K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2019

Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em.

Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn.

Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành.

Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.

11 tháng 8 2019

Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em. Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn. Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành. Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.  Trả lời 1 

8 tháng 8 2019

Ngõ nhà em có mười cây cau trồng thành hai hàng thẳng tắp. Thân cau tròn, cao vút, bạc phếch, có từng vòng như đeo nhẫn. Tàu cau xanh biếc, uốn cong như những bàn tay xinh xinh xoè múa rất đẹp trong làn gió thoảng qua. Đêm hè, hoa cau ngạt ngào đưa hương. Mỗi buồng cau có hàng trăm quả bằng quả trứng gà, da xanh bóng. Năm tháng trôi qua, hàng cau vẫn hiền lành đứng trầm ngâm soi bóng xuống mảnh vườn thân thuộc nhà em.

   Cây Phượng

                                                                                                      Bài làm

Trước cổng nhà, ba em trồng một cây phượng vĩ rất to. Nghe ba nói, cây đã được sáu tuổi. Gốc cây trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây lớn, nâu xù xì, phải 3 đứa em ôm mới xuể. Tán phượng xanh um, xòe che rợp bóng cả một khoảng trời, từ xa nhìn lại trông hệt như một chiếc ô khổng lồ. Lá phượng nhỏ xíu như lá me, mặt lá trơn mịn, xanh rì, mỗi lần lá rụng như những cơn mưa nhỏ, nhìn đẹp vô cùng. Cứ mỗi độ hè tới, từng chùm hoa phượng lại nở đỏ rực, lấp ló sau những tán cây xanh. Em thích nhất là được ngắm cây khi đó. Em rất yêu quý cây phượng vĩ vì nó đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Em sẽ cùng ba chăm sóc cây để cây luôn mãi xanh tươi.

Học tốt

8 tháng 8 2019

Hồ Xuân Hương vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Nói như Xuân Diệu thì “thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương”.

Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng.

 “Vâng! Đầu tiên… trong một bài viết có tựa đề Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm in trên tạp chí Văn Nghệ năm 1959, Xuân Diệu đã mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm”.

     Và đáp án được coi là đúng. Người chơi thắng cuộc ở mục này.

     Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải như vậy. Việc coi Xuân Diệu là người đầu tiên gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm là một định kiến sai lầm cần được nói lại.

     Khi chúng tôi học Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội, không thầy cô nào dạy như vậy.

     Quá trình sưu tầm sách xưa, chúng tôi tìm được tài liệu xưa hơn thời điểm 1959, có người đã mệnh danh một cách trang trọng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”.

     Đó là cuốn mang tên: Thân thế và thi ca Hồ Xuân-Hương (Bà chúa thơ Nôm) do Giáo sư Lê Tâm soạn.

     Đây là loại sách giáo khoa cho chương trình trung học phổ thông và chuyên khoa lúc đó. Sách in năm 1950 Nhà xuất bản “Cây thông”, 62 đường Duvilier – Hà Nội (còn gọi là phố Hàng Đẫy). Khổ sách 13x19, tổng cộng 70 trang, in xong ngày 10/11/1950. Phần nội dung bắt đầu từ trang 5 đến trang 60 viết về cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương.

     Đặc biệt, trên tất cả các đầu trang đều chạy dòng chữ như là phụ đề: BÀ CHÚA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG. Bốn chữ BÀ CHÚA THƠ NÔM ở đầu trang chẵn và nối với HỒ XUÂN HƯƠNG ở đầu trang lẻ. Có thể coi, đây là tên khác của tập sách. Bởi vậy trong cuốn sách này, chữ “Bà chúa thơ Nôm” xuất hiện đến hơn 30 lần. Rất ấn tượng cho người đọc.

     Nội dung cuốn sách, như bìa một đã in rõ: “Tài liệu đầy đủ từ khi nữ sĩ lên tám tuổi, trải qua mấy đời chồng, cho đến lúc tuổi già”. Trong phần viết, người viết không chia chương mục mà viết một lèo cuộc đời Hồ Xuân Hương, và trên từng chặng một là việc sử dụng thơ truyền ngôn Hồ Xuân Hương gán vào để minh họa. Bởi vậy, giá trị nghiên cứu chắc chắn không được cao lắm.

