K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thắng là một sinh viên gan dạ. Trong kí túc xá, dù mọi người có ngủ hết, một mình anh có xem truyện ma hay phim ma giữa đêm khuya thì cũng không sợ.Một hôm anh nghe nói ở Củ Chi có một nhà sách. Trong đó có một quyển sách ma quái mà ai cũng không dám đọc. Tính tò mò nổi lên, Thắng tót lên chiếc SH và lên đường ra Củ Chi.Theo lời chỉ dẫn, cuối cùng anh cũng đến nơi, đó là một nhà sách cũ...
Đọc tiếp

Thắng là một sinh viên gan dạ. Trong kí túc xá, dù mọi người có ngủ hết, một mình anh có xem truyện ma hay phim ma giữa đêm khuya thì cũng không sợ.

Một hôm anh nghe nói ở Củ Chi có một nhà sách. Trong đó có một quyển sách ma quái mà ai cũng không dám đọc. Tính tò mò nổi lên, Thắng tót lên chiếc SH và lên đường ra Củ Chi.

Theo lời chỉ dẫn, cuối cùng anh cũng đến nơi, đó là một nhà sách cũ kĩ. Thắng tiến vào trong, chủ cửa tiệm là một ông lão khoảng 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, quần áo xộc xệch trông rất tội nghiệp.

Thấy vậy Thắng liền hỏi:

-Ông ơi, cháu nghe nói ở đây có quyển sách ma quái phải không ông? Nếu có thì ông cho cháu thuê nhé?

Ông lão đáp:

- Có đấy, nó nằm ở kệ số 6, hàng thứ 6 và là quyển thứ 6 từ phải sang trái, nhưng quyển này hiếm lắm ông không cho thuê đâu, chỉ bán thôi.

Thắng tiếp lời:

- Thế ông bán bao nhiêu?

Ông lão trả lời:

- Tính rẻ cháu 25 triệu thôi.

Thắng hoảng hốt:

- Sao đắt thế ông?

Ông lão:

- Sách quý mà cháu, nó có từ thời ông cố nội của ông đấy!

Thắng nghĩ:

-Chết rồi , vội quá có đem theo xu nào đâu, mà đã đến đây rồi chả lẽ về tay không?

Cậu liền vội nói:

-Hay là cháu cầm cho ông con SH này nhé! Cháu mới mua lại tháng trước giá 30 triệu.

Ông lão:

-Ờ, vậy cũng được nhưng cháu phải nhớ rằng mỗi ngày chỉ được đọc một trang thôi nhé và đừng bao giờ đọc trang cuối, sẽ chết ngay đó

Thắng nghĩ:

-Tôi mà không chết thì tới phá quán ông nhé ông già”. Và vội vã đón xe về nhà ngay trong ngày.

Tối hôm ấy, chỉ trong vòng nửa tiếng Thắng đã đọc xong quyển sách ma quái ấy. Nhưng khi đọc đến trang cuối cùng thì bất ngờ Thắng rú lên một tiếng rồi lăn ra chết.

Khi cảnh sát đến điều tra khám xác, thì bất ngờ một làn gió thổi qua lật từng trang sách, đến trang cuối cùng thì hỡi ơi: Tái bản lần thứ 69, nhà Xuất bản Kim Đồng, giá bìa: 2.500đ

4

bị lừa rồi hay đó bạn

nhưng ko lên đang linh tinh

30 tháng 8 2019

mk xoá dây

Cái lạnh và rét của mùa đông dường như đã lùi dần nhường chỗ cho mùa xuân đến. Xuân đến từ bao giờ vậy? Ôi! Đất trời mang đậm sắc xuân.

Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo khí xuân ấm áp. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tua mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa thược dược, hoa mẫu đơn, hoa hồng thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trái rộng đến tận chân trời.

Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãv núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước.

Thôn xóm đóng vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân. Những tà áo biếc, áo hồng của các cô thi nhau khoe sắc.

