K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

1. ĐẠO PHẬT:

* Nguồn gốc: Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 – 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.

2. ĐẠO THIÊN CHÚA (CÔNG GIÁO RÔMA):

* Nguồn gốc: Công giáo Rôma, hay Thiên Chúa giáo La Mã, lần đầu tiên tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Pháp khuyến khích người dân theo tôn giáo mới bởi họ cho rằng nó sẽ giúp làm cân bằng số người theo Phật giáo và văn hoá phương Tây mới du nhập. Đầu tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị.

3. ĐẠO CAO ĐÀI:

* Nguồn gốc: Đạo Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Tôn giáo này thờ Đức Cao Đài (hay Thượng Đế), Phật và Chúa Giê-su. Cao Đài là một kiểu Phật giáo cải cách với những nguyên tắc thêm vào của Khổng giáo, Lão giáo và Thiên chúa giáo. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

4. ĐẠO HÒA HẢO:

* Nguồn gốc: Đạo Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc.

5. ĐẠO TIN LÀNH:

* Ngồn gốc: Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 2004, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam vào khoảng 1 triệu người, chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.

6. ĐẠO HỒI:

* Nguồn gốc: Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2004, tại Việt Nam có khoảng 60.000 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận theo phái Chăm Bà Ni – với sự kết hợp giữa đạo đạo Hồi và đạo Bà La Môn .
# Học tốt #

12 tháng 9 2019

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

bài thơ sau đây có phải tự sự khong . vì sao ? hãy kể lại câu chuyện bằng miệng                                                   SA BẪY                              Bé Mây rủ mèo con                               Đánh bẫy bầy chuột nhắt                               Mồi thơm : cá nướng ngon                                Lửng lơ trong cạm sắt                                                                   Lũ chuột tham hóa ngốc    ...
Đọc tiếp

bài thơ sau đây có phải tự sự khong . vì sao ? hãy kể lại câu chuyện bằng miệng 

                                                  SA BẪY

                              Bé Mây rủ mèo con 

                              Đánh bẫy bầy chuột nhắt 

                              Mồi thơm : cá nướng ngon 

                               Lửng lơ trong cạm sắt 

                               

                                   Lũ chuột tham hóa ngốc 

                                   Chẳng nhịn thèm được đâu !

                                     Bé Mây cười tít mắt 

                                     Mèo gật gù , rung râu 

 

                                        Đêm ấy Mây nằm ngủ 

                                        Mơ đầy lồng chuột sa

                                        Cùng mèo con đem xử 

                                        Chúng khóc ròng , xin tha ! 

                                       

                                           Sáng mai vũng xuống bếp : 

                                            Bẫy sặp từ bao giờ 

                                            Chuột không cá cũng hết 

                                             Giua lồng mèo nằm ... mơ !

                                                 

0
11 tháng 9 2019

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:

 - Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.

- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. 

Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
  • Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước

4. 

  • Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất.
  • Cách trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

5. 

Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
  • Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
  • Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
11 tháng 9 2019

Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Bài làm:

  • Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
    • Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
    • Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc.
  •  Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
    • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
    • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
    • Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1

11 tháng 9 2019

Mẹ- tiếng gọi ấy thân thương và thiêng liêng biết mấy. Mẹ là người bên ta, chăm lo cho ta từ bữa ăn đến giấc ngủ. Hạnh phúc biết bao khi em sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.

Mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Nhưng bề ngoài mẹ có vẻ già trước tuổi bởi nỗi nhọc nhằn nuôi em khôn lớn vẫn in hằn trên gương mặt mẹ. Dáng người mẹ dong dỏng cao nhưng đầy đặn. Mái tóc mẹ dài, đen láy như suối mây. Mỗi khi nằm trong lòng mẹ em thấy mái tóc ấy mềm mại và có hương thơm dìu dịu từ hoa bưởi, trái bồ kết. Nước da trắng hồng của mẹ ngày nào, giờ đây lại rám nắng. Đôi bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương, xuất hiện những vết chai sần do công việc lam lũ vất vả. Em yêu nhất vẫn là đôi mắt của mẹ, ánh mắt luôn nhìn em trìu mến. Khi em phạm sai lầm, đôi mắt mẹ thoáng buồn; khi em đạt thành tích tốt, đôi mắt mẹ cũng ánh lên niềm vui, niềm tự hào. Mẹ em mang vẻ đẹp bình dị nhưng đối với em, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất.

