K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :1. Nhận xét thật:- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp...
Đọc tiếp

Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :

1. Nhận xét thật:

- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )

- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp du =.0 ) Yêu nhau liền nhất là bọn tiểu học

2. Đăng linh tinh :

- Đăng tỏ tình đủ thể loại. Chửi cho ko nhục, đúng hơn là dậy dỗ chưa đúng. Chúng ta nói vậy thì làm được gì? Vẫn sẽ như vậy thôi, thử đặt mình vào hoàn cảnh đi! 

- Kết bạn : Mình thấy cũng ok vì đây là cộng đồng các bạn học sinh từ khắp miền trên đất nước nhưng mình nghĩ nên đăng ở học bài thì hơn. Nói đến đây mình lại thấy liên quan đến câu 1 : Chúng ta ghi : " Kb nhé nhưng đừng đăng linh tinh , đọc nội quy nha " và một đứa ghi :" Kb nhé bạn ưi ^.^ ! " . Bạn biết người đó sẽ tick ai. Phải đến 2/3 tick cho cái 2 ( theo quan sát của mình ) 

3. Nói đến cộng tác viên :

- CTV giúp đỡ : Không phải CTV nào cũng giỏi hết đâu. Mỗi người một điểm mạnh . Mình thấy rằng Cứ ai đăng câu hỏi lên cũng phải có câu đừng chép mạng nhé, nhất là văn. Các bạn nói vậy thì không phải chính các bạn đang chép bài à? Các cộng tác viên tìm bài văn trên mạng cop vào rùi cho chúng ta tham khảo , đấy ko phải sai, ko phải phạm nội quy của bạn, ko phải vì vậy mà ko tick. Cũng chính mình là từng làm như vậy ( mình đã hiểu ^.^ )

Đến đây, thì xin cảm ơn và cũng xin lỗi CTV cũng như các bạn vì làm mất thời gian và đăng linh tinh. Chúc buổi tối tốt lành ~.~

 

1
28 tháng 11 2021

Tuy đây câu linh tinh nhưng có lí nên thôi tạm bỏ qua cho bn lần này

27 tháng 8 2018

- Giai cấp tư sản : Quý tộc, thương nhân giàu có nhờ cướp của và tài nguyên các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, lập đồn điền. Bóc lột những người làm thuê.

- Giai cấp vô sản : Nông nô bị tước đoạt ruộng đất nên phải làm thuê cho tư sản và bị tư sản bóc lột.

* Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. 

30 tháng 8 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

*Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.*

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

*Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.*

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

*Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.*

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

*Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.*

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

*Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.*

*Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.*

nó hơi dài nhưng không sao

Học giỏi nhé!

tk cho mk nha

27 tháng 8 2018

đó là một câu nói chỉ sự hiển nhiên

ví dụ chiến tranh thì chỉ mãi là chiến tranh, đau thương, chết chóc

nó vẫn là nó, là con của bố nó, được mẹ nó sinh ra cho dù mẹ nó là ai

đàn bà chỉ là đàn bà, sinh con , đẻ cái,ko được người đời coi trọng vào thời kì phong kiến " đàn bà chỉ là đàn bà mà thôi"...

28 tháng 8 2018

la 34/ 56/ 78 /khjhfbghjhgvbdfhxcbhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhdmfmhud,v.;/

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.(3) Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”.(4)Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa(5). Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.(6)Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy(7). Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy(8).Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch.(9) Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…(10)Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ(11). Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.(12)

27 tháng 8 2018

Bạn giúp nhiệt tình thật ! Bạn thân à ?

27 tháng 8 2018

dễ mà bn

lập dàn ý như hôm đó làm gì, cảm giác thế nào, câu chuyện đáng nhớ là gì và kể nó

dùng những câu từ có văn chương,làm khoảng 2/3 trang là có điểm7, 8

thêm một số chi tiết li kì như nhân hóa, ẩn dụ,biện pháp tu từ để hay hơn

hok tốt nhé

27 tháng 8 2018

       " Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức nhớ về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. "

       Có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh này trong tác phẩm " Tôi đi học " của nhà văn Thanh Tịnh. Khi đọc tác phẩm này, không ai trong chúng ta có thể không nhớ đến hình ảnh của chính mình trong ngày đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Tuy bây giờ mọi thứ đều đã khác với ngày xưa, trước ngày khai giảng, chúng tôi đã được đến trường để gặp bạn mới, thầy cô mới, nhưng cái ngày đến nhận lớp ấy cũng để lại rất nhiều kỉ niệm.

