K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy,  ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.

@Bảo

#Cafe

31 tháng 10 2021

Dài quá

31 tháng 10 2021

TL

Người

TK cho m

HT

31 tháng 10 2021

người

TL :

Tham khảo ạ :

Thành cổ Sơn Tây là một công trình in dấu ấn đẹp, một chứng tích hào hùng về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đốc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây.
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng gạch đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400m, diện tích khoảng 16ha, chiều cao tường thành khoảng 5m. Ngoài thành là hào nước sâu 3m, rộng tới 20m và dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08‘11,11" - 21°08‘28,76" vĩ bắc và 105°30‘07,49" - 105°30‘26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi, thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Sơn Tây không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn mang đầy đủ giá trị của một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự. Hiện nay, Thành là một điểm du lịch lý tưởng của xứ Đoài.

_HT_

31 tháng 10 2021

bài văn hay ghê đó

31 tháng 10 2021

cặp mắt đen láy               nước cống đen ngòm

mái tóc dài đen nhánh        người gầy gò đen đủi

da bánh mật đen giòn 

bầu trời đen nhẻm 

31 tháng 10 2021

Lớp em luôn đoàn kết và không bao giờ chia rẽ.

Em rất yêu hoà bình và ghét chiến tranh.

Em đứng bên phải còn bạn Hà đứng bên trái.

11 tháng 1 2022

hãy đặt 3 câu hỏi có câu ghép .

14 tháng 11 2021

     Tả con sông quê em.

   1)Mở bài kiểu gián tiếp

   Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.

   2)Kết bài kiểu mở rộng

   Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình quê hương.

          Tả cánh đồng lúa của quê em.

   1)Mở bài kiểu gián tiếp

   Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em.

   2)Kết bài kiểu mở rộng

   Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em

14 tháng 11 2021

Mik lớp 6 đây cũng chịu thôi.bạn lên mạng xem rồi viết lại bằng lời của mik.mik cũng hay dùng cách đó lắm.bạn cũng nên thử đi

Tuổi thơ của em được gắn  liền với hai chữ "Quê hương" . Đó là nơi có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay những con đường in dấu chân quen ... Nhưng mà nơi gắn bó với em nhất vẫn là dòng sông Hồng chứa đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Dòng sông Hồng đã là một nơi quá quen thuộc đối với em, dòng sông như một thiên đường chứa bao nhiêu kí ức tuổi thơ của em đối với dòng sông. Không rõ nguồn gốc của nó từ đâu, chỉ rõ là nó chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sông Hồng phải chảy qua bao nhiêu xã, huyện mới tới được Cổ Phúc. Con sông lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng cây xanh xuống đôi bờ.

Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, dòng sông ánh lên một ánh nắng chói chang. Ven bờ, một chú cá rô phi hay một chú cò lông Trắng như vôi vẫn lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, chúng em thường rủ nhau ra sông tắm. Bọn em đùa nghịch, vùng vẫy làm nước bắn tung tóe. Cuối sông vang vọng lên tiếng thuyền mày của bác đánh cá làm vang vọng cả khúc sông. Buổi tối đến, ông trăng tròn nhô lên giữa làm sáng rực cả bầu trời. Thật kì lạ, tại sao có tới hai ông trăng, một ông trăng dưới nước, một ông trăng trên trời. Mỗi khi học bài xong, em thường rủ em trai với mấy em hàng xóm ra bờ sông thả diều. Vừa nghỉ ngơi lại được hưởng gió từ sông phả lên. Lòng em sung sướng vô cùng.

Em rất yêu quý dòng sông. Nó như một chiếc máy ảnh lưu giữ bao nhiêu kí ức tuổi thơ của em với dòng sông và mãi sau này, em cũng không thể quên được những kí niệm tuổi thơ đáng nhớ đó.

31 tháng 10 2021

TL:

lp này ko bt

thì hc sao

đc tin hc

1 tháng 11 2021

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.

Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.