K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2020

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

8 tháng 11 2020

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chính vì thế, dù có đi đâu, làm gì gia đình vẫn là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta. Trong nhà người mà em yêu quý nhất không ai khác chính là ông nội.

Năm nay ông đã ngoài 80 tuổi nhưng ai cũng bảo nhìn ông trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình. Quả thực là em cũng thấy thế. Vì dù đã 80 tuổi nhưng ông vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn lắm. Mỗi sáng ông vẫn đeo kính, ngồi trước hiên nhà đọc báo để theo dõi tin tức trong và ngoài nước. Làn da của ông nhăn nheo và trên tay, trên mặt đã nổi những chấm đồi mồi - những dấu hiệu rõ rệt của tuổi tác. Trước đây ông từng tham gia hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Vì thế nên ông có rất nhiều bạn, đều là những người đồng chí, đồng đội chung chiến trường của ông năm xưa. Các ông hay gặp gỡ nhau vào mỗi cuối tuần để trò chuyện và ôn lại những kỉ niệm thời chiến. Em rất thích ngồi nghe các ông nói chuyện với nhau. Bởi trong các câu chuyện ấy, em thấy được cả thời kì hào hùng của lịch sử và cả tình cảm đồng chí thiêng liêng giữa ông và các bạn chiến đấu của ông. Em cảm thấy thật may mắn khi được gặp những nhân chứng sống của cuộc chiến này, nghe họ kể về điều ấy, về những nguy hiểm mà họ đã phải đối mặt trong quá khứ.


 
Ông thích đánh cờ, thích đi câu cá và thích trồng, chăm sóc cây cảnh. Hình như người già nào cũng có sở thích đấy thì phải. Bởi em thấy ông Ba, hàng xóm nhà em cũng thích những thứ ấy. Ông Ba và ông em thường ngồi trên chiếc bàn đấ góc vườn đánh cờ với nhau. Bên cạnh hai ông đặt một ấm trà xanh nghi ngút khói. Chỉ chừng ấy thứ thôi mà hai ông có thể ngồi với nhau từ sáng đến tối được. Hai người còn hay rủ nhau đi câu mỗi cuối tuần. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, em nằng nặc đòi theo ông đi câu. Lúc đầu ông không đồng ý nhưng vì em nhõng nhẽo quá, ông đã phải thở dài cho em đi cùng. Ông đến một cái hồ rộng, cây cối bốn xung quanh rậm rạp, xanh tốt nhưng lại rất yên tĩnh, gần như chẳng có một bóng người. Ông em và ông Ba đặt chiếc ghế xuống, chuẩn bị cần câu để câu. Sau khi gắn mồi vào lưỡi câu, hai người quăng lưỡi câu ra xa rồi ngồi xuống ghế, vừa thong thả trò chuyện, vừa chờ cá cắn câu. Nhưng 10 phút, 20 phút, 30 phút sau, em vẫn chưa thấy cái phao nổi trên mặt nước động đậy. Em cảm thấy sốt ruột vô cùng, vậy mà hai ông vẫn trò chuyện với nhau, như không có chuyện gì. Em ngơ ngác, hai ông không phải đi câu cá sao? Sao cá không cắn câu mà hai ông chẳng có vẻ gì là vội vã cả. Em hỏi ông:

- Ông ơi, sao cá mãi chưa cắn câu nhỉ?

Ông cười khà khà, xoa đầu em rồi bảo:

- Cháu càng nôn nóng, cá càng không cắn câu. Phải kiên nhẫn chờ đợi, cháu hiểu không?

Em gật đầu, nhưng kì thực em không hiểu lắm. Em thấy người lớn thật kì lạ. Không chạy nhảy, chơi đùa, mà chỉ thích ngồi một chỗ, với những trò chơi chẳng có gì thú vị. Em nhìn ông Ba và ông em vẫn rất thong thả. Phải một lúc lâu sau, cá mới cắn câu. Hai ông đều nhanh chóng giật dây câu lên. Một chú cá chép to, phải nặng tới 3kg. Sự chờ đợi của hai ông quả thực đã có thành quả rồi. Hai ông câu thêm một lúc nữa, thấy mặt trời sắp ngả về phía Tây liền thu dọn đồ đạc để ra về. Ông nắm tay em, hai ông cháu thong thả trở về nhà. Em nhìn ông thật lâu. Tóc ông đã bạc, râu ông cũng bạc trắng rồi. Cái bóng to lớn của ông chồng lên cái bóng nhỏ xíu của em. Không hiểu sao em thấy ông thật to lớn quá. Ông đã 80 tuổi nhưng không bao giờ ở trong nhà như nhiều người khác. Ông luôn có nhiều việc phải làm, có nhiều người phải gặp gỡ. Ông nói, ông chẳng còn sống được bao lâu nữa, nên phải cố gắng hưởng thụ cho hết thời gian còn lại. Mỗi lần ông nói thế, em lại ôm ông thật chặt, lắc đầu quầy quậy. Em không muốn xa ông chút nào. Ông phải sống mãi với em chứ. Ông lại bật cười rồi nói:


