K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

* Chính sách đối nội :

- Bộ máy nhà nước được củng cố

- Cử người thân tín cai quản các địa phương

- Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài

- Thực hiện phép quân điền

* Chính sách đối ngoại :

- Bành trướng thế lực

- Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)

 => Xã hội đạt đến sự phồn thịnh

13 tháng 9 2018

 Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân) 
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim 

Về Đối nội 
_ bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương 
_ mở khoa thi chọn nhân tài 
_ thực hiện chế độ quân điền 
-> Xã hội thời đường đã đạt đến độ phồn thịnh 
Về Đối ngoại 
_ gây chiền tranh mở rộng lãnh thổ 

Tk mk nha

14 tháng 9 2018

a. Hai bài ca dao châm biếm đối tượng:

- Bài 1: Những người đàn ông lười nhác, ươn hèn, không có chí hướng.

- Bài 2: Thầy bói 

b. Nội dung:

- Bài 1: Phê phán những người đàn ông lười nhác, say xỉn, không làm được việc gì.

- Bài 2: Những thầy bói bịp bợm.

c. Bài 1: Phép nói ngược

Bài 2: Nói dựa

13 tháng 9 2018

a.

Chọn mk nha ^_^

13 tháng 9 2018

tinh yeu

13 tháng 9 2018

'Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'. 
Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn. 
Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm. 
Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội". 
'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"

13 tháng 9 2018

Chế độ quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. 
Nội dung chính của chế độ quân điền là: 
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

Chọn mk nha ^_^

13 tháng 9 2018

sao nữa hả bn

Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp. Chọn ra các câu đúng:

a, Cử người thân tín đi cai quản các địa phương.

b, Mở khoa thi tuyển chọn nhận tài.

c, Giảm tô thuế, chia ruộng công và ruộng bỏ hoang cho nông dân.

d, Phát triển thủ công nghiệp, thương mại cới các nước.

Đáp án của mk: 

a) Cử người thân  tín đi cai quản các địa phương.

b) Mở khoa thi tuyển chon nhân tài.

chúc bạn học tốt!!!

13 tháng 9 2018

Dù em chưa học lớp 7 nhưng em nghĩ là để chỉ vẻ đẹp thanh tú của người con gái ạ.

7 tháng 10 2018

câu này có nghĩa nói về một người cô đơn và tủi thân khi nhìn đàn chim én bay từng đôi ( đoán bừa  )

Bài ca dao là lời nói của người lao động có số phận cơ cực khó khăn than vãn về số phận cuộc đời của mình

Bài ca dao là lời than của những thân phận nhỏ bé trong xã hội thời xưa , là người lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs những người cùng khổ

Tác giả đã sử dụng hình ảnh các con vật gần gũi làm hình ảnh ẩn dụ để nói về sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ

Em làm được ít ít ạ

13 tháng 9 2018

mk vừa học bài náy hôm nay

13 tháng 9 2018

bài rất hay

chúng ta phải biết ơn tổ tiên

có ông rồi mới có bố

có bố rooiff mới có con

13 tháng 9 2018

Bài ca dao nói lên mối quan hệ than thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối anh em ruột thịt. 

13 tháng 9 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...

13 tháng 9 2018

Con yêu ông, yêu bà, yêu cha, yêu em, yêu chị nhưng mẹ có biết người con yêu nhất là ai không? Vâng, người con yêu nhất chính là mẹ. Con yêu vóc dáng gầy gầy của mẹ, yêu mái tóc đã điểm bạc và đặc biệt điều con yêu nhất từ mẹ chính là nụ cười. 

Nụ cười của mẹ đẹp lắm! nó đẹp như ánh trăng rằm, đẹp như nước hồ mùa thu. Con nghe bà ngoại kể: " Vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cháu đã được nhận món quà rất quý giá mà mẹ con ban tặng. Mặc dù lúc đó mẹ cháu vô cùng mệt mỏi, tưởng như đã kiệt sức nhưng mẹ vẫn đón cháu vào lòng, nở nụ cười yêu thưong trìu mến với con. Nụ cười đó làm sáng lên khuôn mặt xanh xao, đầm đìa mồ hôi của mẹ cháu - Lúc đó mẹ đã rất hạnh phúc khi sinh ra cô bé kháu khỉnh, đáng yêu như cháu".