     Tác giả là Giáo sư Lê Tâm, chúng tôi đã hỏi một số người học trung học phổ thông năm 1945 – 1950 ở Hà Nội nhưng chưa xác minh được. Hi vọng một ngày gần đây sẽ có kết quả. Thời đó, những người dạy trung học đều được gọi là Giáo sư và họ có thể soạn và in sách. Riêng với GS Lê Tâm, chúng tôi sưu tầm được 2 quyển, một quyển khác là giảng văn văn học Việt Nam cho trung học, trong đó có phần viết về thơ ca bình dân, có bài bình bài ca dao Thằng Bờm rất thú vị, cái mà sau này, năm 1954, GS Trần Thanh Mại tiếp thu để viết bài “Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh” (cũng bàn chuyện Thằng Bờm) in trên Nghiên cứu Văn Sử Địa. Tuy nhiên, GS đã không dẫn nguồn tham khảo. Người xưa thường vậy.

     Đến đây, tôi chưa dám nói, GS Lê Tâm là người đầu tiên mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm, nhưng với tư liệu hiển nhiên, ấn tượng đó, chúng ta không thể khẳng định Xuân Diệu là người đầu tiên sáng tạo ra định danh cao quí này. Tránh cho một định kiến lâu ngày rồi sai lại thành đúng.

     Công việc khảo cứu chắc là chờ đợi những phát hiện xưa hơn.

8 tháng 8 2019

Dân ta có một lòng nông nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của của con người Việt Nam ta. Mỗi khi bị xâm lăng thì tinh thần ấy trở nên sôi nổi và ko chịu khuất phục trước khó khăn,nhũng trái tim của con người yêu nước ko sợ kẻ thù sẽ kết hợp lại làm một và sẽ biến một làn sóng khổng lồ, mạnh mẽ, to lớn, lướt qua bao trở ngại để đem về một niềm hân hoan cho đất nước tổ tiên, con người Việt nam chúng ta.

Từ xa xưa nhũng con người đã bộc lộ rõ ràng nhất, kiên cường nhất là tấm gương cũng là anh hùng được dân nhân tôn trọng như bà Trưng, bà Triệu ,….. những thời kì đầy chiến tranh tàn khóc. Cũng như bây giờ , tất cả những thời kì kỉ thuật hoá, các dụng cụ, máy móc ngày càng hữu dụng nhung chỉ có mỗi tấm lòng yêu nước của từng người dân vn sẽ ko bao giờ thay đổi và sự biết ơn đến từng người anh hùng của đất nước này Mỗi lãnh thổ , mỗi dân tộc đều có những nguồn gốc phong tục tập quán khác nhau nhưng tinh thần Ìu nước vẫn luôn là một nét đẹp đặc sắc quý báu của con người Việt chúng ta.

Trong mỗi con người Việt Nam đều có bản chất trung thực và chất phác. Từ những bác nông nhân chân lắm tay bùn, vất vả mồ hôi, những đứa trẻ thiếu nhi ngây thơ, trong nước đang cố gắng học để giúp dỡ non nước mai sau hay những vị bác sĩ miệt mài để cứu những con người, những sinh linh bé bỏng ,…

Những hành động, cử chỉ, hay cố gắng hết sức mình dù ko to lớn nhưng thành quả quả ấy mà họ tạo ra đều vô cùng vĩ đại Và họ cũng bộc lộ trong tim họ tinh thần yêu nước như cây cầu kết nối từng trái tim của từng con người Việt nam chúng ta. Và họ cũng thể hiện rằng dù đất nước chúng ta có nhỏ bé đi chăng nữa thì trái tim họ dành cho nhau hay cho đất nước đều vô cùng to lớn.