 
- Cái chết thì ai chẳng phải trải qua hả con bé ngốc của ông? Ông rồi cũng sẽ mất đi thôi nhưng chỉ cần cháu vẫn còn nhớ đến ông thì lúc nào ông cũng ở bên cạnh cháu. Nhớ chưa?


 
Em nhìn ông, gật đầu. Nụ cười của ông khi ấy, không bao giờ em có thể quên được. Vì mấy tháng sau ông ốm nặng rồi mất.

Những lời ông nói với em, lúc ấy quả thực em không hiểu lắm. Nhưng đến bây giờ, khi ông đã xa em rất lâu, em mới hiểu được lời ông nói. Ông không hề chết, ông vẫn còn sống mãi trong trái tim em và những người trong gia đình em.

- tả về ông

8 tháng 11 2020

k mình nha

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chính vì thế, dù có đi đâu, làm gì gia đình vẫn là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta. Trong nhà người mà em yêu quý nhất không ai khác chính là ông nội.

Năm nay ông đã ngoài 80 tuổi nhưng ai cũng bảo nhìn ông trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình. Quả thực là em cũng thấy thế. Vì dù đã 80 tuổi nhưng ông vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn lắm. Mỗi sáng ông vẫn đeo kính, ngồi trước hiên nhà đọc báo để theo dõi tin tức trong và ngoài nước. Làn da của ông nhăn nheo và trên tay, trên mặt đã nổi những chấm đồi mồi - những dấu hiệu rõ rệt của tuổi tác. Trước đây ông từng tham gia hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Vì thế nên ông có rất nhiều bạn, đều là những người đồng chí, đồng đội chung chiến trường của ông năm xưa. Các ông hay gặp gỡ nhau vào mỗi cuối tuần để trò chuyện và ôn lại những kỉ niệm thời chiến. Em rất thích ngồi nghe các ông nói chuyện với nhau. Bởi trong các câu chuyện ấy, em thấy được cả thời kì hào hùng của lịch sử và cả tình cảm đồng chí thiêng liêng giữa ông và các bạn chiến đấu của ông. Em cảm thấy thật may mắn khi được gặp những nhân chứng sống của cuộc chiến này, nghe họ kể về điều ấy, về những nguy hiểm mà họ đã phải đối mặt trong quá khứ.

Ông thích đánh cờ, thích đi câu cá và thích trồng, chăm sóc cây cảnh. Hình như người già nào cũng có sở thích đấy thì phải. Bởi em thấy ông Ba, hàng xóm nhà em cũng thích những thứ ấy. Ông Ba và ông em thường ngồi trên chiếc bàn đấ góc vườn đánh cờ với nhau. Bên cạnh hai ông đặt một ấm trà xanh nghi ngút khói. Chỉ chừng ấy thứ thôi mà hai ông có thể ngồi với nhau từ sáng đến tối được. Hai người còn hay rủ nhau đi câu mỗi cuối tuần. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, em nằng nặc đòi theo ông đi câu. Lúc đầu ông không đồng ý nhưng vì em nhõng nhẽo quá, ông đã phải thở dài cho em đi cùng. Ông đến một cái hồ rộng, cây cối bốn xung quanh rậm rạp, xanh tốt nhưng lại rất yên tĩnh, gần như chẳng có một bóng người. Ông em và ông Ba đặt chiếc ghế xuống, chuẩn bị cần câu để câu. Sau khi gắn mồi vào lưỡi câu, hai người quăng lưỡi câu ra xa rồi ngồi xuống ghế, vừa thong thả trò chuyện, vừa chờ cá cắn câu. Nhưng 10 phút, 20 phút, 30 phút sau, em vẫn chưa thấy cái phao nổi trên mặt nước động đậy. Em cảm thấy sốt ruột vô cùng, vậy mà hai ông vẫn trò chuyện với nhau, như không có chuyện gì. Em ngơ ngác, hai ông không phải đi câu cá sao? Sao cá không cắn câu mà hai ông chẳng có vẻ gì là vội vã cả. Em hỏi ông:

- Ông ơi, sao cá mãi chưa cắn câu nhỉ?

