K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

25 tháng 12 2017

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, “ cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “ đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc,rì..họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.

Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói : “ Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”

25 tháng 12 2017

Đồng hồ đã điểm 12 giờ, cái lạnh đêm nay như cắt da, cắt thịt vậy mà mẹ tôi vẫn ngồi đếm nhẩm từng con số, kiểm tra tài liệu. Cái dáng của mẹ tôi đang ngồi làm việc khiến tôi nhớ đến hình ảnh của cô giáo mình đang ngồi chấm bài cho chúng tôi.

Cả một ngày đứng trên bục giảng bài cho chúng tôi, chắc cô cũng mệt lắm rồi. Gió ngoài trời cứ rít lên từng hồi. Dù có nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể tưởng tượng ra mái tóc xoăn, đen nhánh của cô. Đôi mắt cô chắc đang chăm chú đọc từng dòng, từng chữ, từng câu thật kĩ để chỉnh sửa bài cho chúng tôi. Chồng vở trên bàn cô chắc là chưa vơi được một nửa. Bên cạnh việc giảng dạy, cô còn dành số thời gian còn lại ít ỏi của mình cho gia đình. Chẳng thế mà cô rất đảm đang.

Những lúc trả bài cho học sinh, ánh mắt cô vừa buồn lại vừa vui. Buồn khi cô gặp những bài làm yếu, ý văn vụng về, lủng củng. Vui vì cô thấy một số bạn có tiến bộ, những hình ảnh ngộ nghĩnh khiến cô bật cười.

Nhiều hôm, cô đọc những chi tiết ấy lên, khiến chúng tôi cũng phải bật cười. Trong đêm lạnh, cô vẫn ngồi chấm bài. Cô đọc từng trang, đọc từng dòng, từng chữ. Chắc cô đang đăm chiêu suy nghĩ, có câu cô phải cân nhắc mãi nê thế nào cho đúng hay sai, điểm cao hay điểm thấp.

Đọc từng dòng phê của cô, tôi hiểu đó là biết bao quan tâm, chăm chút, yêu thương của cô dành cho chúng tôi. Nằm trong chăn, tôi cảm nhận được cái lạnh đang hoành hành như thế nào. Chắc hẳn cô đang xoa bàn tay cho ấm hơn. Chồng vở trên bàn cô chắc đã vơi được một nửa.

Nghĩ đến đó, tôi lại càng thương cô nhiều hơn. Cuốn vở của chúng tôi mà nhiều lời phê bình, điểm thấp thì chắc hẳn, cô sẽ buồn và lo lắng lắm. Dù bài làm của chúng tôi có được hay không nhưng tôi tin chắc rằng cô sẽ tìm thấy được niềm vui trong mỗi bài làm của chúng tôi. Bởi cô yêu nghề, yêu tất cả chúng tôi.

Chúng tôi yêu thương cô, yêu những miệt mài từng đêm làm việc, yêu cái nét chữ đầu tiên cô dạy chúng tôi. Mong rằng, các bạn và tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cô đã tin tưởng.

25 tháng 12 2017

Bài làm
Bác em tên là Ngọc. Bác làm nghề bác sĩ trong quân đội.
Hằng ngày, bác đi làm từ lúc năm giờ sáng đến mười hai giờ đêm mới về. Bác khám và chữa bệnh cho mọi người. Có khi, bác còn phải trực, bác còn tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân. Bác đã chữa khỏi cho bao nhiêu chiến sĩ. Nhờ được tận tình chăm sóc mọi người đã qua cơn nguy hiểm , giờ đây mọi người rất quý bác.
Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm bác sĩ giỏi.

25 tháng 12 2017

Khó à nha nhưng mình có một bài văn hoàn chỉnh tự làm á bn xem đc ko nha

                                                             Bài làm

Từ bé em đã ước mơ sau này trở thành một cô giáo giống như cô giáo của em vạy.Nhất là lúc cô say sưa giảng bài cho chung em.

    Cô giáo có dáng người cao cao.Năm nay cô ngào 40 tuổi nhưng trông cô vẫn trẻ trung yêu đời với khuôn mặt hình trái xoan và làn da trắng hồng.Mái tóc cô cắt ngang vai màu hạt dẻ.Vào giờ học cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ thẳng hàng thẳng lối.Bàn tay cô đưa nhẹ  nhưng thoăn thoắt như một họa sĩ . Cô hướng dẫn chúng em bằng giong ấm áp giảng giải từng từ từng ý.Đôi mắt cô trìu mến hướng về phía học sinh.Cô dảng dạy say sưa lôi cuốn.Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp ân cần chỉ bảo gợi ý giúp chúng em kịp tthời.Cô luôn muốn học trò của mình bộc lộ được khả năng chính mình nên các câu hỏi của cô lúc nào cũng hấp dẫn.Em mong giờ học này kéo dài thêm chút nữa.Đến hết tiết học cô dặn dò chúng em kĩ lại lần nưa rồi nhẹ nhàng bước ra cửa lớp.