       Hôm đó cũng là một ngày bình thường như bao ngày khác. Nhưng không hiểu sao mãi đến sáng hôm đó, tôi mới  biết là hôm nay sẽ đến trường. Sáng sớm, mẹ gọi tôi dậy, đưa tôi một bộ quần áo và bảo rằng hôm nay con phải đi học. Thật bất ngờ biết bao ! Hôm trước, tôi vẫn còn đang nô đùa với mấy đứa bạn trong khu phố, đi chơi với chúng đến chiều muộn mới về, vậy mà hôm nay tôi đã phải đi học . Tôi không thích chút nào. Nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về sự thú vị ở trường, tôi không còn thấy chán nản nữa. Biết đâu, khi đến trường, tôi sẽ gặp được điều gì thú vị như mẹ tôi kể thì sao. Tôi ăn xong bữa sáng và rồi bố đưa tôi học. Ồ ! Ngôi trường này rộng quá ! Nó khác xa với trí tưởng tượng của tôi và đương nhiên nó rộng hơn ngôi trường mẫu giáo của tôi rất nhiều. Trong sân trường, có rất đông các bác phụ huynh đưa con đi học. Có cả những anh chị lớp trên, cao hơn tôi hẳn một cái đầu. Bỗng, tiếng trống trường vang lên. Cái trống đó thật to và đẹp, nó còn được sơn giống như cái trống mẹ đã đưa tôi đi xem ở viện bảo tàng. Chắc người đánh cái trống đó phải khỏe lắm ấy nhỉ. Sau tiếng trống, tất cả học sinh xếp hàng thẳng tắp rồi lần lượt đi vào lớp, giống như các chú bộ đội đang diễu hành vậy. Vào trong lớp tôi còn thấy tuyệt vời hơn nữa, lớp của tôi còn trang trí rất đẹp. Tường được sơn trắng tinh, được dán những mẩu giấy trang trí tuyệt đẹp. Trên dó còn có dòng chữ : " Chào mừng các con vào lớp " đầy màu sắc. Cái bảng đen to tướng treo trước mặt thật sạch sẽ, trong khi cái bảng con con mà mẹ dùng để dạy tôi học chữ, tôi lau mãi mà nó cứ trắng bệch ra. Chỉ một lúc sau, có một cô giáo đi vào lớp, cô cất giọng hiền từ nói :

        - Bây giờ cô sẽ điểm danh xem các em đã đến đủ chưa, bạn nào có tên thì nói có nhé !

       Thế rồi, cô đọc tên từng người một. Từng tiếng " dạ " to tướng cứ vang lên. Những đứa ngồi gần bắt đầu nói chuyện với nhau. Có thể dễ dàng nghe thấy những câu nói như " bạn tên là gì ? " , " nhà bạn ở đâu ? "  nhốn nháo trong lớp học. Quả đúng như những gì mẹ tôi nói, đi học cũng vui lắm chứ. Tôi được gặp bạn mới, ngắm nhì ngôi trường mới, gặp thầy cô mới. Không biết sau này tôi sẽ học được những gì ở trường.Hôm đó quả là một ngày đáng nhớ.  

