K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

Bn ơi đây là môn ngữ văn

25 tháng 3 2020

a, 

-Câu rút gọn: Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ.

-Khôi phục: Tháng hai ta trồng cà còn tháng ba thì ta trồng đỗ.

-Tác dụng: Ngụ ý hành động nói đến là của chung mọi người.

b, Câu đặc biệt: Ôi, đẹp quá !

c,

-Câu rút gọn: Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt. Nhớ một trưa hè gà gáy khan. Nhớ một thành xưa son uể oải.

-Khôi phục: Ta nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt. Ta nhớ một trưa hè gà gáy khan. Ta nhớ một thành xưa son uể oải.

-Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

d, Câu đặc biệt: Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

e,

- Câu rút gọn: Mãi không về. (rút gọn chủ ngữ)

- Khôi phục: Mẹ mãi không về

-Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

g, Câu đặc biệt: Ôi chao, một con gà. 

h,

-Câu rút gọn: Ông Lí cựu với ông Chánh hội. (rút gọn vị ngữ)

-Khôi phục: Ông Lí cựu với ông Chánh hội đang ngồi.

-Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

i, Câu đặc biệt: Ông ơi, ông ơi.

k,

-Câu rút gọn: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài. (rút gọn chủ ngữ)

-Khôi phục: Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài.

-Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

m, Câu đặc biệt: Đình chiến.

25 tháng 3 2020

Câu Tháng hai trồng đỗ, tháng ba trồng cà là câu rút gọn.

- Rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Khôi phục: Tháng hai ta trồng cà còn tháng ba thì ta trồng đỗ.

- Tác dụng: Ngụ ý hành động nói đến là của chung mọi người.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 3 2020

Mẫu :

Tên ? Hát bài gì ? Hoặc làm thơ . Bao nhiêu tuổi

Mặt đặc hay mỡ , bự con hay nhỏ con ?

25 tháng 3 2020

Tra mạng

25 tháng 3 2020

Bạn dựa vào bài này làm nha

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

25 tháng 3 2020

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha