K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2019

vid sao chúng tôi phải trả lời cho bạn

       Sáng sớm tinh mơ,em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

       Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo. Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng. Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

       Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

31 tháng 12 2019

Cảm ơn nhé :)) Chúc cậu vv haaa :>

Tháng ba bà già chết rét.

Tháng một, tháng chạp thì hoa mới nở.

Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.

Tháng mười có sấm, cấy trên cũng được ăn.

Mưa tháng sáu máu rồng.

Mưa tháng tư hư đất.

Mưa tháng ba hoa đất.

Nắng tháng ba mà hoa không héo.

Nắng ui ui thui chết người.

Nắng to thì nằm co cũng ấm.

31 tháng 12 2019

Ây ây bt ai tk sai òi nghen ! coi chừng nekkkk 

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản: * Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. * Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản. * Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.) * Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa. * Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng: • Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...

31 tháng 12 2019

nguyễn xuân trợ

Chép bài sai rồi bạn ơi người ta hỏi nguyên nhân mà

Mà cái bài này có trong SGK sử rồi còn gì vào mà xem 

Còn cái câu hỏi cuối kia là suy nghĩ của Lê Mxxx Vxx tự viết đi Vd mất việc . đời sống khốn khổ , nền kt bị đi xuoongs trầm trọng vân vân

1 tháng 1 2020

I. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật anh đội viên - ngôi thứ nhất).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

b. Suy nghĩ của người kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

Ví dụ: Anh đội viên sau đó thức cùng Bác.

II. Bài văn mẫu

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

#Châu's ngốc

31 tháng 12 2019

Chúng tớ là đại từ

31 tháng 12 2019

đạt từ 

ok

Phòng GD&ĐT TP...                                                                                Đề kiểm tra học kì I Trường................                                                                                 Năm học 2019-2020                                                                                                              Môn Công nghệ - Lớp 7I.Trắc nghiệm(3,0 điểm)Câu 1:(2,0điểm)1.Đâu là đất kiềm?A.pH > 7,5;                       ...
Đọc tiếp

Phòng GD&ĐT TP...                                                                                Đề kiểm tra học kì I

 Trường................                                                                                 Năm học 2019-2020

                                                                                                              Môn Công nghệ - Lớp 7

I.Trắc nghiệm(3,0 điểm)

Câu 1:(2,0điểm)

1.Đâu là đất kiềm?

A.pH > 7,5;                               C.pH < 6,5

B.pH=(6,6-7,5)                          D.pH = 7

2.Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

A.Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng;

B.Tăng năng suất cây trồng

C.Tạo ra nhiều hạt giống,cây con giống phục vụ gieo trồng

D.Tăng vụ gieo trồng

3.Cách sử dụng phân bón thông thường:

A.Phân vi sinh thường dùng để bón thúc

B.Phân hóa học thường dùng để bón lót

C.Phân đạm thường dùng để bón lót

D.Phân đạm,kali,hỗn hợp thường dùng để bón thúc.

4.Các công việc làm đất nào sau đây có tác dụng làm cho đất tơi xốp,thoáng khí và vùi lấp cỏ dại?

A.Bừa đất              B.Cày đất                   C.Đập đất                D.Lên luống

Câu 2:(1,0 điểm)

Bón thúc là bón phân trong thời gian ......(1) của cây,nhằm đáp ứng kịp thời .....(2) của cây trong từng thời kì,tạo điều kiện cho cây sinh trưởng,phát triển tốt.

II.Tự luận(7,0 điểm)

Câu 1:(2,5 điểm) Nêu ý nghĩa và loại đất áp dụng của các biện pháp cải tạo đất trồng sau: cày sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, bón vôi, biện pháp thủy lợi?

Câu 2:(2,0 điểm) Cho biết các loại phân bón trong các nhóm chính? Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái?

Câu 3:(1,0 điểm) Nêu vai trò quan trọng của giống trong câu ca dao " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ". Câu ca dao đó hiện nay còn đúng nữa không?

Câu 4:(1,5 điểm) Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản, chế biến kịp thời đối với nông sản.

1

câu 2 :

* Bón lót và bón thúc:

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.

* Mục đích của bón lót và bón thúc:

- Bón lót: Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mưói bén rễ.

- Bón thúc: Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

1.A

2.C

3.C

4.B

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:             - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.             Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

a. Bài văn trên có mấy câu ghép ?

b. Đặt 1 câu ghép có hai vế câu nói về nội dung có liên quan đến bài văn trên 

1
2 tháng 1 2020

a. Đoạn văn có 3 câu ghép.

b. Đặt câu: Lạc Long Quân ở miền nước thẳm còn Âu Cơ là dòng tiên ở chốn non cao.

31 tháng 12 2019

Tổ tiên em có truyền thống hiếu học.

Chúng em chuyện trò thân mật

Học tốt

+ Cả lớp ai ai cũng xinh xắn.

+ Hãy mang tất cả quyển sách trên bàn trả lại cho thư viện.

+ Toàn thể học sinh đứng dậy.