K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2020

Thế Lữ là một trong những gương mặt xuất hiện sớm và nổi bật trong phong trào Thơ mới. Là người mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không tránh khỏi tâm trạng u uất. Bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khát khao ấy được ông kí thác vào lời con hổ ở vườn bách thú qua bài thơ Nhớ rừng.

Trong bài thơ, Thế Lữ xây dựng một nhân vật trữ tình lãng mạn: con hổ. Toàn bộ cảm hứng lãng mạn của Thế Lữ dồn vào việc miêu tả tâm trạng của con hổ.

Ban đầu là tâm trạng căm uất, ngao ngán:
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Đó là nỗi uất hận của kẻ chiến bại nay sa cơ, bị rơi và cảnh sống giam cầm tù túng, phải chịu nỗi nhục nhằn vì bị tù hãm. Càng nghĩ chứa sơn lâm càng ngao ngán, nó đành buông xuôi bất lực nằm dài trông ngày tháng dần qua.

Trong tâm trạng uất hận và chán ngán đó, cảnh vườn bách thú hiện ra mới tù túng, tầm thường và giả dối làm sao!
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng,
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cảnh sống ấy, đối với con hổ, sao mà đáng chán, đáng khinh và đáng ghét đến vậy!

Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ, phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn. Và thái độ của con hổ, phải chăng chính là thối độ của họ đối với xã hội đương thời.

Tư trong cảnh giam cầm tù hãm, con hổ nhớ tiếc da diết đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Một cảnh tượng huy hoàng sống lại trong tâm trí con hổ. Nó sống tự do giữa giang sơn của mình chốn đại ngàn với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu và bí mật: gió gào ngàn, nguồn hét núi, “bóng âm thầm lá gai cỏ sắc”.

Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra oai phong, lẫm liệt:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Than ôi, cái mà nó tự do vùng vẫy, được tận hưởng cảnh sống khi thì thơ mộng đến diệu kì những đêm vàng bèn bờ suối… đứng uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca… tưng bừng khi thì mãnh liệt và dữ dội mưa chuyển bốn phương ngàn, lênh láng máu sau rừng, tất cả đã qua rồi, nay còn đâu? Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong một tiếng than đầy u uất:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Nỗi đau và tâm trạng hoài vọng trong lòng con hổ, phải chống cũng chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của những người dân Việt Nam khi đó? Nhớ rừng đã chạm tới dây thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam mất nước, đang sống nô lệ! Càng nhớ tiếc da diết khôn nguôi quá khứ đẹp đầy kiêu hùng, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng. Khát vọng đó mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng nó:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn,
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cánh rừng ghế gớm của ta ơi!
Bài thơ khép lại bằng một lời nhắn gửi tha thiết. Lời nhắn gửi đó cứ xoáy sâu vào tâm hồn người đọc, ám ảnh họ mãi. Khát vọng trở lại rừng xưa của con hể cũng chính là khát vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tộc.

Lời con hổ trong vườn bách thú thể hiện tâm trạng bi kịch của con hổ hay cũng chính là nỗi niềm của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Họ thấy con hổ nhớ rừng chính là tiếng lòng của mình. Bài thơ đã nói hộ họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, thái độ chán ghét cái xã hội đương thời, nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng, oanh liệt đầy tự hào của dân tộc, và cuối cùng là niềm khát khao tự do đến cháy bỏng. Vì thế, có thể coi Nhớ rừng là một áng thơ yêu nước.

Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước hoà quyện với vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, được hiểu hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho áng thơ bất tử này.

16 tháng 1 2020

các bạn ơi làm thế này có đc  k ?

Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

16 tháng 1 2020

Ca sĩ đẹp trai Jack tên thật là Trịnh Trần Phương Tuấn, chàng trai sở hữu giọng hát luyến âm cực hay sinh năm 1997, quê ở Bến Tre. ... Tuy vậy chỉ tới khi ra mắt “Hồng nhan”, Chàng ca sĩ Jack mới thực sự được người nghe chú ý. Hiện tại Jack là một hạt giống tốt cho nền âm nhạc nói chung và Rab Việt Nam nói riêng.

16 tháng 1 2020

mk cx tả jack trong lần kiểm tra viết văn đáng ra tớ định  tả jimin (bts) nhưng sợ thầy giáo ko bt TA

16 tháng 1 2020

Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng. nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ  vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.

Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Nói chuyện riêng là một hiện tượng khá phổ biến trong nhà trường, từ những em học sinh cấp một đến các anh chị cấp 3 đều có thói quen nói chuyện riêng trong giờ học. học sinh trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm, cho dù chuyện đó là chuyện nhỏ hay chuyện lớn đều đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức khác nhau như viết giấy, hành dồng, cử chỉ, những hành động đó ngay lập tức đã làm gián đoạn bài giảng của thầy cô và lượng kiến thức mà họ thu được sẽ ít hơn các bạn chăm chú nghe giảng.

Một câu nói quen thuộc mà mỗi khi thầy cô bước vào lớp đều phải nói ” Các em trật tự được không”, trong khi đó tất cả các học sinh đều lơ đi lời nói của thầy cô mà tiếp tục vào vấn đề đang trao đổi. Một số học sinh do có ý thức kém, chưa chú ý đến học tập, chưa coi việc học tập là hàng đầu do vậy đã xảy ra hiện tượng nói chuyện riêng, nếu các bạn đi học mà không để ý đến việc học các bạn đang lãng phí thời gian của mình, tiền của bố mẹ và sự ảnh hưởng của các bạn tới các bạn học sinh khác,.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là do học kém, do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nói chuyện. Khi các bạn có khả năng tiếp thu kém thì bạn sẽ cảm thấy chán nản với bài giảng, từ đó bạn lôi kéo các bạn các bạn khác nói chuyện với mình cho đỡ buồn. Nguyên nhân tiếp theo là do tò mò, thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình. Các học sinh bao giờ cũng thích sự khám phá, tò mò với những vấn đề xung quanh mình. Giả sử như đang thấy một nhosmc ác bạn đang bàn tán, tụ tập, sôi nổi bạn nào cũng cười khúc khích là lại bắt đầu tiến lại gần và bắt chuyện ngay.

Thực tế cũng có một số thầy cô giáo chưa nghiêm khắc với học sinh, khi bắt gặp học sinh nói chuyện riêng trong giờ học chỉ nhắc nhở chứ chưa bao giờ quát mắng, phạt nặng đối với các học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, chính vì vậy nhiều học sinh vẫn chứng nào tật ấy, không chịu khắc phục nhược điểm lại tiếp tục nói chuyện riêng và nghĩ rằng thầy cô phạt nhẹ í mà.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc nói chuyện riêng trong giờ học cũng là một thói xấu đáng chê trách và cần loại bỏ.

Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.

Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.

Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu  như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.

#Châu's ngốc

16 tháng 1 2020

 Trong lớp học, nhiều hành vi thể hiện không tôn trọng giáo viên bộ môn như không ghi bài, cố ý phá đám, nói leo,...Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học. Tuy giáo viên đang giảng bài rất kĩ nhưng dường như học sinh đó không hề tập trung đến bất cứ lời nói nào của giáo viên, thể hiện kiểu như: chẳng có gì đáng quan tâm. Điều đó giống như một cuộc đối thoại giữa hai người vậy. Một người thì đang nói về những tiêu điểm đáng quan tâm và có vẻ sẽ giúp ích cho người kia, nhưng người kia lại đi làm những việc riêng khác. Điều đó thể hiện không tôn trọng người đang nói. Kiểu như thừa lời, nhiều lời mà mãi vẫn không dứt và có vẻ sẽ chẳng bao giờ dứt vậy! Tức là, quá trình trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh cần có tính tôn trọng người đối diện, "người nói phải có kẻ nghe". Vì vậy, dù có quan trọng thế nào thì cũng nên thể hiện tính tôn trọng người kia một chút.

16 tháng 1 2020

đường nhắn linh tinh bạn ạ!

16 tháng 1 2020

tui biết cap nội dung đấy!

16 tháng 1 2020

Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truvền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.

Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.

Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai cùa mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai báo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.

Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.

16 tháng 1 2020

Vào những lúc không phải học bài hoặc sau khi làm xong các bài tập về nhà, em thường hay được bố mẹ cho xem những chương trình hài trên đài truyền hình. Trong các chương trình hài ấy em thích nhất là được xem những chương trình mà có sự góp mặt của nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Chú Xuân Bắc là nghệ sĩ hài mà em yêu thích từ hồi còn rất nhỏ, cả gia đình em ai cũng đều yêu thích chú ấy hết.

Cứ mỗi lần tới tiết mục hài của chú, cả nhà em ai ai cũng chăm chú xem và cười sặc sụa vì chú diễn rất hài, lại còn dí dỏm nữa. Bố em vẫn thường khen ngợi chú Xuân Bắc là một diễn viên diễn rất tự nhiên, lại hài hước và hóm hỉnh. Lần nào được thấy chú ấy trên tivi là em cứ giành ngay lấy chiếc điều khiển, bởi em sợ ai đó lại chuyển kênh khác.

