K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2018

Nếu Đào là loài cây biểu tượng đặc trưng cho cái Tết sum vầy, hạnh phúc của người Miền Bắc thì ở Miền Nam, Cây Mai là loài hoa không thể thiếu trong những ngày năm mới.Hình ảnh cây mai mang lại sự sang trọng, sung túc và trong cái Tết đầm ấm năm trước, ngoại em cũng đã mua một cây mai nhỏ để làm tăng thêm không khí vui nhộn.

Thân cây mai nhỏ nhắn thấp nhưng lại không nhỏ như cây đào. Nó to hơn câu đào một chút, đặc biệt là thân của nó không cao mà nó thấp lùn lùn tán cây rộng ra nhiều cành nhỏ. Trên những cành nhỏ ấy những bông hoa đẹp đẽ sẻ nở ra. Nhìn cây mai dễ thương như một chú lùn, chú lùn ấy lại không hề buồn cười mà lại mang đến cho người ta cảm giác thật yêu mến và dễ nhìn. Chính vì thế mà việc khuân vác cây mai đi thật dễ dàng.

Cây mai ấy điều đáng chú ý nhất là những bông hoa màu vàng giống như hàng ngàn bông mặt trời chói lọi. Ngày tết để hoa mai trên bàn uống nước tiếp khách thì không chỉ bản thân gia đình cảm thấy mang lộc mang phước về nhà mà ngay những người khách đến chơi cũng có cảm giác như thế. Cành mai mỏng manh như tờ giấy vậy, nhưng tờ giấy ấy là tờ giấy vàng. Cái màu vàng nhạt làm đẹp mắt người ta chứ không phải cái màu vàng chóe.

Những nhị hoa màu vàng sậm hơn nở xòe trong như nhưng hương sắc mà thiên nhiên đất trời ban tặng. Nhìn cây mai giống như những thỏi vàng ngày xưa vậy, cái màu vàng may mắn của tiền bạc và phú quý giàu sang. Mai như hiện thân của thần tài đến mọi nhà vậy, không cần chơi mai mà chỉ cần nhìn thấy mai thì con người ta đã thấy xốn xang trong lòng. Không chỉ thấy phú quý mà còn thấy cả mùa xuân sinh sôi nảy nở của đất trời.

 Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. Những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết.

Hương thơm của hoa mai cũng rất đặc trưng, nó không có mùi thơm nồng nàn cũng không có mùi thơm như hoa ly, hoa huệ mà cũng chẳng thơm nhẹ nhàng như hoa nhài. Hương thơm của nó mang đến sự thoải mái nhẹ nhàng cho con người. Hương thơm đủ để cảm nhận thấy thể hiện sự thanh thoát của loài hoa này.

Nếu như khi trước tết đến hoa mai nhẹ nhàng rụng vào cuối đông cho xong chuyện thì đến tết cây mai chỉ là một cành cây không, thế nhưng tầm tết ấy những nụ hoa hé mở và nếu có nắng ấm thì nó càng nhanh nở hơn. Những bông mai rạng rỡ lại xòe cánh hoa ra mang niềm vui đến cho mọi người.

Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông em đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang.

Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.

mk nhầm

tk nha các bn

2 tháng 2 2018
  • Mở bài:

Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm. Sắc vàng rực rỡ làm không gian tết trở nên sống động khác thường.

  • Thân bài:

Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt của hoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.

Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý là hoa mai nở rải rác quanh năm. Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.

Còn có một loại hoa mai khác nở hai lần trong năm. Chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”). 

Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây. Việc làm ấy nhằm kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành. Ngày đầu năm mới, một vài đóa mai nở chen lẫn trong lộc non chồi biếc là dấu hiệu của sự an lành, thịnh vượng, niềm may mắn sẽ đến.

Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng. Nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.

Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành. Mấy búp chồi xanh cũng đứng trầm tư trong im lặng như tiếc nuối sắc hoa. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.

Nếu hoa cúc bình dị, hoa đào tươi tắn thì hoa mai lại mang vẻ đẹp cao sang hiếm có. Thế nhưng, cái cao sang ấy không kiêu hãnh như hoa hồng, thược dược, lay ơn,… mà âm thầm lặng lẽ đến khiêm nhường. Bởi thế, hoa mai rất dễ hòa hợp với mọi không gian. Từ vườn quê thanh bình đến phố thị náo nhiệt, hoa mai luôn giữ vị trí không thể thay thế được trong mọi gia đình vào ngày tết đến xuân về.

Có mai là có xuân. Xuân đến tết về. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn. Chơi mai là để trân quý cái đẹp của đất trời xứ sở. Mỗi cành hoa mai còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.

Bằng một cây mai, người Việt đã đưa vũ trụ nhân sinh vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân. Lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí Đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát, sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.