    Em rất yêu quý cô. Cô là tấm gương để em noi theo cũng là một nguồn đọng lực để em thực hện ước mơ của mình.

                                                                             The end

Mình đính chính lại bài này tự nghĩ không nói dối nha.Okay chúc bn hok tốt 

      

25 tháng 12 2017

Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ. Độ ấy đang vào giữa mùa đông, tuyết rơi phủ trắng cả trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ làm bằng gỗ mun đen nhánh. Bà mải ngắm nhìn cảnh vật nên thơ bên ngoài sơ ý để kim khâu đâm vào tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống in màu đậm lên nền tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu ngẫm nghĩ:

– Ước gì mình có một cô con gái thật xinh đẹp, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen nhánh như gỗ mun thì thật là tuyệt.

Y như ước nguyện, chẳng lâu sau bà mang thai, sinh hạ được một cô con gái, da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun. Bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Ba năm sau thì bà bệnh nặng qua đời, Bạch Tuyết cứng cỏi dần lên thì vua cha đi thêm bước nữa. Ông lấy một bà Hoàng hậu khác cũng vô cùng xinh đẹp nhưng tính cách lại vô cùng kiêu căng ngạo mạn khinh người. Tuy sống cùng trong một cung điện nhưng bà ta không hề ưa thích Bạch Tuyết, luôn tìm mọi cứ để chì chiết ghét bỏ cô. Bà ta có một chiếc gương thần biết nói, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, bà ta lại hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:
– Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.

Hoàng hậu nghe thấy thế thì hài lòng lắm, mụ cười khanh khách vang khắp cả căn phòng.
Bạch Tuyết càng lớn, càng trở nên xinh đẹp. Bảy tuổi nàng đẹp như nắng sớm mai tươi tắn và tràn đầy sức sống, nàng so với Hoàng hậu thì đẹp hơn bội phần. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương thành thật trả lời:
– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe gương thần nói thế thì vừa ngạc nhiên vừa căm phẫn, bà ta vô cùng túc giận và ghen tị. Từ đó trở đi, cứ hễ thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết, mụ ta càng săm soi cô, khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ luôn muốn mình là người đẹp nhất, không ai có thể sánh bằng. Mụ nghĩ, chỉ còn cách duy nhất là giết Bạch Tuyết đi thì sẽ không còn ai đẹp hơn mụ nữa. Nói là làm, một lần, mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:

– Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu và giết nó đi, khi giết nó thì mang quả tim và lá gan nó về đây cho ta, nếu ngươi không hoàn thành nhiệm vụ thì người bị chết sẽ chính là ngươi.

Người thợ săn theo lời dẫn Bạch Tuyết vào rừng sâu. Bác rất thương cô bé, không tội tình gì mà phải chết, nhưng nếu bác không giết cô thì Hoàng Hậu cũng sẽ giết bác. Khi bác toan rút dao đâm cô bé thì cô òa khóc và nói:

– Bác thợ săn ơi, bác đừng giết cháu mà tội nghiệp, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ trốn trong rừng mãi mãi không bao giờ quay lại cũng nữa.

Bác thợ săn cũng không đành lòng, bèn gật đầu đồng ý:

– Con hãy mau mau trốn đi, và đừng bao giờ quay trở lại, mụ Hoàng Hậu sẽ giết con lần nữa đấy.

Bạch Tuyết vội chạy thật nhanh vào rừng sâu, nhìn bóng dáng bé liêu xiêu của cô, bác thở dài: “Cầu mong cho cô bé được sống bình an, thú rừng đừng ăn thịt cô”. Bác cảm thấy trong lòng vô cùng thoải mái vì đã không ra tay giết cô bé đáng yêu như thế. Đúng lúc đó, có một con hoẵng chạy đến, bác vội giết nó, lấy quả tim và lá gan của nó vào thế chỗ nộp cho Hoàng hậu. Mụ ta thấy tim gan Bạch Tuyết thì vui lắm, sai người hầu xào lên cho mụ ăn. Nghĩ là tim gan Bạch Tuyết nên mụ ngấu nghiến ăn như muốn nhai nhát cô.

Về phần Bạch Tuyết, cô cứ chạy mãi chạy mãi, không biết chạy đã bao lâu, cả khu rừng mênh mông chỉ có mình cô lang thang, thú dữ vây quanh cô nhưng không con nào đụng đến cô. Đang chạy cô vấp phải tảng đá, ngã sóng xoài xuống đất. Đôi giày trước khi mất mẹ tặng lại cho cô giờ đã rách tươm, đôi chân trầy máu đỏ cả giày, cô tủi thân khóc nức nở, muông thú thấy thế thì túm lại quanh cô ngơ ngác nhìn. Cô bé nghĩ: “Mình không thể yếu đuối thế này được, mình phải đứng dậy thôi”. Nghĩ thế cô lại đứng dậy tiếp tục đi, cô băng qua mấy con suối, qua những lùm cây rậm rạp, bỗng cô nhìn thấy một lối mòn, men theo đó đi đến một ngôi nhà gỗ nhỏ, liền tiến đến gõ cửa. Lúc ấy cũng đã xẩm tối, cô gõ mãi mà không thấy ai ra mở cửa, cô tự đẩy cửa bước vào.