Ông cười khà khà, xoa đầu em rồi bảo:

- Cháu càng nôn nóng, cá càng không cắn câu. Phải kiên nhẫn chờ đợi, cháu hiểu không?

Em gật đầu, nhưng kì thực em không hiểu lắm. Em thấy người lớn thật kì lạ. Không chạy nhảy, chơi đùa, mà chỉ thích ngồi một chỗ, với những trò chơi chẳng có gì thú vị. Em nhìn ông Ba và ông em vẫn rất thong thả. Phải một lúc lâu sau, cá mới cắn câu. Hai ông đều nhanh chóng giật dây câu lên. Một chú cá chép to, phải nặng tới 3kg. Sự chờ đợi của hai ông quả thực đã có thành quả rồi. Hai ông câu thêm một lúc nữa, thấy mặt trời sắp ngả về phía Tây liền thu dọn đồ đạc để ra về. Ông nắm tay em, hai ông cháu thong thả trở về nhà. Em nhìn ông thật lâu. Tóc ông đã bạc, râu ông cũng bạc trắng rồi. Cái bóng to lớn của ông chồng lên cái bóng nhỏ xíu của em. Không hiểu sao em thấy ông thật to lớn quá. Ông đã 80 tuổi nhưng không bao giờ ở trong nhà như nhiều người khác. Ông luôn có nhiều việc phải làm, có nhiều người phải gặp gỡ. Ông nói, ông chẳng còn sống được bao lâu nữa, nên phải cố gắng hưởng thụ cho hết thời gian còn lại. Mỗi lần ông nói thế, em lại ôm ông thật chặt, lắc đầu quầy quậy. Em không muốn xa ông chút nào. Ông phải sống mãi với em chứ. Ông lại bật cười rồi nói:

- Cái chết thì ai chẳng phải trải qua hả con bé ngốc của ông? Ông rồi cũng sẽ mất đi thôi nhưng chỉ cần cháu vẫn còn nhớ đến ông thì lúc nào ông cũng ở bên cạnh cháu. Nhớ chưa?

8 tháng 11 2020

mày bị điên à

ai mà tự dưng tả khá bảnh đi tù

9 tháng 11 2020

khá bảnh đi tù- phải, ngày hôm nay là một ngày định mệnh của anh. Hình xăm trên tay anh như đang kêu cứu với dư luận :"Cứu Khả bảnh này với! Khả bảnh chỉ hút ma túy với hút cần, chẳng có tội tình chi đâu!" Nhưng ai cũng biết rõ rằng bán ma túy là vi phạm pháp luật mà(!)

Truyền thông đang thông báo đưa tin tấp nập, rằng khả bảnh đang chuẩn bị vào tù. Vô tù là vô ngục, hắn bị đối xử như con chó, chẳng khác nhau thực dân Pháp đối xử Ve-cu-đê thời chiến tranh! Xin lấy lại câu nói của Lượm trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán: Tây không sợ Việt Minh thì thôi, chứ đời nào mà Việt Minh lại sợ Tây! Như thế mới phải......

(Khúc sau nếu là thằng rảnh thì cứ viết tiếp(đúng là mình rảnh thiệt!))

9 tháng 11 2020

Thì Thạch Sanh đã lên thiên đàng nổi tiếng ham mê tửu sắc từ lâu rồi!!!

8 tháng 11 2020

because Long Quân want (muốn)  LL tập trung vào nước và xây dựng đấy nước

Vì chi tiết  Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm là có ý muốn phù trợ , giúp đỡ cho Lê lợi trong việc bảo vệ đất nước . Thể hiện sự đồng tình , tương trợ của thần linh đối với con người . Khi đất nước đã yên ấm , Long quân đòi lại gươm thần cũng có ẩn ý : Chăm lo đất nước khi lâm nguy , cùng cực ; Sau khi mọi việc đã yên bình thì càng phải quán xuyến chặt chẽ , không ỷ lại vào Gươm thần . Cũng như sử dụng dao kiếm cũng không thể quán triệt được dân .

