K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                  Tiếng rao đêm       Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò…ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.         Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…       Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu...
Đọc tiếp

                                                                  Tiếng rao đêm

       Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò…ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.

         Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…

       Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…

      Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.

     Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an tìm ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.

Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi…

                                                                                                                         Theo Nguyễn Lê Tín Nhân

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?

2
29 tháng 4 2020

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Con học được điều gì từ hành động cứu người từ trong đám cháy của anh thương binh bán bánh giò?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ là mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.

28 tháng 4 2020

mới có lớp 5 mà em không biết làm như này thì khi lên lớp lớn hơn thì em học hành kiểu gì ?? tự làm vân là tốt hơn nha em , phải tư duy lên chứ đừng cứ thấy bài hơi khó là gửi bài lên đây rồi nhờ mọi người làm giúp nhé. chị không có ý gì đâu , nhưng em nên tự học cách tự làm bài đi nhé . chúc em học tốt

Hãy tìm phép so sánh trong câu ca dao sau:

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu

Qua đình nhả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

k cho mk nha

28 tháng 4 2020

Theo mình nghĩ thì chỉ có cặp từ Bao nhiêu....bấy nhiêu thôi!

28 tháng 4 2020

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học nổi tiếng viết về người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai - nhân vật chính của truyện chính là hình ảnh tiêu biểu và chân thực nhất về những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cuộc cách mạng,với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, với niềm tin yêu ,thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ vĩ đại ;kính yêu. Thông qua câu truyện ngắn này ,ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết ; sâu sắc của người nông dân Việt Nam dù ở trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1  một mực 1 lòng yêu quê hương đất nước. 

Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt mà mỗi người trong chúng ta cũng rất khó để diễn tả thành lời. Ở nơi tản cư ông  vẫn luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc;tha thiết khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo ,lôi cuốn,cuốn hút. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng víu ở cổ, ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi từ từ ; chậm rãi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ cần nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt bất kì ai nữa.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ ,vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn thêm gấp trăm , gấp vạn lần…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, thủy chung , không thể nào bị phá vỡ được. Ông xúc động, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Nhưng ,dẫu vậy , thì ông vẫn mãi một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .

May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được đính chính lại. Ông Hai sung sướng như được vừa được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã khắc họa thành công được chiều sâu về mặt tâm trạng của nhân vật,điều đó đã góp một phần không nhỏ tới sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

28 tháng 4 2020

chúc hok tốt

28 tháng 4 2020

1.Mặc dù trời có bão nhưng Lan vẫn chăm chỉ đến trường.

2.Dù rất muốn đi học nhưng nó vẵn phải nằm lì ở nhà.

3.Tuy làm bừa nhưng nó vẫn được điểm 9,thật kì lạ...

EASY lẮM BẠN Ạ!

28 tháng 4 2020

Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng bạn Nam vẫn học rất giỏi.

- Mặc dù trời mưa nhưng em vẫn đi học.

- Tuy Mai không được khỏe nhưng Mai vẫn đi học

30 tháng 4 2020

THÔI CHÀO CÁC BẠN ĐÊ KHI KHÁC TỚ SẼ QUANH LẠI HỌC CÙNG CÁC CẬU NHÉ CÒN BÂY GIỜ THÌ TỚ ĐI ĐÂY TẠM BIỆT CÁC BẠN 

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

28 tháng 4 2020

Câu b bạn nhé

29 tháng 4 2020

Giấy rách phải giữ lấy lề

27 tháng 4 2020

uuuuuuuummmmmmmm

27 tháng 4 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

27 tháng 4 2020

Nhớ tk nhé