Trong cuộc sống này điều khó có thể tránh khỏi nhất đó là phân biệt giai cấp giàu nghèo, từ bức ảnh ta có thể thấy rõ được rằng đôi giày to kia là một thế giới thượng lưu, sang trọng một thế giới mà chỉ có những kẻ có tiền có quyền làm chủ, còn nhân vật bé nhỏ đứng dưới chiếc giày kia như những người nô lệ người không có tiếng nói, không quyền, không tiền họ phải thích nghi với cuộc sống này tạo nên thế giới tươi đẹp hơn . Ở dưới đáy của xã hội ấy, bức tranh dường như phản ánh chất thi vị của cuộc sống này, nếu những con người đó họ chịu đựng, bị gò bó lệ thuộc trở thành món đồ để kẻ có quyền bóc lột thì thật tẻ nhạt, trong bức tranh xung quanh đều u tối những con người nhỏ bé kia đã vẽ lên mặt trời dưới đế giày thể hiện niềm khao khát đứng lên giành quyền bình đẳng tự tạo ánh sáng cho mình.Nếu như những kẻ quyền thế kia hiểu được chân lý "đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau" thì có lẽ sẽ không có sự phân biệt giai cấp đó. Bức tranh không dừng ở việc phản ánh xã hội thực tại mà còn bộc lộ thế giới nội tâm bên trong mỗi con người khi gặp khó khăn. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng sẽ trải qua khó khăn, nó đẩy ta đến cõi cô đơn lạc lõng giữa đời không một ai giúp đỡ mọi thứ đều mờ mịt không ánh sáng. Để vượt qua những khó khăn khốc liệt đó con người luôn phải quyết tâm, nhiệt huyết luôn cháy trong tim đó chính là ánh sáng dẫn đường chỉ lối ta thích nghi với hiện tại. Con người có nghị lực sẽ biến điều không thể thành có thể giống như Nguyễn Ngọc Kí cho dù ông có bị cụt cả hai tay nhưng với tinh thần hiếu học nghị lực ý chí lấp đầy trái tim và lý trí ông đã trở thành Nhà giáo Việt Nam. Qua hình ảnh một chiếc giày to lớn có thể giẫm đạp vào con người nhỏ bé dưới đó bất cứ lúc nào nhưng nhân vật ấy không né tránh đương đầu với tư thế đứng ung dung khoan thai của một người nghệ sĩ đã vẽ nên bức tranh ánh sáng của bầu trời trong không gian mờ mịt, bức tranh chỉ đơn giản vậy mà chất chứa trong đó bao ẩn dụ về cuộc sống, về đời người.