''Nửa khuya,lũ từ từ trên nguồn tràn,về mực nước từ từ dâng lên mất mẻ mặt giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi.Cả nhà tôi leo hết lên giường ,xách theo mấy chiếc đoạn kê để ngồi cho đỡ ướt mông,co ro chờ trời sáng...Đến trưa thì cuộc tổng kết thiệt hại đã có kết quả:ông Tư Cang Trôi mất một con trâu , ông Năm vẽ thì chết một con heo ngay trong chuồng , nhà cô...
Đọc tiếp

''Nửa khuya,lũ từ từ trên nguồn tràn,về mực nước từ từ dâng lên mất mẻ mặt giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi.Cả nhà tôi leo hết lên giường ,xách theo mấy chiếc đoạn kê để ngồi cho đỡ ướt mông,co ro chờ trời sáng...Đến trưa thì cuộc tổng kết thiệt hại đã có kết quả:ông Tư Cang Trôi mất một con trâu , ông Năm vẽ thì chết một con heo ngay trong chuồng , nhà cô Thoan chái bếp bị cuốn.Còn vườn rau tươi tốt nhà ông Bé thì bây giờ đã rất thích hợp để làm sẵn vận động cho con nít đá banh...''

1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

2.Chỉ ra những từ láy có trong câu văn sau:''Nửa khuya,lũ từ từ trên nguồn tràn,về mực nước từ từ dâng lên mất mẻ mặt giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi.''

3.Khái quát nội dung đoạn văn trên.

0
8 tháng 11 2020

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa thầy, cô giáo!

Thưa đại hội cùng toàn thể các bạn thân mến!

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, ngoài việc học tập, việc rèn luyện đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng. Hiện nay, đạo đức của các bạn học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Hiện tượng các bạn đi học muộn, không thực hiện đúng đồng phục, hiện tượng các bạn nói trống không, thậm chí chỉ chào thầy cô dạy mình hoặc không chào xảy ra ngày càng nhiều. Chính vì vậy, trong đại hội hôm nay, em xin đại diện cho chi đội ...., muốn trao đổi cùng các bạn về việc rèn luyện đạo đức của học sinh chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức như thế nào?.

Thứ nhất, đối với thầy cô giáo - những người cho ta tri thức, dạy ta cách làm người, chúng ta phải luôn tôn trọng, lễ phép. Khi giao tiếp phải thưa gửi, gặp các thầy cô dù trong trường hay ngoài trường, dù thầy cô có dạy hay không dạy chúng ta cũng phải chào. Bởi đó là hành động tối thiểu thể hiện lòng tôn trọng, sự lễ phép của học sinh đối với thầy cô. Chúng ta cũng cần có những hành động thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn đối với các thầy cô. Đồng thời chúng ta cũng cần nghiêm khắc phê phán những hành vi, thái độ không đúng của một số bạn. Các bạn ơi! Kính trọng lễ phép là truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay, để duy trì được điều đó mỗi chúng ta phải thực hiện tốt nội qui nhà trường, làm được điều đó là mỗi chúng ta đã học tập và làm theo lời Bác dạy rồi đó.

Thứ hai, đối với bạn bè chúng ta phải hòa đồng, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Biết vui trước thành công của bạn, thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm khi bạn mắc lỗi. Không gây gổ, đánh nhau với bạn, không xúc phạm bạn.

Thứ ba, trong học tập, chúng ta phải tự rèn cho mình tính tự giác, bởi ý thức tự học là yếu tố quyết định, ý thức tự học khác nhau dẫn đến kết quả học tập khác nhau, không nên để các thầy cô và các bạn nhắc nhở nhiều vì học trước hết là cho chính mình. Chúng ta cần phải rèn cho mình tính trung thực vì chỉ khi mình trung thực thì bản thân mình với thầy cô mới hiểu rõ được mình, từ đó mới có biện pháp giúp mình tiến bộ hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần rèn cho mình tính cần cù, chăm chỉ vì chỉ có cần cù chăm chỉ mới đưa chúng ta tới thành công. Tổ chức thi đua học tập lập thành tích cao chào mừng các lễ kỉ niệm, nâng cao chất lượng học tập và khơi dậy cho đội viên tinh thần tự giác và chủ động. Khuyến khích các đội viên trong chi đội tham gia phong trào mà liên đội, nhà trường giao phó.

Theo em nghĩ đây cũng là thông điệp mà thầy Tổng phụ trách, các thầy cô giáo cùng các bạn trong ban chỉ huy liên đội muốn nhắc nhở chúng ta trong chương trình đại hội hôm nay.

Cuối cùng em xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc các bạn đội viên chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.