  • Kết bài:

Đến rồi đi, nở rồi tàn nhanh chóng theo thời gian. Đời hoa ngắn ngủi vô thường. Bởi vậy, hoa mai được xem như là biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt. Hoa mai trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp đất trời, của tâm hồn Việt Nam bình dị mà hòa thắm yêu thương.

2 tháng 2 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

2 tháng 2 2018

“Én có gì lạ, báo mùa xuân sang
Nắng có gì lạ mà cánh hoa hồng tươi?…” 
Lời bài hát thiếu nhi vang lên trên đài phát thanh trong buổi sáng đầu xuân khiến lòng tôi xốn xang, rạo rực. Vẫn là chim, là nắng, là hoa,... mà sao sáng nay với tôi chúng đáng yêu đến thế! Có lẽ bởi mùa xuân đã đến thật rôi! Không khí tinh khôi của buổi sáng mùa xuân đã tràn ngập trên khắp quê hương tôi.
Mùa xuân đến đem hạnh phúc đến cho muôn loài. Không giống như mùa đông âm u, lạnh giá, mùa hè chói chang rực lửa hay mùa thu buồn với làn gió heo may cùng những chiếc lá vàng rơi. Mùa xuân mang tới cho con người, vạn vật một cảm giác ấm áp, hiền hòa. Tuy tiết trời vẫn còn se lạnh nhưng tôi vẫn cảm nhận được hơi thở mùa xuân thật nồng nàn ấm áp. Những mầm cây giờ đây đã tỉnh dậy sau giấc ngủ đông dài, khẽ vươn vai như muốn vẫy chào buổi sáng mùa xuân đẹp. 
Sáng sớm nên bầu trời như sà thấp xuống một màu trắng đục với màn sương mỏng manh như khói vẫn còn bao phủ trên mặt đất. Rồi từ đằng đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời ló ra khỏi đám mây, hé mắt từ từ nhô lên cao như quả bóng màu cam sẫm chiếu những tia nắng dịu dàng đánh thức muôn loài. Ánh nắng tuy còn yếu ớt những cũng đủ để xóa đi bóng đêm, làm tan nhanh màn sương buổi sớm.
Bầu trời lúc này không còn màu trắng đục nữa. Nó như cao hơn, rộng hơn, nhuộm kín một màu xanh trong trẻo. Những hàng cây còn đẫm sương đêm khẽ lay động lá cành vẫy tay như muốn gọi: “Dậy thôi! Dậy mau lên các bạn ơi! Một ngày mới lại bắt đầu. Mùa xuân đã đến rồi đấy!”. 
Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét. Gió xuân mơn man, lay đùa từng hàng cây khóm lá. Vạn vật, cây cối như được hồi sinh. Những chồi non xanh tươi mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với bạn bè bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mặc suốt ba tháng mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu theo gió lan tỏa khắp không gian mùa xuân buổi sáng. Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Kìa mấy cây đào bích rực rỡ đang rung rinh trong nắng xuân như muốn nói: “Chào cô bé, cậu bé! Chúc buổi sáng đầu xuân tốt lành!” Những đóa hồng nhung chưa nở hết e ấp như những nàng thiếu nữ xinh xắn tuổi mười lăm. Cánh hoa đỏ tươi còn đọng những hạt sương lóng lánh ánh lên như những hạt ngọc. Viền quanh là những bông su si vàng rực nổi bật trên nền lá màu xanhh thẫm... Dường như các loài hoa đều muốn góp phần đem đến cho buổi sáng mùa xuân một vẻ đẹp tuyệt vời. 
Hai bên đường, những hàng cây trơ trụi khẳng khiu trong suốt mùa đông đã không còn nữa. Giờ đây chúng thi nhau khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn trong như những ngọn nến xanh được bàn tay mẹ thiên nhiên thắp lên tô điểm

2 tháng 2 2018

Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . 
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .

2 tháng 2 2018

 Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . 
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình 

5 tháng 2 2018

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu 

5 tháng 2 2018

Rút ra được bài học là :

Ở đời không được có tính ghen ghét,đố kị.Hơn nữa lòng nhân hậu,bao dung,tình cảm trong sáng bao giờ cũng lớn hơn,cao đẹp hơn lòng đố kị và lòng ghen ghét.

Đảm bảo là tự làm,không chép mạng :)

5 tháng 2 2018

Sông nước Cà Mau tuy được trích trong truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng văn bản này có thể xem là một bài văn miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam Tổ quốc. Bài văn như một “cuốn phim” lần lượt mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng và độc đáo của vùng Sông nước Cà Mau. Đó chính là sự phối hợp rất khéo léo, tài tình của tác giả với nghệ thuật vừa tả cảnh, vừa kể chuyện và thuyết minh được đan xen, lồng ghép hợp lí. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kì thú và một bức tranh sinh hoạt đặc sắc của con người không thể nào quên.