Nhìn xa, những mái nhà tranh lấm tấm vàng ẩn hiện dưới những lùm cây. Phải chăng xuân đã về? Bóng xuân tràn ngập trên giàn thiên lí trước sân.

Em yêu mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới nhiều vẻ đẹp. Mùa xuân đem lại cho chúng ta sự trẻ trung, nồng ấm, giống như cái nó vậy.

Bài làm 2

Một năm có bốn mùa. Mùa này đi qua thì mùa khác thế chỗ. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Nhưng mùa mà em yêu thích nhất là cảnh đẹp của mùa xuân.

Cái giá lạnh của mùa đông đã đi tự lúc nào, thay thế nó là sự ấm áp của mùa xuân. Cũng chính sự ấm áp ấy với những cơn mưa phùn đầu mùa đã làm cho cây cối đâm chồi, nảy lộc, làm cho quê hương em tràn ngập màu xanh. Màu xanh non mơn mởn của những thảm cỏ non. Màu xanh bát ngát của những đồng lúa thẳng cánh cò bay. Màu xanh rì của những lũy tre....Bầu trời trong xanh và cao vút. Quanh nhà em, cây cối đua nhau sinh sôi, nảy nở. Hoa lá đua nhau khoe áo mới. Màu phớt hồng của hoa đào, màu đỏ hoa hồng, màu trắng hoa hồng bạch,...Các loài hoa kết thành một tấm thảm đủ màu sắc. Mùa xuân đẹp lên, nhiều màu sắc hơn nhờ những loài hoa ấy.

Thời gian thấm thoắt trôi, những bông hoa rực rỡ đầu xuân đang dần kết trái. Từ những kẽ lá, nhú lên những quả non mỡ màng, chả mấy chốc nó sẽ cho ra những trái ngọt dâng đời.

Mùa xuân cho hoa thơm, trái ngọt. Mùa xuân tô điểm cho sắc trời thêm đẹp, thêm tươi...Em yêu mùa xuân vô cùng!...

Bài làm 3

Các bạn ơi, các bạn thích mùa nào? Cái giá lạnh của mùa đông, sự ấm áp của mùa xuân hay không khí mát lành của mùa thu? Riêng tôi, tôi lại thích cái nóng nực của mùa hè đấy các bạn ạ!

Khi mùa hè đến, không gian trở lên sống động vô cùng. Các chú ve từ trong lùm cây bắt đầu ca hát sau một đợt "nghỉ mát" dài ngày. Khóm hoa nhài bắt đầu đơm nụ. Những chùm nụ cứ lớn dần, lớn dần rồi đến một ngày kia bật ra những bông hoa trắng ngần, tinh khiết và dậy hương thơm. Hương hoa quện vào trong gió dịu ngọt. Cây phượng ở góc phố cũng bật đèn đỏ, phất phơ trong lùm lá xanh mát. Ông mặt trời tức giận đỏ mặt, nhăn nhó thả những tia nắng gay gắt xuống trần gian. Chị mây lững thững thả bộ trên nền trời xanh ngắt. Trong vườn, lấp ló những chùm chùm ổi chín vàng, thấp thoáng trong kẽ lá. Những nàng hoa ti gôn tinh nghịch leo trèo trên lan can, nhẩy lên tường, bám vào cánh cửa. Những cái râu vươn ra, xoắn lấy bất kì thứ gì chạm tới. Những quả bưởi căng tròn, đang ngả màu để chuẩn bị vào vụ thu hoạch.

Lấn át không gian lớn nhất trong những ngày hè có lẽ là màu vàng. Màu vàng tươi của cây trái, màu vàng rực rỡ của ánh nắng chiều và màu vàng đậm đà của những vạt lúa chín. Tất cả tạo lên một không gian đẹp đẽ và trù phú.

30 tháng 8 2019

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.

Mùa hè có ánh nắng tháng Năm, tháng Sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên.

Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới.

Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao.

Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.

Mùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng.

Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mạt dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú.

Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.

