K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2021

Mik sẽ cầm về và nói với bố mẹ để bố mẹ bt mà mang ra công an phường.

11 tháng 7 2021

trả lại người đánh mất

hỏa - lửa

đẹp - mĩ lệ

bạn bè - bằng hữu

lạc quan - vui vẻ

tim - tâm

cận - gần

thi sĩ - nhà thơ

quan sát - nhìn

có ích - hữu ích

loài người - nhân loại

11 tháng 7 2021

hỏa - lửa

đẹp - mĩ lệ

bạn bè - bằng hữu

lạc quan - vui vẻ

tim - gần tâm

cận - gần

thi sĩ - nhà thơ

quan sát - nhìn

có ích - hữu ích

loài người - nhân loại

11 tháng 7 2021

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.

Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình. Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế. Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi.

Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn. Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.

Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.

Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.

Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.

Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.

11 tháng 7 2021

có ai biết làm ko

25 tháng 7 2021

Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với học sinh, sinh viên

1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm:

+ Trước khi vào lớp

+ Trước và sau khi ăn

+ Sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ

+ Sau khi đi vệ sinh

+ Khi tay bẩn

2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng

4. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn…

5. Không khạc, nhổ bừa bãi

6. Bỏ rác đúng nơi quy định

7. Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm

11 tháng 7 2021

Quê hương mỗi người chỉ một


Như là chỉ một mẹ thôi


Quê hương nếu ai không nhớ


Sẽ không lớn nổi thành người”

Quê hương luôn là mảnh đất mang đến cho em thật nhiều điều thú vị. Một trong số ấy là phiên chợ mỗi tháng chỉ họp hai lần vào ngày mười lăm và ba mươi hàng tháng.

Phiên chợ bắt đầu từ lúc sáng sớm. Khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, những tia nắng đầu tiên còn chưa chiếu xuống mặt đất. Màn đêm vẫn còn bao phủ khắp không gian và làn sương trắng mỏng như tấm màn vẫn chưa tan hết. Bầu trời vẫn còn tối đen, mọi người đã lục đục sắp xếp và đến chợ để lựa chọn cho mình những chỗ ngồi tốt. Vì đây là chợ phiên, mỗi tháng chỉ họp vài lần nên sẽ không có chỗ ngồi cố định mà ai đến trước sẽ ngồi trước.

Nói là chợ nhưng thực chất đây là một bãi đất trống, bằng phẳng và rộng rãi. Vì phiên chợ họp thường xuyên nên có những cái lán được người ta dựng lên, dù không phải tạm bợ nhưng cũng không phải là kiên cố, vững chắc. Lán được dựng bằng những thân cây lớn bằng hai bắp chân người, cao khoảng chừng hai mét, phía trên được lợp mái bằng cỏ khô, lá cọ phòng khi trời mưa, người ta còn có chỗ trú. Những chiếc lán ấy trở thành địa điểm lý tưởng cho những người bán hàng. Vì thế mà trong trí nhớ của em, mỗi lần đến phiên chợ, bà và mẹ đều phải thức dậy thật sớm để đến chợ để có thể ngồi trong những cái lán ấy. Em cũng đã có lần theo chân bà và mẹ đi phiên chợ sớm.

Đó là một buổi sáng đẹp trời. Vẫn như mỗi ngày phiên chợ họp, trời vẫn còn tối đen nhưng chợ đã đông người lắm rồi. Bà và mẹ đến sớm nên ngồi trong cái lán gần lối vào của chợ - một địa điểm đẹp để buôn bán. Mẹ và bà mang theo ngô, giỏ do ông và bố đan cùng với trứng và vài con gà để bán. Mẹ sắp xếp gian hàng thật gọn gàng và đẹp mắt để chờ đón những vị khách đầu tiên.

Ông mặt trời đã thức dậy, tỏa những tia nắng xuống mặt đất. Nắng lên khiến cho những làn sương mỏng tan dần, chỉ còn lai những giọt nước trong veo đọng trên cỏ, long lanh như những hạt ngọc. Giữa không gian tinh khôi của buổi sớm, em hít một hơi thật sâu để không khí trong lành lấp đầy trong phổi. Trên cành cây, chim chóc đã bắt đầu cất tiếng hót bắt đầu một ngày mới. Những chú ong bướm cũng đã rời tổ đi kiếm mật. Hoa bắt đầu hé nở, tỏa ra mùi hương thơm mát. Phía xa, từng đám mây trắng vẫn lững lờ lưng chừng núi như chẳng muốn tiếp tục cuộc hành trình của mình nữa.