8 tháng 8 2019

để chúng minh tinh thần yêu nx làtruyền thống quý báu:

-tinh thần yêu nc trg các thời đại

-tinh thần ywwu nc trg các cuộc kháng chiến chống Pháp

+Từ các lứa tuổi:từ già đến trẻ

+từ khắp các miền:miền ngược miền xuôi

+từ các giai cấp:công nhân,nông thôn,chiến sĩ

+từ khắp các mặt trận:hậu phương tới tiền tuyến

trình tự:k gian và thời gian nhé bợn^^

8 tháng 8 2019

mot nguoi chay theo . roi 2 , 3 nguoi.

- CÂU BAN ĐẦU:

Chúng ta cần phải học ăn, học nói,học gói,học mở.

- CÂU RÚT GỌN:

Học ăn,học nói, học gói, học mở

=> Rút gọn thành phần CHỦ NGỮ

Học tốt

&YOUTUBER&

Chị gái của em tên là Thuận, năm nay chị 12 tuổi. Chị có cặp má hồng, mái tóc dài tới lưng, rất đen và mượt. Hôm thì chị cài nơ điệu đà, hôm thì chị tết tóc lại, trông rất gọn gàng, đẹp mắt. Chị Thuận rất nỗ lực trong học tập, nhiều năm liền chị đều là học sinh giỏi. Ngoài giờ học, chị là còn tay nội trợ đắc lực của mẹ. Chị quét nhà, gấp chăn màn, nhặt rau, nấu cơm, dọn bát đĩa,... vừa nhanh lại vừa khéo léo. Chị học được từ mẹ cách nấu canh cua, kho thịt, rán cá và nấu cho gia đình những bữa ăn ngon. Chị Thuận rất tiết kiệm, bởi vậy mà con lợn đất tuần nào cũng được "ăn" no nê. Em rất tự hào về chị gái của mình. Em nguyện noi gương chị để trở thành con ngoan, trò giỏi.

8 tháng 8 2019

Trong mái nhà yêu quý của tôi luôn có bốn người: ba, mẹ, tôi và chị gái. Nhưng bắt đầu từ khi chị thi đỗ đại học, trong nhà bắt đầu vắng bóng chị. Chị gái tôi ở nhà vẫn thường gọi là chị Nhím, tên gọi vậy nhưng chị hiền lắm. Da chị trắng và có đôi mắt to tròn. Chị lúc nào cũng cần mẫn như con ong thợ hiền lành, bao nhiêu việc nhà cứ không đi học chị lại phụ mẹ. Bàn tay chị nhỏ bé nhưng nét chữ thì rất đẹp, 12 năm phổ thông chị luôn là học sinh giỏi toàn diện. Chị là niềm tự hào của ba mẹ, Chị Nhím của tôi rất khéo léo, với sự sáng tạo của mình bao nhiêu đồ chơi, hộp bút của tôi đều do chị chế tạo ra. Với tôi chị chính là thiên thần. Với đôi mắt to tròn thông minh, tôi vẫn hay trêu chị mắt bồ câu. Chị lúc nào cũng chỉ cười hiền, lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp. Tôi rất yêu quý và ngưỡng mộ chị.

8 tháng 8 2019

Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

Lăng của các Vua Hùng kề bên đền thượng, ăn trong rừng cây xanh xanh

Tô đậm CN, gạch chân VN

8 tháng 8 2019

chủ ngữ là "Lăng của các Vua Hùng"

8 tháng 8 2019

1+1:2x0=1

P/S: Mới lớp 5 nên ko có đề

8 tháng 8 2019

Nâng cao hay thường ? 

Mà tui cũng đang cần ai cho xin đề

8 tháng 8 2019

Sơn Tinh: là vua của vùng núi cao, vì sơn là núi.

Thủy Tinh là vua của vùng nước thẳm., vì Thủy là nước !

Chắc vậy !

8 tháng 8 2019

Bạn kia nói đúng đấy! Sơn tinh và thủy tinh được kết hợp với tiếng trung vì Sơn là núi, Thủy là nước.