Cứ mỗi tối khi con học bài xong, ba lại kể cho con nghe hồi bé con đã vui bên mẹ như thế nào, mẹ ạ! "Hồi con bước sang tuổi đời đầu tiên là lúc con biết nói, biết đi. Có lẽ nào năm đó là thời gian con đáng yêu và dễ thương nhất. Cứ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ con lại bi ba, bi bô đòi bú sữa. Giọng nói líu lo như con chim non của con khiến cho cha mẹ không khỏi bật cười. Chỉ có mẹ là biết con đòi gì, khi vào thời điểm đó, trong mẹ và con như có một cái gì đó mà chỉ có mẹ mới là người cho con ăn, con ngủ, con chơi. Bàn chân bé xíu non nớt của con cố bám chặt xuống nền gạch của căn phòng khách. Mẹ đặt con ở giữa phòng rồi dần dần lùi ra xa, ra xa. Lúc ấy con cố chập chững bước từng bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Con đi được vài bước thì con loạng choạng tưởng chừng như sắp ngã, nhưng không đã có bàn tay mẹ đỡ lấy con, ôm con vào lòng, nở nụ cười tươi động viên con, mong con cố gắng vượt qua "cũng như lần trước mẹ đã ban tặng cho con món quà con coi là quý giá nhất - nụ cười mẹ, con cảm ơn mẹ!
Buổi tối của sáu năm về trước, mẹ đã bận bao lo toan sắm sửa cho con để mai con bước vào lớp Một. Buổi chiều mẹ đã dắt con đi siêu thị, mua biết bao là thứ: nào bút, nào vở, nào phấn, nào bảng... cái gì cũng có cả nhưng con cảm thấy mẹ vẫn lo lắng một điều gì đó. Tối đến mẹ cho biết bao nhiêu thứ vào cặp để con học hành cho tốt, mẹ mua biết bao nhiêu thứ để con bằng bạn bằng bè. Nghĩ đến đó con vui lắm, nhưng sao con vẫn cảm thấy một nỗi buồn, một niềm lo lắng ẩn sâu trong mắt mẹ. Sáng sớm hôm sau mẹ đèo con đến trường, nơi mà con sẽ học ở trong đó, nơi dạy con biết bao kiến thức.
Khi bước đến cổng trường, mẹ cúi xuống hôn con và nói: "Từ tối hôm qua mẹ đã lo lắng, ngày mai con sẽ buồn, sẽ khóc đòi về theo mẹ, nhưng bây giờ mẹ mới thấy con gái mẹ mạnh mẽ biết nhường nào. Con hãy bước qua cánh cổng trường này đi, rồi con sẽ thấy một thế giới đầy thú vị của tri thức, của trí tuệ". Mẹ lại nở nụ cười sung sướng, ôm con vào lòng rồi dắt con bước qua cánh cổng. Nụ cười của mẹ như tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con đủ nghị lực can đảm để vượt qua các thử thách trong cuộc sống, con cảm ơn mẹ!
Con biết sức khỏe của mẹ rất yếu nên mỗi khi trái gió trở trời, mẹ lại mệt, lại yếu. Có một lần mẹ ốm nằm liệt giường, ngủ thiếp đi trong con sốt cao. Khi mẹ ngủ dậy trời đã chập choạng tối, mẹ gọi con vào, ôm con vào lòng, cười nói: "con gái của mẹ mang sách vở ngày hôm nay cho mẹ xem nào. Có bài nào khó nhớ hỏi mẹ nhé"... mẹ biết lúc đó con thương mẹ nhường nào không. Nhìn gò má xanh xao, khuôn mặt gầy con lại càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ ốm như vậy mà vẫn lo lắng cho con, nở nụ cười với con khi mẹ đang bị dày vò vì con sốt cao. Con thấy mẹ thật vĩ đại! cảm ơn mẹ đã sinh ra con để con nhìn thấy nụ cười của mẹ.
Con không biết con phải cám ơn mẹ bao nhiêu lần để cảm ơn công ơn dưỡng dục của mẹ. Con không biết con phải xin lỗi mẹ bao nhiêu lần để mẹ tha lỗi cho những lỗi lầm của con đã gây ra. Con không biết con phải im lặng bao nhiêu lâu để suy nghĩ con yêu mẹ biết chừng nào. Con không biết con sẽ ra sao trên cuộc đời này, nếu không có nụ cười mẹ. Còn bây giờ con chỉ biết nói rằng: Con yêu mẹ và yêu nụ cười mẹ nhiều lắm!