Không chỉ riêng mình em mà còn rất nhiều khán giả khác, mỗi khi trông thấy chú Xuân Bắc xuất hiện trên tivi đều vỗ tay, thích thú bởi sự có mặt của chú là một điều đảm bảo tiết mục sẽ đem lại những ấn tượng, những tràng cười.

Bố em bảo rằng chú ấy vẫn còn rất trẻ nhưng rất tài giỏi, chú Xuân Bắc có thể khiến cho mọi người ai nấy cũng yêu quý. Cho dù đặt chú vào bất cứ tình huống nào thì chú cũng đều có thể ứng biến một cách nhanh chóng, đầy sức cuốn hút nhất.

Em còn nhớ rất rõ, những lần chú ấy tham gia chương trình hài “Gặp nhau cuối năm” vào những đêm giao thừa. Cả nhà em quây quần bên tivi chăm chú đợi chú Xuân Bắc xuất hiện trên màn hình. Từ cách diễn, tới nụ cười của chú ấy cũng đều khác biệt với những nét riêng độc đáo đối với những danh hài xung quanh.

Mỗi lần làm trò, miệng của chú ấy không ngừng cười, bàn tay chú cứ múa bên này sang bên kia. Mấy em nhỏ ai cũng đều thích xem chú Xuân Bắc biểu diễn.

Em ước mong rằng sẽ có dịp được gặp chú Xuân Bắc ở ngoài đời thường, để có thể được xem chú ấy biểu diễn gần hơn, và có thể cười sảng khoái hơn.

#Châu's ngốc

16 tháng 1 2020

Nhắc đến hai tiếng mùa đông, ai cũng cảm nhận ngay cái giá lạnh. Nhưng đối với tôi, mùa đông là mùa tuyệt vời nhất. Nhờ có mùa đông mà ta biết đến cảm giác ấm áp và niềm vui.

Buổi sáng mùa đông tuy ảm đạm và lặng yên nhưng đã mang đến cho tôi cảm giác ấm áp đến lạ lùng. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, tôi lấy hết can đảm lật tung chăn ra và bật dậy và một mình đi dạo quanh khu phố. Không gian sao mà yên tĩnh đến thế. Khu chợ ồn ào lúc này còn chưa có người bán hàng. Từng cơn gió hun hút lạnh lùng thổi tới. Bầu trời âm u, nằng nặng.

Mấy bác bàng phong độ, to khỏe là thế mà giờ đây đã không còn một chiếc lá nào nhưng các bác vẫn giương cao những cánh tay già nua, trơ trọi của mình lên nền trời như để chống chọi quyết liệt lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Các nàng hoa ủ rũ, buồn rầu, xấu xí và nhợt nhạt. Cả không gian vắng tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa.

Tất cả vẫn đang chìm trong giấc ngủ đêm đông. Mặt hồ nhỏ phẳng lặng đến kì lạ, không một chú cá nào ngóc lên tìm mồi, cũng chẳng thấy bóng dáng bác rùa nào trên chiếc bè nhỏ giữa hồ. Mùa đông, chẳng ai muốn ra đường vào giờ này. Không thấy cụ già nào đi dạo, cũng chẳng thấy người nào tập thể dục ngoài công viên.

Tôi mong trời mau sáng để mặt trời lên chiếu rọi xuống dù là một vài tia nắng yếu ớt để đem lại ấm áp và sức sống cho khung cảnh nơi đây. Đó là một sáng mùa đông như bao sáng mùa đông khác. Trong khung cảnh buồn tẻ, trống vắng và lạnh lẽo, ta chợt thấy quý trọng hạt nắng, quý trọng những gì ấm áp.

Mùa đông cho ta cái cảm giác như thể cuộc một con người sẽ có lúc buồn, lúc vui, lúc đau khổ nhưng cũng có lúc tràn đầy niềm tin và hi vọng. Chính vì thế mà dù mùa đông đem đến giá rét và mưa phùn, tôi vẫn rất yêu quý mùa đông.

16 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn Nguyễn Đức Khánh Toàn nha, bài văn của bạn hay quá ^^!

21 tháng 1 2020

Lạc đề rồi bạn ơi, đây là câu hỏi của môn Tiếng Anh mà có phải môn Ngữ Văn đâu ! Ha ha !

nếu em là giáo viên

em sẽ tát vở mồm đứa copy

hoặc

cho nó ăn 0

16 tháng 1 2020

cái gì không biết phải tra google nha bạn

16 tháng 1 2020

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

     + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

     + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

     + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

  -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

     + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

     + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

     + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

16 tháng 1 2020

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

     + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

     + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

     + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

  -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

     + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

     + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

     + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.