K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 4 2020

học lại đi

12 tháng 9 2019

Giống ko có thật

chỉ là giả

vua Hùng tự đánh giặc

12 tháng 9 2019

xin lỗi mik nhầm

Tham khảo những bài sau:

1. Con cú khôn ngoan

Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Có khi nó nhìn thấy một cậu bé đang giúp ông lão xách một cái túi to, có khi nó nhìn thấy một cô con gái đang cằn nhằn mẹ mình. Ngày qua ngày, con cú nhìn thấy được rất nhiều thứ nhưng nó vẫn giữ im lặng về những điều mà mình thấy.

Từ từ, con cú già bắt đầu nói ít hơn và thính giác của nó dần trở nên tốt hơn. Bây giờ nó có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Một ngày, con cú già nghe thấy một người phụ nữ nói với ai đó rằng có một con voi nhảy qua hàng rào. Một ngày khác, con cú lại nghe thấy một người đàn ông nói với ai đó rằng mình là con người hoàn hảo và chưa bao giờ mắc phải sai lầm gì.

Mỗi ngày trôi qua, con cú già lại nói ít hơn và nghe nhiều hơn. Nhờ vậy, nó biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh, dù không có ở đó. Dần dần, con cú già trở nên khôn ngoan hơn và nổi tiếng vì sự khôn ngoan ấy.

Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

2. Con cừu đen kêu be be

Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.

Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.

Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.

Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

3. Khỉ và cá sấu

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.

Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

4. Một cách đếm thông minh

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả. Ngay lúc đó, Birbal, một vị quan được xem là người thông minh nhất ở đất nước này, bước vào và hỏi các quan tại sao trông họ lại lo lắng vậy. Các quan kể lại với ông rằng, hoàng đế đã hỏi một câu hỏi mà không ai biết trả lời thế nào cả. Đó là: “Có bao nhiêu con quạ trong thành?”.

Sau khi nghe xong, ông nở một nụ cười và trả lời: “Thưa bệ hạ, thần biết câu trả lời. Có 50.589 con quạ trong thành”. Mọi người sửng sốt trước câu trả lời đó, kể cả hoàng đế nên vua đã hỏi lại ông: “Tại sao ngươi lại chắc chắn như vậy?”.

Birbal thưa: “Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác”. Hoàng đế Akbar cảm thấy rất hài lòng với câu trả lời dí dỏm của Birbal.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.

5. Cún con đi lạc

Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.

Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.

– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.

6. Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.

Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.

Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.

Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh.

7. Ngỗng và rùa

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.

Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.

8. Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa.

Một ngày nọ, ông nằm ngủ và thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo nhà sư và nói: “Tôi là sự giàu có mà cha và ông nội của ông đã tích đức để lại. Ngày mai, tôi sẽ đến nhà ông. Ông hãy cầm gậy và đánh vào đầu tôi để biến tôi thành vàng”.

Hôm sau, vợ của ông gọi một thợ cắt tóc để cắt tóc cho ông. Đúng lúc ấy, có một nhà sư xuất hiện và nhà buôn bỗng hồi tưởng lại giấc mơ của mình ngày hôm qua. Ông đã làm đúng như những gì nhà sư nói trong giấc mơ và điều kỳ diệu đã xảy đến, nhà sư biến thành vàng. Ông gom vàng lại và cất giữ cẩn thận trong tủ của mình.

Người thợ cắt đã theo dõi toàn bộ quá trình kỳ lạ này. Ông rất sửng sốt và nghĩ rằng: “Có lẽ mình cũng nên đưa một số nhà sư về nhà và đánh lên đầu họ để có một ít vàng”. Nghĩ sao làm vậy, ông đã đến ngôi chùa gần đó và đưa về nhà một số nhà sư, sau đó dùng gậy đánh vào đầu họ. Thế nhưng, vàng thì không thấy mà chỉ thấy những nhà sư bị thương nặng. Nghe tiếng la hét, người dân xung quanh đã gọi cảnh sát và thế là người thợ cắt tóc bị bắt.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.

9. Đeo chuông cho mèo

Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.

Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo thì mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian.

10. Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó. Vì vậy, nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mà nó yêu thích.

Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp một con cáo và kết bạn với no. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng toàn dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với con cáo rằng: “Tôi muốn hát”.

Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, con người sẽ biết mình đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, con cáo đã nhanh chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi dân làng đến đánh lừa.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách lắng nghe người khác.

11. Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.

Cứ như vậy, mỗi đêm con khỉ lại đến và tặng quà cho các cô gái. Điều này làm các cô gái yêu quý khỉ hơn, còn các chàng trai ghen tỵ với khỉ. Họ quyết định phải tìm ra cho được người hay tặng quà cho các cô gái thật sự là ai. Thế là, như mọi hôm, con khỉ lại đến nhảy múa. Sau khi nhảy múa, các chàng trai theo dõi và phát hiện ra đó chỉ là một con khỉ. Các chàng trai quyết định dạy cho con khỉ một bài học.

