Fidelia Rosebella

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Fidelia Rosebella
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Mùa đông năm nay về sớm hơn so với mọi năm 

Món thịt đông mẹ làm ngày Tết thật ngon lành

=> Đồng âm từ vựng

b. Chè hôm nay bà hãm rất ngon 

Anh ta suốt ngày chè chén bảo sao sa sút phong độ 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

c. Anh ta đá bóng rất cừ 

Cái bóng dần hiện rõ dưới ánh đèn 

=> đồng âm từ vựng 

d. Đưa em ra đồng chơi 

Đồng tiền biến chất khiến con người xa ngã. 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

e. Mẹ tôi rất thích khâu vá 

Món khâu nhục này thật ngon miệng 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

g. Cái bàn là đã bị hư mất rồi 

Bố tôi phải là lại chiếc áo cho phẳng 

=> đồng âm từ vựng 

h. Đứa trẻ không ngừng la hét 

Nhìn con la kia thấy thật tội nghiệp 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

i. Đôi mắt đui mù của ông ấy không còn nhìn thấy ánh sáng nữa

Cái đui đèn bị hỏng cần sửa 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

k. Kẻ tám lạng, người nửa cân 

Tôi đã ghé thăm tỉnh Lạng Sơn một lần 

=> Đồng âm từ vựng - ngữ pháp 

Trong câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp so sánh "mặt trời xuống biển như hòn lửa". Hình ảnh thơ ấy gợi cho ta tưởng tượng mặt trời như một thiên thạch khổng lồ đắm mình xuống dưới biển khơi sâu. Bên cạnh đó, nhà thơ Huy Cận còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa "Sóng - cài then", "Đêm - sập cửa". Những sự vật như sóng hay đêm như được tiếp thêm nhựa sống và hành động như một con người. Hành động "cài then", "sập cửa" đem đến cho người đọc cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm là tấm kính khổng lồ và những con sóng là then cửa của ngôi nhà ấy. Con người đi trong biển đêm mà ngỡ như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Hai biện pháp nghệ thuật và so sánh kết hợp càng tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của biển, cảnh biển thật tráng lệ biết bao.

Đoạn thơ thứ ba của bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" đã lý giải cho sự xuất hiện của người bà. Đoạn thơ gợi lên hình ảnh người bà quen thuộc cùng các cháu kể những câu chuyện cổ tích con cóc nàng tiên, cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác... Qua giọng kể của bà mọi thứ hiện lên hấp dẫn, chân thực hơn bao giờ hết. Tất cả đều vô cùng sinh động và gần gũi với tuổi thơ của chúng ta. Đó cũng là một cách gián tiếp nhắc nhở con cháu và mỗi bạn đọc chúng ta về cội nguồn văn hóa. Bà muốn các cháu của mình hiểu những câu chuyện cổ tích ấy biết hướng đến việc sống thiện, bài trừ cái ác, bảo vệ lẽ phải. Người bà ấy muốn hướng con cháu đến lối sống đẹp của dân tộc từ ấy bồi đắp hình thành nhân cách và phẩm chất của con người một cách đứng đắn. Người bà đúng là có một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc cho đời sau. Vì vậy chúng ta cần trân trọng người bà của mình.

Lan: Hôm qua cậu đã xem tập "Thần đồng đất Việt" hôm qua chưa? 

( câu nghi vấn )

Trang: Hôm qua mình có việc bận nên chưa xem được. ( câu trần thuật ).

Lan: Vậy để mình kể cho nhé  ( câu trần thuật ). Ôi! Hấp dẫn lắm đấy ( câu cảm thán ) 

Trang: Thôi, xin cậu đừng kể ra như thế mất hay ( câu cầu khiến ). Mình muốn xem và tận hưởng tập phim hôm qua.  ( câu trần thuật )

Lan: Vậy cậu phải chờ chiếu lại.  ( câu trần thuật ). Thế thì lâu lắm đấy  ( câu trần thuật )

Trang: Không sao đâu, mình đợi được mà. ( câu trần thuật )

Em đồng ý với quan điểm "để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức" bởi: khi chúng ta có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm ta sẽ tận hưởng chúng một cách mãn nguyện nhất không vướng bận hay băn khoăn. Cái đích của sự hưởng thụ chính là cảm giác thỏa mãn của bản thân. Nếu ta không hiểu một chút gì về điều ta đang tận hưởng và thưởng thức, ta sẽ dễ rơi vào những "cái bẫy ngọt ngào" của kẻ thủ ác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại, ta có hiểu biết nhất định mới có thể hưởng thụ tối đa trọn vẹn xứng đáng với những gì mình bỏ ra.