K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2015

Gọi số lê là a (quả) ; b là số HS

Ta có : a : 2 = b dư 3 

=> a = 2b + 3

           (a + 2) : 3 = b  

=> a = 3b - 2

Vậy 2b + 3 = 3b - 2

=> 3b - 2b = 3 + 2

=> b = 5

Do đó a = 2 x 5 + 3 = 13

                Vậy số lê là 5 quả ; số học sinh là 13 bạn

4 tháng 6 2015

Nếu thêm vào 5 quả lê thì khi chia cho mỗi bạn 3 quả lê sẽ còn thừa 3 quả lê

Chia số lê ban đầu cho mỗi bạn 2 quả cũng còn thừa 3 quả

Số lê sau khi thêm hơn số lê ban đầu là 5 quả

Số quả lê của mỗi bạn  ở lần chia sau hơn lần chia trước là 3 -2 = 1 quả

Vậy số học sinh là: 5 : 1 = 5 bạn

Vậy số quả lê là: 5 x 2 + 3 = 13 quả

ĐS:...

7 tháng 6 2015

     Số lớn nhất có 7 chữ số là : 9999999

                             4 chữ số là : 9999

            bé nhất có 3 chữ số là : 100

Số thứ 1 là : 9999 x 100 = 999900

           2 là : 999900 -> 99990

           3 là : 999900 - 99990 = 899910

       Số thứ tư là

             9999999 - 999900 - 99990 - 899910 = 8000199

Bài này là bài 1 trong đề thi HSG "Đắk Lắk" năm 2000 chứ gì 

28 tháng 3 2016

ở trong 25 đề

4 tháng 6 2015

+) Kể từ lúc gặp nhau lần thứ nhất đến lần gặp nhau thứ hai thì xe đạp và mô tô đi được 2 lần quãng đường AB

Vậy thời gian 2 xe đi hết 2 lần quãng đường AB là 20 phút

=> 2 xe đi hết quãng đường AB trong 20 : 2 = 10 phút

=> Trong lần đầu, 2 người khởi hành cùng lúc và gặp nhau thì thời gian gặp nhau là 10 phút = \(\frac{1}{6}\)giờ

Chỗ gặp nhau cách A 1,5 km nên quãng đường xe đạp đi được là 1,5 km

Vận tốc của xe đạp là: 1,5 : \(\frac{1}{6}\) = 9 km/giờ

+) Chỗ gặp nhau lần 2 cách B là 1km nên quãng đường xe đạp đi được khi  từ B quay về là 1 km

Thời gian xe đạp đi từ B quay về đến chỗ gặp nhau lần 2 là: 1: 9 = \(\frac{1}{9}\) giờ

Mà thời gian xe đạp đi từ chỗ gặp nhau lần 1 đến gặp nhau lần 2 là : 20 phút = \(\frac{1}{3}\) giờ

Vậy thời gian xe đạp đi nốt quãng đường từ chỗ gặp nhau lần 1 đến B là: \(\frac{1}{3}\) - \(\frac{1}{9}\) = \(\frac{2}{9}\) giờ

Quãng đường đó dài : 9 x \(\frac{2}{9}\) = 2 km

Vậy Quãng đường AB dài là: 1,5 + 2 = 3,5 km

+) Vận tốc của mô tô là: 2 : \(\frac{1}{6}\) = 12 km/ giờ

ĐS: v xe đạp : 9km/giờ

      v mô tô : 12 km/giờ

     QĐ AB : 3,5 km

4 tháng 1 2016

Tran Thi Loan giai qua hay, qua chinh xac

7 tháng 6 2015

1/3 giờ =20 phút

xe đi với vận tốc 52km/h thì đến b sớm hơn nếu đi với vận tốc 42km/h là:

30+20=50(phút)

trên 1 quãng đường,vận tốc và thời gian là 2 tỉ lệ nghịch =>tỉ lệ thời gian về b với vận tốc 42km/h và đi về b với vận tốc 52 km/h là 52/42=26/21

thời gian nếu đi với vận tốc 52km/h là:

50:(26-21).21=210(phút)=3,5 (giờ)

nếu đến đúng giờ thì cần thời gian là:

3,5+0,5=4(giờ)

quãng đường ab là:

3,5.52=182(km)

vậy phải đi với vận tốc để  đến đúng giờ là:

182:4=45,5(km/h)

3 tháng 6 2015

+) Nếu a2 < 0 => a1 < 0 => tổng a1 + a2 < 0 trái với giả thiết

=> a2 > 0  => 0< a2<a3<a4<a5<a6

Mà a1.a2.a3.a4.a5.a6 <0 => a1 < 0 

Vì a1 + a2 > 0 => |a1| < |a2|

=> |a1| < |a2| < |a3| < |a4| < |a5| < |a6

=>6. |a1|  <  |a1| + |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6| = 21 => |a1| < 3,5 Mà |a1| > 0 và nguyên

=> |a1| = 1 hoặc 2 hoặc 3

+) Nếu  |a1| = 1 => a1 = -1 và   |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6| = 21 - 1 = 20  

Mà |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6|  = a2 + a3 + a4 + a5 + a6 

=> a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6. = -1 + 20 = 19

+) Nếu |a1| = 2 => a1 = - 2 và   |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6| = 19

=>  a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6. = -2 + 19 = 17

+) Nếu |a1| = 3 => a1 = - 3 và   |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6| = 18

=>  a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6. = - 3 + 18 = 15

Vậy.................

