K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2018

  Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.

6 tháng 7 2018

Trong thời cắp sách đến trường, thì ai cũng một người bạn thân để đi cùng, để tám chuyện và đặc biệt là để chia sẻ mọi chuyện vui buồn. và tôi cũng thế, tôi có một người bạn thân từ khi chúng tôi còn là học sinh mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, đi học cùng nhau, ăn cùng nhau, chơi cùng nhau,…. Bạn tôi là một người rất tốt bụng và dễ thương, bạn ấy luôn chia sẻ mọi ngọt bùi với tôi, lúc tôi buồn hay lúc tôi vui, người đầu tiên tôi tìm đến là bạn ấy. Người bạn thân ấy của tôi là Lan.

Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. 

Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. 

Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. 

Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. 

Bạn Lan là bạn thân nhất của tôi suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng tôi đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với tôi, bạn luôn là một tấm gương sáng để tôi học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng tôi xa trường . Có thể chúng tôi sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , tôi sẽ không bao giờ quên.

5 tháng 7 2018

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

5 tháng 7 2018

           Bài làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

hok tốt .

5 tháng 7 2018

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

– Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

5 tháng 7 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

5 tháng 7 2018

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

5 tháng 7 2018

Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.

Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.

Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.

Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.

Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.

Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.

Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…

Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.

5 tháng 7 2018

DÀN Ý:
I. Mở bài: 
giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre

  • Cây tre cao khoảng 5-8m
  • Tre mọc theo từng khóm, từng chum
  • Những cây tre có nhiều cành và gai nhọn

2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre

  • Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặt
  • Lá tre màu xanh và mọc ra từ cành
  • Lá tre nhọn
  • Cành tre mọc ra từ thân tre
  • Cành tre có nhiều gai sắc nhọn
  • Cành tre có nhiều đốt nhỏ

c. Cây tre với đời sống người dân

  • Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….
  • Có thể dùng để trang trí
  • Mang ý nghĩa tinh thần rất lớn

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây tre” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt

5 tháng 7 2018

I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre

  • Cây tre cao khoảng 5-8m
  • Tre mọc theo từng khóm, từng chum
  • Những cây tre có nhiều cành và gai nhọn

2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre

  • Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặt
  • Lá tre màu xanh và mọc ra từ cành
  • Lá tre nhọn
  • Cành tre mọc ra từ thân tre
  • Cành tre có nhiều gai sắc nhọn
  • Cành tre có nhiều đốt nhỏ

c. Cây tre với đời sống người dân

  • Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….
  • Có thể dùng để trang trí
  • Mang ý nghĩa tinh thần rất lớn

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.

5 tháng 7 2018

DÀN Ý
I. Mở bài:
 giới thiệu cảnh bình minh trên quê hương em
Ví dụ:
Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê với cánh đồng thẳng tắp, những tiếng trẻ con ríu rít nói chuyện, những con người cần cù lao động. cảnh mà tôi yêu nhất và tôi nghĩ là đẹp nhất là cảnh bình minh trên cánh đồng quê tôi.
II. Thân bài: Tả cảnh bình minh trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh bình minh trên quê hương em

  • Mặt trời như thế nào?
  • Con người như thế nào?
  • Cảnh vật ra sao?

2. Tả chi tiết cảnh bình minh trên quê hương em
a. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc

  • mặt trời chưa lên, bầu trời tối đen
  • có vài nhà dậy sớm mở đèn
  • tiếng gà gáy vang cả vùng
  • có những người đã vác cày ra đồng làm việc
  • những người đi làm ca đêm đã về

b. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần hé sáng

  • mặt trời bắt dầu nhô lên
  • mọi người ra đồng làm việc
  • những con trâu con bò cũng đi theo
  • những đứa trẻ đi học trên đường ríu tít nói chuyện

c. cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời sáng hẳn

  • mặt trời lên cao, nắng gắt hơn
  • mồ hôi lã chã trên áo người nông dân
  • những chú trâu được nghỉ ngời gặm cỏ.

III. kết bài: nêu cảm nghĩ cảnh bình minh trên quê hương em
ví dụ: em rất thích cảnh cảnh bình minh trên quê hương em vì đây là khoảng thời gian dịu dàng và êm đềm nhất ở quê em trong ngày.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh bình minh trên quê hương em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốtXem thêm: Lập dàn ý đề bài Tả cảnh biển Phú Quốc Ngữ văn 6

5 tháng 7 2018

1. Mở bài: Một ngày mới lại bắt đầu. Bình minh đang hiện ra trước mắt em. Một cảnh vật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới.

2. Thân bài:

a. Tả cảnh

- Không khí đã bắt đầu se lạnh nhưng lại mang theo hơi ấm của thiên nhiên như một lời chào chân thành.

- Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút.

- Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.

- Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.

- Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.

- Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp.

b. Tả hoạt động

- Mọi người cũng đã tỉnh giấc và bắt đầu với công việc của mình.

- Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vùa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.

- Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.

- Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp lánh như một chiếc gương không lồ.

3. Kết bài: Ngắm nhìn quê hương em, em vô cùng tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân thương này. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau lớn lên xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

5 tháng 7 2018

Dần dần em nào cũng trở nên ngoan ngoãn

Bạn Hoa rất lễ phép và ngoan ngoãn

Các bạn phải ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ

5 tháng 7 2018

Các em nhỏ rất ngoan ngoãn.

Trẻ em phải ngoan ngoãn vân lời bố mẹ.

Bạn là một người con ngoan ngoãn của bố mẹ.

Các em phải ngoan ngoãn vâng lời cô giáo.

5 tháng 7 2018

bà lão

5 tháng 7 2018

bà giúp việc của quái vật

Cho đến một ngày, vua Dionysius cảm thấy chán nản với những lời ca tụng đó và đề nghị cho Damocles ngồi lên ngai vàng trong một ngày, tất nhiên ông ta đồng ý ngay lập tức. Ngay hôm sau, khi đang tận hưởng quyền lực và sự giàu có, Damocles chợt nhìn lên trần và thấy một thanh gươm được treo bằng sợi lông đuôi ngựa ngay trên đỉnh đầu mình.

Cảm giác sung sướng lập tức chuyển thành sự sợ hãi tột độ, lúc này Damocles mới hiểu rằng khi ai đó ngồi lên chiếc ngai vàng này thì hằng ngày, người đó sẽ phải đối diện với những điều vô cùng đáng sợ, và những điều tiếp theo hẳn là bạn đã có thể đoán ra được rồi đúng không?

 Kỉ địa chất :Trong địa chất học, một kỷ hay một kỷ địa chất là một đơn vị thời gian trong niên đại địa chất được định nghĩa như là sự mở rộng của một khoảng thời gian liên tục, trong đó các đại địa chất được phân chia thành các khung thời gian nhỏ hơn, dựa trên một số sự kiện được đánh giá là quan trọng trong lịch sử Trái Đất; tương tự như các liên đại được phân chia thành các đại.

 FAO :Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc ( Food and Agriculture Organization)

UNICEF:Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( United Nations Children's)

K CHO MÌNH NHA !

4 tháng 7 2018

Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.

Cánh đồng làng em khá rộng: Từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi, bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thang… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nên nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang đãng và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa mênh mông. Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp, cành lá đu dưa như vậy chào người qua lại. Những vùng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy một màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngô cao quá đầu em. Thân cây mập mạp. Lá tỏa dài xen vào nhau. Bắp ngô bám theo thân, mỗi cây chừng hai, ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng, chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bãi ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã đổi tới làng quê.

Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. Một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.

4 tháng 7 2018

quê em có đồng lúa màu vàng...hết ý rồi