 
27 tháng 8 2018

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chínhlà số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

diễn dịch

27 tháng 8 2018

các bạn đừng chép mạng nhé

7 tháng 9 2018

k mk đi

ai k mk 

 mk k lại 

thanks

27 tháng 8 2018

Cổng trường mở ra

Mk nghĩ v

Hc tốt

27 tháng 8 2018

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

bài này là bài : Cổng trường mở ra nhé

27 tháng 8 2018

Một buổi sáng đi ra cánh đồng ngắm nhìn vẻ mênh mông rộng lớn vẻ tươi mát của cánh đồng mang lại cho chúng ta thật nhiều những cảm xúc lạ. Ta dường như quên tất cả mọi bộn bề của cuộc sống để đắm chìm trong cánh đẹp nơi đây để ngắm nhìn những thành quả lao động của các bác nông dân như khiến chúng ta càng cảm thấy mình phải cố găng phải nỗ lực hơn nữa. Nhìn cảnh cánh đồng tươi tốt bông nào bông ấy mẩy căng tròn trịa như những hạt ngọc sáng lấp lánh có thể đoán được đây chắc chắn là một vụ mùa bội thu. Buổi sáng những hạt sương đêm vẫn đọng trên những kẽ lá những bông lúa khiến cho cảnh vật nơi đây càng thêm phần huyền ảo hấp dẫn. Mọi cảnh vật lúc này vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ một không khí tĩnh lặng im lìm đến lạ thường. Rồi những tia nắng dần dần phớt nhẹ trên những giọt sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lúc ấy cũng là lúc những bác nông dân đã ra đồng. Có bác chỉ ra xem vì lúa chưa chín chưa đến độ gặt. Nhìn bác nâng từng bông lúa xem từng gốc cây tôi mới thấm được cái sự vất vả của những người dân lao động những người nông dân phải vất vả như thế nào để có thể làm ra hạt gạo.

Phía xa xa đằng kia tôi đã thấy những gia đình có đến năm sáu người đã đi xuống ruộng gặt. Trời mùa hè nắng rất to nên mọi người phải tranh thủ khi trời còn chưa nắng  để xuống đồng gặt không đến khoảng vài tiếng nữa thôi khi ánh nắng trải khắp cánh đồng thì gặt lúa sẽ rất vất vả. Tôi thấy thấp thoáng có những cô bé cậu bé với những cái nón trắng đang nhấp nha nhấp nhô dưới đồng ruộng để theo chân bố mẹ đi gặt. Tiếng líu ríu chim sẻ, tiếng tinh tang lục lặc trâu, tiếng cười nói hòa vào nhau rộn ràng. Vài cô bé đội nón trắng, tranh thủ lúc thả trâu, đi mót những nhánh lúa sót lại, lúa vẫn vàng, hạt vẫn căng đầy như thiếu nữ mười tám. Các chú bé lại có thú vui khác, tay mỗi người đều có một chiếc lọ nhỏ, tay kia huơ huơ trên những gốc rạ, mỗi lần huơ huơ là một con cào cào hay châu chấu nằm gọn trong lòng bàn tay. Tiếng cười hồn nhiên vang dội cánh đồng miền núi.

Một lúc sau tôi đã nghe thấy tiếng của những tiếng máy tuốt lúa trên những mảnh ruộng gần đó. Tiếng máy chạy như thúc giục mọi người làm nhanh thêm lao động cật lực hơn. Một thoáng sau khi ánh nắng mặt trời đã lên cao ai nấy đều đã thấm mệt trên cánh đồng không còn  những tiếng nói cười của mọi người nữa thay vào đó là tiếng máy tuốt lúa ùn ùn đưa những bông lúa lớn vào máy và mang ra những hạt thóc vàng ươm óng ánh trông thật thích. Lúc lúc trên cánh đồng lại có những bác nông dân chở những xe lúa về những người không lấy rơm thì tuốt ở ngoài đồng để rơm đó cho  những nhà nuôi bò lấy về cho bò ăn. Ánh nắng đã lên ngày càng cao mọi người đã rủ nhau về chuẩn bị ăn cơm nghỉ ngơi để buổi chiều tiếp tục đi gặt tiếp.

Được ngắm nhìn cánh đồng lúa quê hương vào những ngày gặt thật khiến cho tâm hồn chúng ta thư thái và nhẹ nhõm rất nhiều. Dù đi xa đến đâu tôi cũng không thể quên được cảnh cánh đồng lúa đang vào mùa gặt ,cái mùa thơm của lúa cái mùi rơm rạ khiến cho tôi không thể nào quên được

27 tháng 8 2018

Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.

Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.

Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.

Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.

Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được.  Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.