Người đến chợ ngày càng đông. Đủ mọi mặt hàng được bày bán. Phía cuối chợ là hàng cá. Những con cá tươi ngon, vảy bạc trắng, miệng vẫn còn ngáp ngáp để thở được bày trên những cái mẹt được lót lá chuối hoặc là một tấm lưới giống như chiếu nhưng được đan dày hơn. Trước mẹt cá là những chiếc chậu nhỏ, đầy cua, ốc và cả những con trai béo mập, to tướng. Lũ trẻ con theo bà, theo mẹ đi chợ thích nhất là nhìn những con cua đen trũi với cái càng to chạy loạn trong chậu. Người bán hàng là một người phụ nữ khoảng tầm ba mươi tuổi. Nước da của cô ấy ngăm ngăm, khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh và miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn dù rất nhiều khách hàng hỏi. Ngồi gần đó là cô hàng rau. Những mớ rau xanh non, mát mắt được bó thành từng bó nhỏ nhỏ xinh và được sắp xếp gọn gàng. Sạp hàng của cô nho nhỏ mà lại đầy màu sắc. Góc bàn cô bày nào rau muống, rau cải, rau ngót… chính giữa là những túi nhỏ đựng các loại rau thơm. Túi nào cũng đầy đặn, được phủ một lớp nước trên bề mặt. Gần cô hơn là những quả cà chua đỏ chót, những quả chanh xanh rì, quả ớt đỏ vàng. Chỉ là một sạp bán rau thôi mà cũng có đủ thứ màu sắc rồi. Cô bán hàng như một người nghệ sĩ, chỉ cần ai đó nói muốn mua rau gì, tay cô lại thoăn thoắt, vừa lấy rau, vừa gói lại cẩn thận, miệng thì trò chuyện, tươi cười.

Trong chợ cũng có những cô, những bà bán đồ ăn. Nào xôi, bánh cuốn, bánh đúc. Có cả một bác bán phở ở góc bên phải của chợ. Bác có một gánh phở, được sắp xếp rất khéo. Bà em bảo, bác là người Hà Nội lên đây nên phở bác nấu và cách trang trí cho gánh phở cũng mang phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch của người Hà Nội. Bát phở ngày ấy cũng chẳng cầu kỳ. Bác có một chiếc đĩa to, trên đó đặt nhân của phở có thịt gà, thịt lợn, bung, mọc. Ngoài rìa của đĩa là rau thơm, hành hoa, rau mùi cắt nhỏ. Bên kia của gánh là chiếc bếp than hồng với nồi nước dùng thơm lừng nghi ngút khói. Bác không làm sẵn mà chỉ có người ăn bác mới tráng phở, bỏ nhân, rau thơm vào rồi chan nước dùng là bát phở nóng hổi đã sẵn sàng. Em vẫn còn nhớ mùi vị ngọt thanh, đủ vị của bát phở mà bà đã từng mua cho em ăn.

Chợ càng lúc càng đông người, mọi người ai cũng cười nói vui vẻ. Theo phía sau các bà các mẹ vẫn là những đứa bé mập mạp với khuôn mặt háo hức, nụ cười thường trực trên môi. Trên tay mỗi đứa cũng đang cầm đồ ăn, với vẻ hài lòng. Em ngồi trong lán quan sát mọi người mua bán, còn bà và mẹ thì mải bán hàng. Hai người chỉ dặn em không được đi xa vì có thể sẽ bị lạc. Bà và mẹ thì luôn tay. Em chỉ có thể giúp gói đồ, buộc lại đưa cho các bác đang đứng ngoài, chứ cũng không biết bán thế nào. Chợ cứ đông đúc như thế cho đến tận giữa trưa. Mặt trời lên đến đỉnh đầu nên người đến chợ cũng thưa dần, mọi người cũng chuẩn bị thu dọn đồ đạc để về nhà. Nhà ai cũng cách chợ 5 - 6 cây số nên phải về nhà sớm, trước khi mặt trời lặn. Bà và mẹ đã bán gần hết số đồ đạc hai người mang đi, chỉ còn lại một ít trứng và mấy cái giỏ. Em giúp hai người thu dọn những thứ linh tinh, quét sạch rác rưởi trong và xung quanh lán rồi theo bà và mẹ trở về nhà.