5 tháng 6 2015

ĐÁP SỐ: a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6 = 19

LỜI GIẢI:

Nhận thấy: |a1| + |a2| + |a3|+|a4|+|a5|+|a6|=21 = 1+2+3+4+5+6 suy ra { |a1|;|a6|} = {1;6}

Do a1.a2.a3.a4.a5.a6 <0 suy ra số lượng phần tử số nguyên âm là 1, hoặc 3, hoặc 5 phần tử.

Từ giả thiết: tổng của hai số bất kì trong các số đó là số dương ta suy ra 2 điều:

(1) Không có nhiều hơn 1 số nguyên âm.

(2) Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm đó là nhỏ nhất.

Vậy ta tìm được giá trị các số nguyên phù hợp:

a1 =-1

a2 = 2

a3 = 3

a4 = 4

a5 = 5

a6 = 6

KẾT LUẬN: a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6 = 19.

Bạn thử giải toán trên trang này xem nhé

3 tháng 6 2015

Để tính S1 + S2 + S3 + ... + S2013 ta tìm số lần xuất hiện chữ số 0; 1;2;...9 từ 000 đến 1999

+) Từ 000 đến 999: có 1000 số. mỗi số có 3 kí tự => có tất cả 3.1000 = 3000 kí tự

trong đó số lần xuất hiện các kí tự 0;1;2;..;9 như nhau

=>Mỗi  Số 0;1;...;9 xuất hiện 3000 : 10 = 300 lần

+) Từ 1000 đến 1999: Theo trên , ta có Mỗi số 0;2;3;..;9 cũng xuất hiện 300 lần

riêng số 1 xuất hiện 300 + 1000 = 1300 lần (Do tính số 1 đứng ở hàng nghìn)

Vậy Từ từ 000 đến 1999 : số 1 xuất hiện 1600 lần; các số 0;;2;3;...;9 đều xuất hiện 600 lần

+) từ 2000 đến 2013 có:

S2000 + ...+ S2009 = (2+ 0+ 0 + 0) + (2+0+0+1)...+(2+0+0+9)+(2+0+1+0) +(2+0+1+1)+(2+0+1+2) +(2+0+1+3)

= 2.14 + (1+2+3+..+9) + 1+2+3+4 = 28 + 45 + 10 = 83

Vậy S1 + S2 + S3 + ... + S2013 = 1600 .1 + 600. (0+ 2+3+4+..+9) + 83 = 1600 + 600.44 + 83 = 28083

3 tháng 6 2015

Để tính S1 + S2 + S3 + ... + S2013 ta tìm số lần xuất hiện chữ số 0; 1;2;...9 từ 000 đến 1999

+) Từ 000 đến 999: có 1000 số. mỗi số có 3 kí tự => có tất cả 3.1000 = 3000 kí tự

trong đó số lần xuất hiện các kí tự 0;1;2;..;9 như nhau

=>Mỗi  Số 0;1;...;9 xuất hiện 3000 : 10 = 300 lần

+) Từ 1000 đến 1999: Theo trên , ta có Mỗi số 0;2;3;..;9 cũng xuất hiện 300 lần

riêng số 1 xuất hiện 300 + 1000 = 1300 lần (Do tính số 1 đứng ở hàng nghìn)

Vậy Từ từ 000 đến 1999 : số 1 xuất hiện 1600 lần; các số 0;;2;3;...;9 đều xuất hiện 600 lần

+) từ 2000 đến 2013 có:

S2000 + ...+ S2009 = (2+ 0+ 0 + 0) + (2+0+0+1)...+(2+0+0+9)+(2+0+1+0) +(2+0+1+1)+(2+0+1+2) +(2+0+1+3)

= 2.14 + (1+2+3+..+9) + 1+2+3+4 = 28 + 45 + 10 = 83

Vậy S1 + S2 + S3 + ... + S2013 = 1600 .1 + 600. (0+ 2+3+4+..+9) + 83 = 1600 + 600.44 + 83 = 28083 **** ☺

3 tháng 6 2015

Gia su rang co 5 so tu nhien ma tich cua chung la 2003 .Dieu do chung to rang ca 5 so do deu le (chi can co it nhat 1 chu do chan thi tich se chan )nhug tong cua 5 so le phai la 1 so le nen ko the tan cung bang 8 dc .Vậy ko có 5 số tự nhiên nào thỏa mãn yêu cầu đề bài 

3 tháng 6 2015

Gọi số phải tìm là A, viết thêm chữ số 7 vào bên phải ta được số A7 (hay là A x 10 + 7). Số A7 gấp 10 lần số A và thêm 7 đơn vị

=>  9 x A + 7 = 610

     A x 9 = 610 - 7

     A x 9 = 603

     A = 603 : 9 

     A = 67

Đáp số: 67