K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Hãy tìm & phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy trong đoạn thơ sau:a.Vầng trăng vằng vặc giữa trời.Đinh ninh hai miệng, một lời song song. . .                                                                  (Truyện Kiều-NDu)b.Gà eo óc gáy sương năm trống.Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên.Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. ....
Đọc tiếp

 Hãy tìm & phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy trong đoạn thơ sau:

a.Vầng trăng vằng vặc giữa trời.

Đinh ninh hai miệng, một lời song song. . .

                                                                  (Truyện Kiều-NDu)

b.Gà eo óc gáy sương năm trống.

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên.

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. . .    

                                                                  (Chinh phụ ngâm)

c.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.                

                                                                  (Bà huyện Thanh Quan)

d.Năm gian nhà cỏ thấp le te.

 

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt.

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.           

                                                                 (Thu ẩm-NKhuyến)

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 9 2018

a. Từ láy "vằng vằng" trong câu thơ đã góp phần miêu tả vầng trăng sáng tròn, soi tỏ, chứng giám cho câu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Từ "đinh ninh" và "song song" cho thấy sự hòa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai người cùng quyết và thề sẽ gắn kết với nhau.

b. Từ láy "phất phơ" nói về sự chập chờn, heo hắt của những bóng hòa -> gợi cảnh buồn, nhuốm màu tâm trạng.

Từ láy "đằng đẵng" gợi tả dòng thời gian triền miên, chảy trôi chậm chạp, một giờ mà như bằng cả năm -> tâm trạng buồn, ứ đọng.

Từ láy "dằng dặc" càng khắc sâu nỗi buồn, sự bi lụy, ngao ngán của người chinh phụ chờ chồng trở về.

c. Từ láy "lom khom" được đảo lên đầu câu nhấn mạnh dáng hình nhỏ bé của con người trước khung cảnh.

Từ láy "lác đác" được đảo ngữ, nhấn mạnh sự thưa thớt của những nếp nhà.

=> bóng hình con người và sự sống có xuất hiện nhưng thưa thớt, ít ỏi và càng thêm gợi lên nỗi buồn, sự cô độc đến rợn người.

d. Từ láy "le te" diễn tả độ thấp, nhỏ bé của nếp nhà năm gian.

Từ láy "lập lòe" diễn tả sự chờn vờn của những đuốc lửa (đóm lửa) trong đêm tối. 

Từ láy "phất phơ" diễn tả sự leo heo, nhạt nhòa của lưng dậu.

Từ láy "lóng lánh" diễn tả vẻ chếnh choáng của ánh trăng in trên mặt ao.

=> Cảnh đẹp với những đường nét mờ ảo, nhạt nhòa, không rõ ràng. Cảnh được nhìn qua con mắt của một người đang ngà ngà say, đó là con người lánh đục tìm trong, trở về làng quê thanh tịnh để tìm thú vui khuây khỏa và lánh trốn quan trường hiểm ác.

26 tháng 9 2018

Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò: Đám học trò đứng dậy, khúc khích cười chào cô... thằng Hiển ngọng líu... Cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước... Cái Thanh mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai."

29 tháng 9 2018

Trả lời : Sau đây là những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò: Đám học trò đứng dậy, khúc khích cười chào cô... thằng Hiển ngọng líu... Cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước... Cái Thanh mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai."

26 tháng 9 2018

5 x 5 = 25 

6 x 6 = 36

Chị Ánh Linh , bạn chị Mai Dương phải không !! 

Em nhanh nhất , kết bạn ! 

26 tháng 9 2018

= 25

= 36

Chúc bn hok tốt

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

26 tháng 9 2018

Không dc được đăng linh tinh và bậy bạ

26 tháng 9 2018

điên ak

26 tháng 9 2018

ccccc

  • Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Thần có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ. Thần dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt và giúp dân trừ yêu quái.
  • Âu Cơ: Âu cơ sống ở trên vùng núi phía Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, dung nhan xinh đẹp tuyệt trần
  • Thánh Gióng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng nọ có hai ông bà mãi không có con. Một hôm bà đi vào rừng, thấy một vết chân to nên lấy làm lạ đã ướm thử. Một thời gian sau, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, bà đặt tên là Gióng. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
  • Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
26 tháng 9 2018

eo ôi khó vãi 

26 tháng 9 2018

toan la mon chinh nen minh nghi ban nen hoc TOAN vi TOAN la mon quan trong

[ y kien rieng ]

26 tháng 9 2018

bn có đang mê j thì chon cái đó thui

26 tháng 9 2018

được chứ

quang hai 20 tuổi

22 tuổi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.