Phiên chợ đã hết nhưng ấn tượng của nó thì vẫn sẽ còn lại mãi trong tâm trí của em với sự nhộn nhịp, dân dã và bình dị ấy. Bây giờ em đã lớn, chợ phiên cũng họp thường xuyên hơn nên em cũng không còn háo hức như ngày còn bé nữa. Nhưng dù thế nào, phiên chợ ở quê em vẫn sẽ là kỉ niệm đẹp mà em mang theo trong suốt quãng đời sau này.

Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em - Mẫu 2

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.

Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ. Những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kỹ tính của các bà nội trợ đảm đang. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước.

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu. Mọi người bán đã dọn hàng về nhà nghỉ ngơi. Chợ đã tan từ lâu.

11 tháng 7 2021

mình tham khảo nhé

Tuổi thơ tôi có rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ. Cho đến bây giờ và cả mãi sau này, tôi sẽ chẳng thể nào quên được những buổi chiều thả diều, nhuững lần tắm sông. Và rồi cả những lần tôi theo mẹ đi chợ, được ngắm phiên chợ quê mình nữa.

Chợ ở quê tôi diễn ra theo phiên. Hằng tuần, người ta họp chơj ba lần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Từ sáng sớm, đã tấp nập người mua, kẻ bán. Hàng bày bán la liệt, có rất nhiều thứ để phục vụ cho cuộc sống của con người. Đầu tiên là những hàng bán đồ ăn sáng. Ở đây, người ta bán những món đồ dân giã, quen thuộc mà trong đó ẩn chưa một văn hóa ẩm thực từ lâu đời: đó là phở- moọt món ăn đã từng xuất hiện trong những trang văn của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam, đó là bún, là bánh cuốn,…

Tiếp đó, là những hàng rau. Người dân quê tôi bán những loại rau do chính họ tự tay trồng được. Những mớ rau nhỏ, xanh mướt được bó lại gọn gàng bằng những cọng rơm khô bày bán rất nhiều. Đó là rau mùng tơi, là rau muống, rau đay, có cả những quả mướp nữa,… Kế đó là những quầy hàng bán thịt bò, thịt lợn. Ở quê tôi,có cả ruộng và sông nên khi phiên chợ diễn ra, người ta còn bày bán cả cua đồng, cá rô đồng, những con cá chép nữa,…Toàn những thức ăn người ta tự nuôi được cả…

Phiên chợ diễn ra, tất nhiên người ta còn bán cả hoa quả nữa. Là quả chanh to, căng mọng. màu xanh bóng. Là quả ớt chín đỏ tươi. Là những trái lê, trái bưởi, trái táo,..tất cả đều do người nông dân tự trông được…

Một vài gian hàng lớn hơn thì bày bán quần áo, giày dép. Những bộ quần áo với đủ màu sắc, đa dạng về chất liệu, dành cho mọi đối tượng,..để moị người có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mình. Vài gian hàng còn bày bán cả những phụ kiện như cặp tóc, bông tai,… Những cô bán hàng cuối chợ lại bày bán những túi hạt đỗ xanh, đỗ đen,..

Ở quê tôi, phiên chợ diễn ra rất náo nhiệt và đông vui. Người người đều đến đây để mua những món đồ cần thiết để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình mình. Chợ họp rồi cũng đến lúc phải tàn…

Phiên chợ như một hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống sinh hoạt quê tôi. Đó cũng là một trong những kỉ niệm mà sau này trưởng thành tôi khó có thể quên được.

Đáp án:

Bài trên đã nhắc đến 2 tác phẩm đó là:

Lợn ráy và đàn gà

HỌC TỐT!!!

11 tháng 7 2021
2 tác phẩm đó là lợn ráy và đàn gà
10 tháng 7 2021
4 từ ghép có tiếng hùng: hùng dũng, hùng khí, hùng mạnh, hùng cường 4 từ ghép có tiếng anh: anh hào, anh tài (sorry bạn mình ko nghĩ đc thêm nữa)
11 tháng 7 2021

4 từ ghép có tiếng anh: anh văn, anh tài, anh em, anh đào, bồ công anh, anh minh,....

4 từ ghép có tiếng hùng: hùng dũng, hào hùng, anh hùng, hùng hổ, vua Hùng, Hùng Vương,.....

10 tháng 7 2021

Từ ghép tổng hợp: học tập, anh em, bạn học

Từ ghép phân loại: các từ còn lại

10 tháng 7 2021

TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP: học tập, học đòi, học hỏi, học hành, anh em, anh trai, bạn đường.

TỪ GHÉP CHÍNH PHỤ: học vẹt, học gạo, học lỏm. anh cả, anh rể, bạn đọc,bạn học