Lật tờ lịch đánh dấu chấm cho một ngày mệt mỏi đã qua, chợt, tôi thấy những dòng chư xin nghiêng là lời nói của  Albert Einstein “ Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít”. Câu nói của Einstein vô tình đưa tôi vào những dòng suy nghĩ trước cuộc sống xô bồ ,vội vã chạy đua đoạt tước ngôi vị gọi là “ Thành công” này. Có đúng không khi cuốn sách  “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”  đã chấp niệm “ Cuộc sống không phải là cuộc chiến tranh với những người khác, mà là cuộc chạy đua trường kì với chính bản thân mình”? Theo Einstein, tại sao lại có việc “ đi nhanh”? Cuộc sống như dòng thác, chảy dồn dập không ngừng, chính vì vậy, mỗi con người ta cũng phải đua theo dòng chảy ấy, xô bồ, vội vàng, cắm đầu chạy thật nhanh, là “ cuộc chiến tranh với những người khác”, có nghĩa, nếu chạy chậm hơn, bạn sẽ thua cuộc, sẽ bị cho là thất bại, là lạc hậu.Thêm vào đó, nó còn xuất phát từ lòng tham khám phá; “ Bởi lẽ thanh xuân chẳng thế tới hai lần” ( Rồi chúng mình sẽ lại hạnh phúc) nên nhiều người có xu hướng chạy nhanh để khám phá, để kinh qua thật nhiều trước khi ngày mai “kết thúc”. Hoặc, nó còn có thể là “ Hiệu ứng đám đông”: Đối thủ chạy nhanh, bạn bè chạy nhanh, kẻ này người nọ liên tiếp chạy thật nhanh, điều đó dẫn tới bản thân mình cũng phải chạy nhanh để bắt kịp… Thật nhiều lí do khiến con người phải “ chạy nhanh”, tuy nhiên, như một kẻ hữu danh vô thực,” anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít”. Tôi lại thiết nghĩ rằng, vậy lí do gì mà đi nhanh lại “càng đi được ít”? Đi nhanh giống bạn chạy đua về số lượng hơn là chất lượng.  Như cách bạn đọc một cuốn sách, bạn sẽ phải “ khó lòng đọc nhanh. Ngón tay bạn hẳn sẽ ngừng lại cả trăm lần trên mỗi trang sách” ( 5 centimet trên giây), như vậy những ý nghĩa  thâm sâu sẽ được lòng bạn thẩm thấu, hơn là chỉ đọc lướt qua, đọc lấy số lượng. Đi nhanh, bạn sẽ không được trải nghiệm sâu sắc, kĩ lượng, dễ bị bỏ sót những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng,..Đôi khi sống chậm lại, lắng tâm, ta sẽ phát hiện được những điều kí thú mà ít ai nhìn được, qua đó còn học được cách quan sát, cẩn thận. Đi càng nhanh lại càng dễ vấp ngã, sai lầm, sai hướng, không thể nắm bắt được nhiều cơ hội quý giá. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của quá trình giao lưu, hội nhập phát triển đất nước, mỗi con người chúng ta cũng cần phải chạy thật nhanh để đuổi kịp sự phát triển của xã hội, nhưng chạy đúng cách, phải lấy chất lượng, phải thượng thăng, phải đem lại cho bản thân những bài học bổ ích trong quá trình chạy, thay vì chạy nhanh nhưng nhập nhoạng, chấp chới. Chỉ khi có như vậy, bạn vừa có thể bắt kịp sự phát triển, “đi được nhiều”.” Chỉ cần bạn không dừng lại, thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề” Quả thật thì, đi được nhiều hay ít, cối cùng vẫn là nỗ lực, tâm huyết của mỗi con người, là ý chí quyết tâm vững vàng, chạy về phía trước. Bởi, lúc này bạn có thể đi chậm hơn họ, nhưng sau này, con đường bước tiến tới vinh quang của bạn sẽ lại nhanh hơn. Đừng như một bộ phận giới trẻ hiện nay, chạy theo “trend” vội vã, mà để lại nhiều hối tiếc, ân hận. Bài học cho tôi và bạn: Bước chân của bạn nhanh hay chậm, nó dựa vào bước đi của bạn đem lại bao nhiêu lời chấp niệm tinh tuý cho chính mình.

Cre: Nguyễn Ý Nhi -  Chuyên văn PBC