Ngày ngày đi học về trên triền đê, em thường phóng tầm mắt ra cánh đồng bát ngát để trông thấy dáng hình quen thuộc của mẹ. Chiếc áo nâu bạc màu cần mẫn vun trồng cho từng ruộng lúa, đến ruộng rau. Cây lúa, rau lớn lên, xanh mơn mởn được tưới tắm từ biết bao giọt mồ hôi của mẹ đổ xuống. Mẹ em là người chịu thương, chịu khó như chú ong cần cù vậy. Bận rộn với công việc đồng áng, nhưng ngôi nhà nhỏ của em luôn ngăn nắp, gọn gàng bởi bàn tay tần tảo của mẹ. Là cô công chúa bé bỏng, nên mọi tình yêu thương mẹ đều dành trọn cho em. Mỗi lần mẹ đi chợ về, mẹ lại mang cho em những thức quà, những món quà bé nhỏ nhưng em cảm nhận được tình yêu thương của mẹ gửi gắm trong đó. Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con”.

Thật vậy, mẹ cưu mang em suốt chín tháng mười ngày, mẹ lại không quản công nâng đỡ giấc ngủ của em trong những trưa hè oi ả. Là giọt máu cắt đôi của mẹ nên tình cảm mẹ dành cho em là vô bờ bến. Những đêm đông khi em thức học bài, chợt thấy lòng yên bình khi nhìn qua khe cửa ánh đèn phòng mẹ vẫn le lói. Mẹ không muốn em thức một mình, có khi đôi bàn tay ấy đang khéo léo khâu cho em chiếc áo rét để đông về em không còn thấy lạnh cóng trên đường đi học. Cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, em cố gắng học tập thật tốt. Học kì vừa qua em đạt giải thưởng cấp tỉnh, lúc lên bục nhận thưởng, em bắt gặp ánh nhìn thân thương của mẹ. Mẹ thường vuốt mái tóc của em và nói: “ Con là niềm tự hào của mẹ, hãy cố gắng học nên người con nhé!”. Em đáp: “Vâng ạ”. Nhưng trong lòng em, mẹ mới là người em tự hào. Mẹ trở thành động lực để em bước tiếp quãng đường chông gai, mẹ cũng là điểm tựa mỗi khi em gặp thất bại. Xót xa biết mấy những ai không được bàn tay mẹ che chở.

Dù không nói ra nhưng trong lòng em vẫn thầm nhủ “Con yêu mẹ nhiều lắm, con cảm ơn mẹ đã luôn dõi theo con”. Dù mai này có đi đâu về đâu em cũng luôn khắc ghi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.                                                                            

Bài làm

                                                             “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

                                                         Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.

Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.

Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.

 # Học tốt #

12 tháng 9 2019

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa

8 tháng 10 2019

Tết trung thu đốt nhà đi chơi

Em đốt nhà đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với dầu trong tay

Em đốt hết trong đêm trăng rằm

Nhà to to đến nhà bé bé

Nhà xi măng tới nhà lá chuối

Em đốt nhà này hết đêm nay

Người dân reo đến dập lửa cháy

Người phi dao đến người phi dép :)

11 tháng 9 2019

ko đăng linh tinh nha bạn

11 tháng 9 2019

Trả lời:

*   Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.

*  Ý nghĩa của câu chuyện:

-   Ca ngợi trí thông minh của ông lão.

-  Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-tim-hieu-chung-ve-van-tu-su-c33a13324.html#ixzz5zDemQaVj