– HẾT –

30 tháng 8 2019

em thich e  sau

30 tháng 8 2019

Trường em có rất nhiều cây bóng mát, cây nào cũng đẹp, cũng tươi tốt, nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ duy nhất ở cổng trường. Cứ mỗi hè về phượng vĩ lại nở hoa đỏ rực một góc trời, mời gọi cả tiếng ve kêu râm ran trong từng khóm phượng e ấp làm nức lòng lũ học trò chúng em.

Cây phượng và tiếng ve là những điều không bao giờ có thể thiếu vào những ngày hè ngập nắng nhất là đối với lũ học trò chúng em. Không biết cây phượng được trồng từ lúc nào nhưng từ khi em vào trường, cây phượng đã đứng đó, hiên ngang, hiền lành như một người gác cổng trung thành, một người bạn lớn mang lại cảm giác an toàn cho chúng em mỗi khi bước vào cánh cổng trường. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì, có những đốm to lồi lên như những con mắt. Lại gần, em thấy những chiếc rẽ ngoằn ngoèo như những con rắn đang uốn lượn trên mặt đất. Mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường như một cây nấm đỏ khổng lồ giữa trời. Hoa phương mọc thành cùm chứ không bao giờ mọc riêng lẻ, tụ lại thành đóa trên cành, xòe ra duyên dáng, những cánh hoa mỏng như cánh bướm, sờ vào mềm mịn. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu bởi những đóa phượng đã góp phần tô điểm vào quãng đời học sinh chúng em những kỉ niệm khó quên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường ngồi dưới gốc phượng, học bài, kể chuyện cho nhau nghe, mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi trò đánh trận giả. Đến cuối năm, chúng em bảo nhau ép những đóa phượng vào trang lưu bút để lưu lại kỉ niệm tuổi học trò đến mãi về sau. Nhìn những cánh phượng được ép giữa trang vở như những cánh bướm dập dờn, làm sáng tươi cả một vùng trời tuổi thơ. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ cho một mùa hè vì chỉ khi có âm thanh của tiếng ve râm ran trong vòm lá, không khí hè mới ngập tràn cả sân trường. Trong những kẽ lá phượng, ve đồng loạt kéo về tạo những dàn hợp xướng ca vui suốt ngày đêm làm rộn lên không khí náo nhiệt của mùa hè. Có đôi lúc chúng em còn rủ nhau ra gốc phượng ngồi để làm khan giả cho dàn đồng ca ấy. Hình như những chú ve sầu kia chẳng biết mệt, em chẳng thấy chúng ngừng nghỉ lúc nào mà luôn có tiếng nhạc phát ra từ vòm phượng như thúc giục chúng em bước vào mùa thi. Đó là lúc chúng em vừa vui vừa buồn. Vui là vì được ngắm những cánh hoa phượng đung đưa trong nắng và gió, được nghe dàn đồng ca mùa hè râm ran trong lá suốt ngày, cũng là lúc chúng em được nghỉ hè. Buồn là vì kì thì sắp tới và cũng vì đó là báo hiệu cho sự chia tay mái trường, bạn bè, thầy cô. Và khi những chùm hoa phượng tàn, tiếng ve kêu thưa thớt trong từng vòm cây kẽ lá là lúc mùa hè đã kết thúc, chúng em lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với những niềm vui mới, cây phượng và tiếng ve lại tiếp tục đồng hành với tụi học trò vào mùa tiếp với hứa hẹn những niềm vui mới. Gắn với mỗi niềm vui nỗi buồn của tụi học trò chúng em nên phượng được gọi với cái tên thân thương: “Hoa học trò” còn tiếng ve được coi như sứ giả báo tin mùa hè.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao bọc học sinh đã trưởng thành từ đây cùng với tiếng ve không ngơi nghỉ báo hiệu mùa hè. Dù sau này xa mái trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của học sinh và âm thanh tiếng ve bên gốc phượng sẽ là âm thanh gọi về bao kỉ niệm của tuổi hoa sau này.
 

      Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.

      Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết cha to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.

      Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.

      Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường. Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.

      Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.

      Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng  ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.

      Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh ta quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.

      Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hừng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.

      Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta.

      Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh  bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không chông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.

      Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn.

      Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời minh hi sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.

      Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lạo động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.

29 tháng 8 2019

Mik thấy bn nên tham khảo một vài đoặn văn ngắn trên mạng , mik nghĩ việc đó sẽ tốt cho bn đó :))

 Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật,...

- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Câu hỏi hay đó

- Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật,...

- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.



Chúc bạn học tốt

29 tháng 8 2019

a. Hôm nay là ngày khai trường. Các em học sinh cầm cờ, hoa đầy màu sắc đang tung tăng dưới sân trường. Ghế ngồi của thầy cô giáo và các học sinh được xếp ngay ngắn, thẳng hàng. Thầy giáo thì mặc những bộ com-lê bảnh bao, còn các cô giáo thì diện những chiếc áo dài lung linh sắc màu.

Mik làm ko đc hay, mong cậu thông cảm ^^!

a) Hôm nay là ngày khai trường, tất cả trẻ em trên mọi miền đất nước đều hân hoan chào đón năm học mới. Vui mừng nhất là các em học sinh lớp 1 lần đầu tiên được bước chân vào một môi trường học tập mới. Các thầy giáo, cô giáo ai ai cũng vui mừng, phấn chấn chuẩn bị bước vào một cuộc hành trình mới.

b) Thế là mùa xuân đã về. Bầu trời trong xanh, không khí trong lành thoáng đãng. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa trong vườn đua nhau khoe sắc  tạo nên một mùa xuân tràn đầy hương thơm và màu sắc

Bạn có thể đổi 1 số từ để sinh động hơn nhé!

29 tháng 8 2019

a, Hôm nay là ngày khai trường. Ai ai cũng náo nức, vui vẻ. Các em học sinh lớp 1 rụt rè, núp sau bố mẹ, tỏ vẻ ngại ngùng.

b, Thế là mùa xuân đã về.Khắp nơi tràn ngập không khí của mùa xuân Chim én bay về khắp nơi.

chuca bạn học tốt

29 tháng 8 2019

a,lòng tôi thêm phấn khởi .vì bao ngày buồn qua.hôm nay được gặp lại mọi người

b,đâm hoa đua nở khắp nơi .tôi vui vì tết đến .ai ai cũng cười tươi

Bài làm

1. Chuột gì đi bằng 2 chân?

- Chuột Mikey

2 Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà chết năm bao nhiêu và vì sao bà chết?

- Bà bị bò đá và chết ở tuổi 73.

3. 1 bà già ở trên núi bà đi xuống núi và lên núi 2 lần và bà đi nửa vòng Trái đất. Hỏi bà muốn gì?

- Bà muốn đi WC

4. Có 2 con vật đi qua Mĩ. Hỏi 2 con vật đó là 2 con vật gì?

- Hai con người. ( Vì cũng có thể là người mà (

5. 1 bà già đi mua bèo, bà nhìn thấy một chiếc bàn tròn. Hỏi tại sao bà lại quay về?

- Bàn tròn là bàn không méo, bàn không méo là bèo không có.

6. 1 con gì cái đầu như rắn , bốn cái chân như con vịt  có cái mai ở dạng trên nhưng không phải là con rùa ?

- Con baba, Rồng Komodo

7. Có một bà già đi chợ mua đồ , bà đi qua một cái giếng hình tròn , và phải lên núi như hình chữ M hỏi bà mua gì ?

- Bà mua OMO

8. Mèo gì sợ chuột nhất ?

- Doraemon.

# Học tốt #

29 tháng 8 2019

 Có 2 con vật đi qua Mĩ. Hỏi 2 con vật đó là 2 con vật gì?

Qua Mĩ là quy mã =rùa ngựa

28 tháng 8 2019

https://www.google.com/search?q=viết+đoạn+văn+khoảng+10-12+câu+phân+tích+vẻ+đẹp+tâm+hồn+của+chị+dậu&ei=fqBmXfiQLMzgz7sPvcyukA0&start=0&sa=N&ved=0ahUKEwj4x9az86XkAhVM8HMBHT2mC9I4ChDy0wMIhAE&biw=1024&bih=625

28 tháng 8 2019

ko copy đc bạn ạ

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu - một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.

Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo... Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng... giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho... thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.

Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu - một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

28 tháng 8 2019

Giai đoạn 1936-1939, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị, ình thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán mạnh mẽ xã hội và phản ánh sinh động cụ thể những nỗi đau khổ, lầm than của nhân dân Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của dòng văn học này. “tắt đèn” là một tác phẩm thành công nhất của ông. Đó là một bản cáo trạng lên án chế độ thối nát của bọn thực dân nửa phong kiến, đồng thời xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt nam với những phẩm chất tốt đẹp.

Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” kể lại sau khi anh Dậu bị ngất ở sân đình, sợ bị vạ lây bọn tay sai đem anh trả về gia đình như một cái xác chết. Chị Dậu cùng bà con hang xóm ra sức chăm sóc cho anh. Chị vô cùng đau đớn xót xa lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, bữa ăn cho anh Dậu. trong lúc anh Dậu đau nặng, chị rón rén bưng bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm và dịu dàng nói “ Thầy hãy cố dậy híp một ít cháo cho đỡ xót ruột”. rõ rang cị tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Việc làm của chị xuất phát từ tấm lòng yêu thương chân thành sâu sắc của người vợ. chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. Hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến bà Tú, vợ Tú Xương cũng tần tảo, đảm đang lo lắng hi sinh tất cả cho chồng con

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Cũng chính vì tình cảm vợ chồng cao đẹp, chị Dậu đã dung cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng yêu quý. Khi anh Dậu run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai vệ và người nhà lí trưởng rầm rập kéo vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn chửi bới mỉa mai. Đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó, thái độ ban đầu cảu chị Dậu hoàn toàn bị động, chị run rẩy van xin thiết tha: “khốn nạn nhà cháy đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”. Chị đã hạ mình nhẫn nhục xưng hô ông- cháu để bảo vệ tính mạng cho chồng. Nhưng chúng nào có nghe, bọn tay sai vẫn hung hang xông tới. bọn chúng giật phắt dây thừng, đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. đến giờ phút này, trước sự ức hiếp tàn bạo của chúng, chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ rang nước càng tức càng vỡ bờ, chị đã chủ động đấu tranh chống lại kẻ thù. Tinh thần phản kháng biểu hiện ở thái độ hành động. chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi dần. lần cuối chị không gọi chúng bằng ông và xưng con cháu nữa mà là mày-bà, chị đã tự đặt mình lên trên kẻ thù và giành lại thế chủ động: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Hành động cảu chị quyết liệt và nhanh như cắt chị nắm ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Câu nói đầy vẻ thách thức cùng hành động quyết liệt vừa là biểu hiện của long thương chồng vừa cho thấy sự dung cảm, tinh thần đấu tranh quyết liệt cảu chị. Rõ rang “tức nước vỡ bờ”. câu nói đầy khí phách của chị Dậu “Thà ngồi tù chứ để cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa lâu nay. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu cam chịu giờ đây không còn dằn ra được nữa, nhất là chúng cố tình hành hạ anh Dậu. chị đã lấy thân che chở chồng mà cũng không yên, cuối cùng chị vùng lên đấu tranh chống lại áp bức với một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù

Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh “ở đây có áp bức ở đó có đấu tranh”. Sự phản kháng của chị Dậu cũng là biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, dù mang tính chất tự phát nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt của giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo cảu Đảng giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạn quật khởi bằng ý thức tự giác cách mạng.

