“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

                                                 Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

                                                 Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

                                                 Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”

                                                                                              (Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn)

     Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bảo rằng “ ra đi “ vậy từ đâu mà ra đi? Có lẽ mỗi chúng ta đi ra từ cõi vô thường để neo đậu tại bến trần gian này . Người ta ra đi vào cõi đời để rồi lạc lối trong đó mãi, đi mãi rồi cứ loanh quanh mãi chẳng thoát ra được. Kết quả là càng đi càng mệt, càng sống thì càng thấy quẩn quanh . Vậy đi giữa cõi đời ấy , ta làm gì để cảm thấy sự tồn tại của mình quẩn quanh nhưng ý nghĩa? Ta đã bao giờ chất vấn về sự tồn tại của mình? Về cách sống thiếu tư duy, thiếu khoa học, nắm trong tay nhiều cơ hội nhưng lại không biết sử dụng đúng cách, như sự thể hiện của bức hình dưới đây? Bức hình cho thấy một người đàn ông muốn nhìn qua bức tường, anh ta đã đứng lên nhiều cái thang được chồng lên từng đống, không có cách xếp hay chồng thang một cách tư duy, khoa học. Điều đó cho thấy anh ta đang nắm trong tay nhiều cơ hội tốt nhưng lại không biết cách sử dụng, nên dù cho bao nhiêu chiếc thang đi chăng nữa thì kết quả vẫn không như mong đợi.Trước hết, việc biết tận dụng đúng cách cơ hội, vật chất, các yếu tố khác để thành công là vô cùng quan trọng. Ông cha có câu “ cần cù bù thông minh”, tuy nhiên, hầu hết, làm việc mà chỉ dựa vào sự chăm chỉ mà không biết vận dụng tư duy đầu óc, thì dù có bao nhiêu vật chất, bao nhiêu cơ hội thì không bao giờ là đủ. Tại sao lại như vậy? Trước sự thay đổi của quá trình giao lưu, hội nhập phát triển đất nước, mỗi con người chúng ta cần có cách nhìn, lối làm việc hiện đại hơn, tư duy sáng suốt hơn. Chúng ta có thể thấy, nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển top đầu toàn thế giới không chỉ nhờ vào sự chăm chỉ làm việc, phát triển từ bộ nông nghiệp đến từng người dân, mà còn nhờ có sự nhạy bén trong áp dụng các công nghệ khoa học, tận dụng tốt các cơ hội cùng quốc tế như liên minh châu Âu (EU),… Không những thế, nhìn vào bức ảnh, khiến ta không khỏi chất vấn việc không biết tư duy trong mọi hoàn cảnh để thành công trong xã hội là một mối nguy, bởi điều đó thể hiện xấu tới một cá nhân, một tập thể, một xã hội, mà còn gây lãng phí cơ hội tốt cho những thất bại liên tiếp không đáng có.Ngoài ra, thiếu tư duy trong cuộc sống còn khiến xã hội chậm phát triển, phát triên nhưng tốn kém Chưa kể, nó còn phản ánh ngay giáo dục hiện nay. Không thể phủ nhận giáo dục Việt Nam đã dẫn dắt rất nhiều thiên tài, tuy nhiên, nhiều nền giáo dục không chỉ ở Việt Nam đang dẫn học sinh tới một suy nghĩ cố định, không bao hàm tư duy sáng tạo, hơn thế còn có cách suy nghĩ tập trung nhiều vào học vấn sách vở mà không đầu tư cho giới trẻ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm xã hội nhiều như ở các nền giáo dục châu Âu, châu Mỹ,… Nhìn về mặt khách quan, đấy là điều không thể phủ nhận, và liệu chính những mặt thiếu sót ấy đã dẫn đến bức hình như trên?Chúng ta không thể trách cứ, lên án những con người như người đàn ông tỏng bức hình, nhưng từ đấy ta nên có cái nhìn khác đi về một bộ phận con người trong xã hội, cũng như họ cần nhìn lại bản thân và thay đổi bản thân mình nhiều hơn, nếu không chính họ sẽ trở nên lạc hậu , kém cỏi. Đối với tôi, cảm nhận về bức hình, khiến tôi phải chiêm nghiệm cho chính bản thân mình nhiều bài học đáng giá. Không chỉ học trên sách vở mà cần tham gia nhiều hoạt động xã hội, trải nghiệm thực tế, cũng như cần có lối tư duy , tận dụng tốt cơ hội, may mắn,…Từ người đàn ông trong bức hình, không chỉ tôi, mà cả các bạn, cả một thế hệ trẻ, cả một xã hội cần đưa ra những chiêm nghiệm đích xác để xã hội ngày một tốt hơn. Bởi chính mỗi chúng ta, sẽ là một giọt nước tinh tuý kết tinh cả một đại dương xanh!

 

Cre: Nguyễn Ý Nhi -  Chuyên văn PBC