Đoạn đầu của văn bản, nhà văn đă sử dụng hiệu quả văn tả cảnh với những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện... tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đỏng và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối... Phải chăng đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông sông ngòi, kênh rạch? Tất cả được bao trùm trong màu xanh - trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh mình củng chỉ toàn một sắc xanh cây lá... những khu rừng xanh bốn mùa. Những màu sắc, âm thanh đã được hoà quyện lại tạo nên được cái ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan thiên nhiên vùng Cà Mau. Có thể nói, đoạn văn như những “thước phim” quay chậm, mà người quay đã lùi xa để bao quát được toàn cảnh.

Tiếp dẫn là đoạn văn thuyết minh, giải thích về một số địa danh của thiên nhiên và con người vùng Cà Mau được đan xen vào với đoạn văn đặc tả dòng sông Năm Căn. Kênh rạch vùng Cà Mau được kể qua những cái tên lạ: rạch Mái Giầm, kềnh Bọ Mát, kênh Ba Khía... và những lời giải thích vô cùng thú vị: chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vìhai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cong xốp nhẹ... hoặc Ba Khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon... Qua cách đặt tên ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên. Họ giản dị, chất phát ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai Không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Rồi đến đoạn tả dòng sông Năm Căn, nhà văn đã kết hợp nhiều nghệ thuật đặc sắc như: tập trung nhiều chi tiết để miêu tả sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước một cách rất ấn tượng: Con sông mênh mông hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đần đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận... Cách dùng động từ chính xác và tinh tế để cùng chỉ một hoạt động của con thuyền: Thuyền chúng tôi chèo thoát ra qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các cụm động từ thoát ra, đổ ra, xuôi về đều chỉ hoạt động của con thuyền. Nhưng cái tài của nhà văn đã lựa chọn từ và sắp xếp các từ đó theo một trình tự “tối ưu” gợi ra khung cảnh mà con thuyền vượt qua: “thoát qua” diễn tả trạng thái vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả trạng thái từ nơi hẹp (kênh nhỏ) ra nơi rộng (sông lớn); còn xuôi về diễn tả trạng thái con thuyền nhẹ nhàng trôi trên dòng sông nước êm ả. Như vậy chẳng phải là - nghệ thuật đặc sắc đó sao? Còn cái vẻ hoang dã của dòng sông Năm Căn thì được vẽ lại tài tình bằng cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm táp, lớp này chồng lèn lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những cung bậc màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế mà miêu tả lại càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc.

Cảnh sắc chợ Năm Căn như được hiện lên rõ rệt và sinh động trước mắt người đọc. Phải chăng tác giả đã quan sát kỹ lưỡng, vừa bao quát vừa cụ thể, kết hợp giữa kể và tả, giữa liệt kê và chọn lọc chi tiết đặc sắc, cuốn hút chúng ta đến với vẻ đẹp vừa trù phú vừa độc đáo của chợ.

Bằng hàng loạt các chi tiết liệt kê: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm, ánh đền măng sông chiếu ì ục trên mặt nước như những khu phố nổi... Đoạn văn đã sử dụng đến 12 chữ những đế gây ấn tượng về sự trù phú. Không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: một xóm chợ vùng cận biển có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp chủ yếu ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi., có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Với sự đa dạng màu sắc, trang phục, tiếng nói cùa người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu giang...

Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc hiện lên thật sống động thông qua nghệ thuật miêu tả đầy sáng tạo của nhà văn. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp cho người đọc vừa hình dung được cụ thể, vừa có thêm những hiểu biết để yêu mảnh đất Cà Mau thân yêu!

2 tháng 2 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

2 tháng 2 2018

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.

2 tháng 2 2018

Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Tình. Nhà bác ở sát nhà em luôn, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào thôi.

ke-ve-bac-hang-xom

Viết về bác hàng xóm – văn lớp 5

Bác Tình năm nay đã 49 tuổi, bác nhiều hơn bố em 7 tuổi. Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc nữa. Mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu của bác. Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim bởi sự vất vả cực nhọc của một người nông dân. Mỗi khi bác ấy làm việc thì không ai có thể chê trách được, bác làm gì cũng rất nhanh nhẹn và tháo vát nữa. Em hay trèo tường sang nhà bác chơi với con trai bác, vì hai chúng em cùng tuổi, lại học cùng lớp nên chơi rất thân. Có hôm mải chơi, em quên cả giờ ăn cơm, bác đi làm về thấy vậy liền bảo em ở lại ăn cơm cùng luôn. Vì hai đứa học cùng lớp nên mỗi lần đi học em cũng được bác chở đi luôn, hôm trời nắng cũng như trời mưa bác đều đến đúng giờ để chở bọn em về.

Bác rất thương em, lại hay mua kẹo cho em nữa. Mọi người xung quanh đều quý bác ấy vì bác ấy vừa hiền lành lại vừa tốt bụng. Em coi bác ấy như một người bố thứ hai, có chuyện gì em cũng hay kể cho bác ấy nghe hết

2 tháng 2 2018

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, nhu đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt them thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn:

– Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

T.I.C.K ha