Với nghệ thuật miêu rả tính cách nhân vật qua các diễn biến căng thẳng của tình tiết Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. đó là hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám có lòng yêu thương chồng con, có tinh thần đầu tranh dung cảm chống mọt áp bức, bất công của chế độ thực dân nửa phong kiến

BÀI LÀM 2: PHÂN TÍCH CẢM NGHĨ CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU TRONG ĐOẠN TRÍCH TỨC NƯỚC VỠ BỜ CỦA NGÔ TẤT TỐ
Ngô Tất Tố là bậc thầy trong làng văn học hiện thực giai đoạn trước năm 1945, ông đã rất thành công trong đề tài liên quan đến người nông dân và đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ đã làm nên tên tuổi của ông. Với tài hoa của mình, ông khắc họa hoàn hảo hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật chị Dậu- nhân vật chính trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ.
Lấy bối cảnh là một vụ thúc sưu thuế của một làng nọ, Ngô Tất Tố đã xây dựng một câu truyện xoay quanh số phận của người nông dân Việt Nam trước năm 1945 đặc biệt là người Phụ Nữ. Họ phải chịu nhiều đau khố và bất công biết nhường nào. Trong đoạn trích này, ta được thưởng thức ngòi bút tài hoa và sắc sảo của ông khi khắc họa hình ảnh chị Dậu. 

Trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó , hạng cùng đinh trong làng, bị thúc sưu thuế đến nỗi phaỉ chạy vạy, bán chó, bán gà, bán cả đứa con gái đầu lòng rất khổ và khó khăn thì chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ hết mực yêu thương chồng con và là một người phụ nữ can đảm và mạnh mẹ vô cùng. Khi chông trong cơn nguy kịch, chị tìm đủ mọi cách cứu chồng, chị khẩn khoản tha thiết mời chồng " thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời yêu thương ấy xuất hát từ một người đàn bà cục mịch và quê mùa nhưng chứa bao tình người tha thiết cùng sự an ủi và vỗ về. Cái cách mà chị Dậu bế cái Tỉu rồi ngồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không đã thể hiện sự săn sóc và tình thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm và bệnh tật

Và chị Dậu cũng là một người phụ nữ cứng cỏi và dũng cảm khi chống lại sự áp bức và cường bạo của tên Cai Lệ- bộ mặt tàn ác đại diện cho giai cấp thống trị, chúng đâm sầm vào nhà chị với tay cầm thước, roi song, dây thừng để thúc sưu, đòi trói anh Dậu đưa ra đầu đình. Anh Dậu run rẩy sợ đến suýt ngất, lăn đùng xuống phản. Tên Cai lệ cứ thế chửi bới nạt nổ và mỉa mai. Ban đầu chị Dậu còn khiêm nhường, quỳ mà van lạy để khất sưu nhưng chúng lại trợn chừng mắt lên rồi quát: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại" Tên cai lệ mỗi lúc lại nổi trận lôi đình:" Đùng đùng giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho thì hắn"bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu ". Tên Cai Lệ, một "kẻ hút nhiều xái cũ” đã làm ra những việc vô cùng dã man đôi với những người dân lành. Sau cùng, sức chịu đựng đã lên đến đỉnh điểm nên chị đã phản kháng lại bằng những lí lẽ chính đáng:" chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" rồi chị Dâu đã nghiến hai hàm răng mà thách thức:"Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!" Từ chỗ chị nhún mình xưng cháu gọi là ông, chị Dậu sau đã xưng là bà và gọi Cai Lệ là mày. Với tư thế của kẻ yếu chị đã phản kháng lại những bất công vô lí từ kẻ thống trị bạo tàn. Kẻ đi thúc sưu giờ đã bị lép vế trước người bị thúc sưu. Hắn bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất !Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm" Trước sự can ngăn của anh Dậu chị Dậu đã quả quyết mà trả lời: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được"

Hình ảnh chị Dậu đã được khắc họa rất hoàn hảo bởi ngòi bút tài hoa của Ngô Tất Tố. Ông đã thể hiện sự đồng cảm và ngợi ca người đàn bà lực điền bằng tình cảm chân thành. Qua chị Dậu, Ngô Tất Tố còn cho ta nhìn thấy một quy luật tất yếu: Có áp bức thì sẽ có đấu tranh.