về thì mẹ đã từ trần, con vừa học nói. Tôi hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song nó không chịu gào khóc. Tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư?  Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên gạn hỏi nó nói:

Khi ông chưa về đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính tôi hay ghen nghe con nói vậy tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.

Về đến nhà tôi mắng vợ một bữa cho hạ giận, Vợ tôi khóc mà rằng:

Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Xum họp chưa thỏa chăn gối, phân phôi vì đọng việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…..Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.  Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Tôi vẫn không tin. Vợ tôi gạn hỏi việc kia ai nói nhưng tôi vẫn không nói ra là lời con nói. Tôi thường mắng mở và đuổi vợ ra khỏi nhà, bà con hàng xóm đến can cũng không có tác dụng gì.

Bị tôi đánh đuổi ra khỏi nhà vợ tôi bị rơi vào ngõ cụt. Vợ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi ra Hoàng Gia ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho.

Nếu đoan tranh giữ tiết một lòng một dạ với chồng con thì khi chết xin được làm Mỵ Nương, cỏ Ngu Mỹ. Nếu lừa chồng dối con thì nguyện làm mồi cho cá. Nói xong vợ tôi gieo mình xuống sông mà chết.

Tuy tôi rất tức giận vì nàng không thủy chung nhưng nàng chết đi tôi cũng vô cùng thương tiếc tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một mình gà trống nuôi con vắng vẻ lạnh lẽo đêm đến tôi bấc đèn tàn, không sao ngủ được chợt con tôi nói rằng:

Cha Đản lại đến rồi!

Tôi hỏi đâu. Nó chỉ vào bóng tôi trên vách.

Thì ra tôi đi vắng vợ tôi thường đùa chỉ bóng mình mà bảo là cha. Bấy giờ tôi mới hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng chẳng làm gì được nữa.

Cùng làng với vợ tôi có người tên là Phan Lang một đem chiêm bao thấy người con gái áo xanh , đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy nhặt được một con rùa hắn ta nhớ đến giấc mơ hôm qua bèn phóng sinh cho con rùa. Phan Lang đi đánh cá và bị lật thuyền thây hắn trôi dặt và được một cô Vũ Nương  cứu sông. Cô ấy bảo là người cùng làng với Lang, Vũ Nương sai sứ giả đưa Phan Lang lên khỏi nước, Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn:

Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một dàn giải oan ở bến sông,đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Về đến nhà Phan đem kể lại chuyện này cho tôi ban đầu tôi cũng không tin nhưng khi nhậ được chiếc hoa vàng tôi mới tin. Đây thật sự là vật dụng của vợ tôi.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông. Vợ tôi hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chông mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lâm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình.  Đã là vợ chông thì hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.

25 tháng 11 2017

mình ko giỏi ăn cho lắm. Mình luôn bị cô giáo phê bình vì chữ xấu, rồi lạc đề,... Nhưng mình sẽ lấy những điều đó để rút kinh nghiệm à mình chỉ xin bạn một cái t i c k

(đoạn ăn đó :)))

25 tháng 11 2017

thật ak :))

25 tháng 11 2017

- Truyền thuyết và truyện cố tích:

+ Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...).

+ Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). Nếu truyền thuyết có nội dung đấu tranh chống ngoại xâm (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...), đấu tranh chống thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), sáng tạo ra sản phẩm văn hóa (Bánh chưng, bánh giầy) thì truyện cố tích có nội dung chủ yếu là cuộc đâu tranh giai cấp giữa hai lực lượng: chính nghĩa và phi nghĩa (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây bứt thẩn, Ông lão đánh cá và con cá vàng).

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.

+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.