Mình chắc chắn ai cũng biết đến câu ca dao:

                                                                         Đi đâu mà vội mà vàng,

                                                                 Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.

                                                                     Thong thả như chúng em đây,

                                                                Thì đá chẳng vấp mà dây chẳng quàng.

"Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây" câu ca dao trên cũng tương tự với những việc chúng ta thường làm mỗi ngày vậy. Ví dụ như: Chúng ta bị trễ học thì chúng ta sẽ bỏ qua bữa ăn sáng quan trọng và còn không kịp kiểm tra mình thiếu dụng cụ gì để đi học. Thì câu nói của tác giả Albert Einstein cũng vậy, khi chúng ta làm một việc gì đó thật nhanh thì chúng ta sẽ không phát hiện ra được lỗi sai của mình mà sửa. Chúng ta làm một bài thi thật nhanh thì chúng ta càng được ít điểm, chúng ta chạy thật nhanh thì sẽ được ít năng lượng hơn,...Vì vậy, đừng vội vã làm một cái gì đó thật nhanh để được xem là người tài giỏi, để được mọi người trầm trồ với tài năng của mình. " Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít" Bạn có hiểu được bản chất của câu nói mà tác giả đã nói không? Nó có ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng: " Chúng ta không cần phải làm một việc gì đó thật nhanh chóng vì nó vừa vô ích mà lại dễ bị mắc lỗi sai mà không nhận ra được, ngoài ra tác giả Albert cũng muốn phê bình chúng ta vì sự bất cẩn và nóng vội của chúng ta". Mà một khi chúng ta bất cẩn thì chúng ta cần phải sửa lại tính cách nóng vội và bất cẩn ấy.