Hôm sau, họ đặt một bếp lửa nóng ở nơi con khỉ hay ngồi và dùng lá che lại. Khi con khỉ ngồi xuống, nó nhảy dựng lên đau đớn. Các cô gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên các chàng trai đã giải thích cho họ hiểu. Mọi người đều quyết định đuổi con khỉ đi. Kể từ đó, đít của con khỉ bắt đầu có màu đỏ do ảnh hưởng của vết bỏng hôm nào.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.

12. Dê và cáo

Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang. Con cáo nghĩ: “Ước gì ngày nào mình cũng được ăn uống no say như thế này”.

Sau khi đánh chén no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác lâng lâng khi mới ăn một bữa ngon lành. Đột nhiên, con cáo bất ngờ té xuống. Khi hoàn hồn lại, con cáo phát hiện ra rằng mình đã rơi xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước.

Lúc đầu, cáo rất tức giận với bản thân và tự trách tại sao mình lại không cẩn thận như vậy. Sau đó, nó cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Bỗng nhiên, cáo nghe thấy một giọng nói từ trên vọng xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Cáo ngước lên nhìn và nhận ra rằng đó là con dê. Mừng quá, cáo nói: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.

Nghe vậy, dê nhảy xuống giếng ngay lập tức. Lợi dụng điều đó, cáo đã nhanh chóng dựa vào những cái sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng. Cáo quay lại nói: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Không bao giờ tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

13. Câu lạc bộ các bà mẹ

Một ngày nọ, tất cả bà mẹ thú trong rừng tập hợp lại với nhau và bắt đầu so sánh xem con của ai là giỏi nhất và ai đẻ được nhiều con nhất. Mẹ nai nói rằng con mình là to lớn nhất. Mẹ chó rừng lại nói con mình có hàm răng sắc bén nhất và con mình đông nhất. Trong khi đó, mẹ chim sẻ lại cho rằng con mình giỏi nhất và mình sinh nhiều con nhất.

Cuối cùng, đến lượt mẹ sư tử, sư tử chỉ có một chú sư tử con. Những bà mẹ khác hỏi: “Chỉ có một đứa thôi à? Sao chị đẻ ít vậy? Chúng tôi đều có nhiều con hơn chị. Tại sao con của chị lại giỏi nhất cơ chứ?”. Mẹ sư tử tự hào nói: “Bởi vì con của tôi sẽ trở thành chúa sơn lâm ở đây”. Nghe vậy, tất cả đều im lặng và giải tán cuộc họp.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hành động quan trọng hơn lời nói. Chính hành động sẽ chứng minh cho lời nói của bạn.

14. Con lừa khôn ngoan

Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:

– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.

Nghe cũng có lý, sói chạy lại định giúp con lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, con lừa đấm cho con sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, con đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác mà hãy dùng não để phán đoán.

12 tháng 9 2019

ngữ văn à❤️

12 tháng 9 2019

ư

12 tháng 9 2019

kkk chưa cần viết đâu mai có học chiều đâu🐛

12 tháng 9 2019

hỏi trước làm trước

12 tháng 9 2019

1. Phần Mở bài

- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.

- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.

- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.

2. Phần Thân bài

a) Những người đến cầu hôn

- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.

- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.

- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.

- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.

b) Đồ vật sính lễ

Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh

Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:

- Một trăm ván cơm nếp

- Một trăm nẹp bánh chưng

- Một đôi voi chín ngà

- Một đôi gà chín cựa

- Một đôi ngựa hồng mao

c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra

- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.

- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.

3. Phần Kết hài

Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh

- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.

- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.

12 tháng 9 2019

   Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

   Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

   Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

   Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

   Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...

   Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

   Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

   Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

   Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

   Bao giờ cây lúa còn bông

   Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.

Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
 

12 tháng 9 2019

Câu 1;Biện pháp tu từ là so sánh

Câu 2:Công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái,và bổn phận,trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn đấy.

=>Là một điệu hát ru ,lời mẹ ru con cái,âm điệu của bài thơ sâu lắng,bộc lộ đc chân tình,

-Dùng lời ns ví von,so sánh để biểu hịn công cha,nghĩa mẹ.Lấy những cái to lớn,mênh mông của thiên nhiwwn để so sánh

Câu 3:

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



#Châu's ngốc

12 tháng 9 2019

C1 : Biện pháp tu từ : So sánh ( ngang bằng ) : + Công cha - núi Thái Sơn

                                                                            + Nghĩa mẹ - nước trong nguồn ....

C2 :

Nét đặc sắc về nghệ thuật : Sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng :

+ Công cha trong bài được ví như núi Thái Sơn cao to hùng vĩ ý nói " công lao " của người cha rất lớn . Như chúng ta biết , trong gia đình , người đàn ông ( cụ thể ở đây là người cha )  luôn là trụ cột trong gia đình , luôn đảm đương công việc lao động kiếm tiền -> vất vả , gian nan 

+ Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra , mà theo ta biết , nước thì không thể nào đong đếm được , nghĩa mẹ cũng như vậy . Trong gia đình , có lẽ người vất vả nhất luôn là người mẹ , người mẹ có công sinh thành , nuôi dưỡng ta -> không thể nào đong đếm được

C3 :

Suy nghĩ của em về đạo làm con : Hiếu thảo , ngoan ngoãn và nghe lời bố  mẹ ,.....

Tự triển khai thành bài ( đoạn ) văn