K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TỪ ĐỒNG ÂM 1 LÀ NƯỚC. TỪ ĐỒNG ÂM 2 LÀ GIAN. TỪ THỨ 3 MK KO BT VỚI LẠI NGĨA MK CŨNG KO BT MK CHỈ BT ĐƯỢC TỚI ĐÓ THÔI. THÔNG CẢM NHÉ !!!!!!!!!!!

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu là người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều

vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền được sống.

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Khi gia đình chưa có tiền nộp sưu, bọn quân lính đã bắt anh Dậu ra đình để chịu những đòn roi, đánh đập dã man của chúng. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo. Chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Trong lúc khó khăn, túng quẫn như vậy, chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành, đút từng thìa cháo nhỏ cho anh ăn. Chị thấy chồng như vậy, chị đau cả bản thân mình nữa.

Trong lúc khốn khó, túng quẫn chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị. Khi chồng bị bắt đi, một mình chị thân gái phải chạy vạy khắp nơi để vay mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Chị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này, khi con chị xin van chị ở lại mà chị phải rứt lòng bán con đi. Nỗi đau ấy ai thấu hiểu được đây.

Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.

Từ vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chưởi chúng cho hả giận. Từ “ông- con” sang “bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Khi bị đặt bao tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi. Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

10 tháng 10 2019

                                                                 Bn tham khảo nha 

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

10 tháng 10 2019

               

                                                                            BÀI LÀM

CÂU 3 :

Khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người đọc bị bất ngờ, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.

CÂU 9 :

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải

CÂU 10 :

TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

    Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

    Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

    Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.



 

10 tháng 10 2019

CÂU 8: 

Sứ thần nước ngoài thách đố nc ta vì: Để kiểm tra xem nc ta có ng nào thông minh hay k nếu k có ng thông minh thì sẽ qua xâm lược.

                                                                            ~~~HOK TỐT~~~

                                                                  #BLINK

- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

10 tháng 10 2019

Em thích nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyện " Con rồng cháu tiên " vì 2 nhân vật đó đề cao nguồn gốc cao quý của giống nòi.

Chúc bạn học tốt =)

17 tháng 11 2019

em đã học rất nhiều câu chuyện truyền thuyết một trong số đó là truyện THÁNH GIÓNG

em thích chi tiết tiếng nói đầu tiên của gióng, nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhân văn:

- tiếng nói của gióng là tiếng nói của đồng bào nhân dân

- nhân dân ta bình thường thì âm thầm , lặng lẽ, khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng đứng lên chống giặc cứu nc

- với sức mạnh của lòng yêu nước cao cả mà cả trẻ em rất nhỏ có thể  trở nên mạnh khỏe , cao lớn để đuổi giặc

- các đứa trẻ cùng tuổi gióng giờ mới bi bô tập nói, trong khi gióng đã nói đc một câu khó ,dài và hoàn chỉnh suy ra càng nhấn mạnh hơn nữa gióng là một con người rất phi thường và lạ kì.

-....

mik trả lời muộn rồi nhưng mik đã truyền lại một số lời cô giáo mik giảng cho bạn. bạn hãy lấy để tham khảo. biết đâu nó lại giúp bạn trong kì thi cuối kì thì sao?

chúc bạn thi tốt nhé

9 tháng 10 2019

nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên các từ khác.

nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành qua cơ sở của nghĩa gốc.

VD:chân của chị ấy rất dài(nghĩa gốc)

chân ghế kia rất gập ghềnh(nghĩa chuyển)

nhớ cho mình một tíck với nha!

9 tháng 10 2019

 là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thế kỉ 7 vào thời Đường, Trung Quốc

9 tháng 10 2019

Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa. Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi.

Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. “Dải lụa” ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.

Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạo ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi “dải lụa” xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân “một nắng hai sương” đi thu hoạch lúa.

Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

9 tháng 10 2019

Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi thăm đồng, đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như tấm thảm nhung óng ánh, chúng đã níu chân em dừng lại. Em đã nhận ra vẻ đẹp của đồng lúa đang sắp sửa vào mùa.

Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh mặt trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau như muốn nói một điều: Ngày mùa đến rồi đấy! Từ trong biển lá đã ngả sang màu úa ngát dậy một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa mới. Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương. Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.

Làn gió nhẹ thoảng qua, những bông lúa nhẹ nhàng mấp máy. Sóng lúa nhấp nhô như gợn sóng vỗ bờ. Mặt trời lên cao dần, ánh nắng óng ả lọt xuống lòng đất. Từng đàn bướm là là chao lượn trên ngọn lúa. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mác thật đặc trưng của đồng quê.

Cánh đồng lúa ửng lên một màu vàng xuộm, nắng ngả màu vàng hoe. Từng dòng người đổ ra đồng gặt hái, nón trắng nhấp nhô trên các thửa ruộng ven bờ. Tiếng nói chuyện rầm rì, tiếng gọi nhau í ới. Ai cũng rạng rỡ nụ cười trước cảnh vụ mùa no ấm. Đâu đó, tiếng hót lảnh lót của con chim chiền chiện. Chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi bay lên trên vòm trời xanh trong và cao vút.

Em yêu cánh đồng này lắm. Nơi ấy có bao bàn tay lao động của con người, họ không ngần ngại nắng mưa, vất vả. Họ luôn cấy trồng, luôn gieo hạt giống cho mùa sau.

Hok tốt

9 tháng 10 2019

nếu cứ tiếp tục giả ngốc như vậy cậu bé sẽ được nhiều tiền hơn 

9 tháng 10 2019

Nếu cậu chọn tờ 1 đô la thì bạn cậu sẽ không mang tiền cho cậu nữa còn nếu cậu chọn 5 xen thì cậu sẽ được bạn cho tiền lâu dài .