Cô ngạc nhiên nhìn, thấy tất cả mọi đồ vật trong nhà đều nhỏ xíu, xinh xắn và hết sức ngăn nắp, sạch sẽ. Giữa nhà có một bàn ăn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa thức ăn nhỏ. Cô tiến đến ngồi vào bàn, bụng đang đói, cô ăn mỗi đĩa một ít rau, vài chiếc bánh và uống ở mỗi li một ít sữa, cô không muốn để một ai bị mất phần.

Ăn xong cô tò mò đi lên cầu thang thì thấy một căn phòng kê một dãy bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, chiếc nào cũng trải chăn trắng muốt. Quá mệt mỏi vì chạy cả ngày nay, cô cứ thế đặt lưng xuống giường ngủ, ngặt nỗi cái nào cũng ngắn, đến cái thứ 7 mới vừa. Bạch Tuyết nằm ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ trở về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy căn nhà hôm nay lạ lạ, hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.

Chú thứ nhất nói:
– Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
– Ai đã ăn nho ở đĩa của tôi?
Chú thứ ba nói:
– Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
– Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
– Ai đã đụng vào chiếc nĩa của tôi rồi?
Chú thứ sáu nói:
– Thế còn chiếc dao của tôi sao lại dính thức ăn thế này?
Chú thứ bảy nói:
– Sao ly sữa của tôi lại vơi đi một nửa thế?

Nhìn quang căn phòng không thấy ai lạ, bảy chú lùn cầm nến soi theo lối cầu thang, lần lượt kéo nhau lên tầng. Mọi chiếc giường đều không còn ngay ngắn như trước: “Hình như có ai đó đã nằm trên giường của chúng ta”

Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:

– Òa, một cô bé thật xinh đẹp!

Bỗng thấy có ánh sáng rọi đến, Bạch Tuyết chợt tỉnh giấc, thấy bảy chú lùn đang đứng quanh nhìn mình thì sợ hãi. Nhưng bảy người đều thân mật hỏi cô:

– Cô là ai? Tại sao lại lạc vào rừng này? Sao cô lại đến được nhà của chúng tôi?

Bạch Tuyết trả lời:

– Tôi là Bạch Tuyết. Rất xin lỗi vì đã ăn đồ ăn của các bạn, lại ngủ trên giường này.
Thế rồi Bạch Tuyết kể hết đầu đuôi câu chuyện Hoàng Hậu muốn hại mình nhưng bác thợ săn tốt bụng đã giúp đỡ cô. Cô đã chạy trốn suốt một ngày trời và lạc đến đây. Cô xin được ở lại nơi này.

Các chú lùn nghe thấy thế thì thương cô lắm, bảo cô:

– Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi. Chúng tôi cũng rất quý mến cô.

Bạch Tuyết nói:
– Thật lòng cảm ơn các bạn, tôi sẽ cố gắng làm việc giúp đỡ các bạn.

Tối đó Bạch Tuyết được chú lùn thứ bảy nhường giường ngủ cho, còn chú đi ngủ nhờ giường của các chú lùn khác. Sáng hôm sau, Bạch Tuyết sửa sọan chuẩn bị bữa sáng cho các chú. Các chú lùn tỉnh dậy thấy bàn thức ăn thơm ngon thì vui vẻ lắm, ai nấy đều tấm tắc khen cô. Các chú xây cho Bạch Tuyết một gian phòng riêng, sơn màu hồng tươi tắn, giường ngủ phủ nệm hồng, căn phòng y như của một búp bê xinh đẹp vậy.

Từ đó, Bạch Tuyết sống vui vẻ cùng bảy chú lùn, cô giúp đỡ họ đảm đương mọi việc trong nhà, lau chùi dọn dẹp, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình làm bạn với các con động vật bé nhỏ, bầy chim líu lo đọ giọng hát với cô, những chú hươu thì giúp cô xách nước. Cuộc sống cứ êm đềm diễn ra như vậy. 10 năm sau, cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, tươi tắn như hoa sớm mai, trong trắng như sương thuần khiết. Các chú lùn tốt bụng luôn nhắc nhở, căn dặn cô:

– Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Chúng tôi đi làm không có ở nhà thì cô đừng cho ai vào nhà nhé.

Lại nhắc về Hoàng hậu, từ ngày mụ bắt bác thợ săn giết Bạch Tuyết, mụ đinh ninh rằng chẳng có ai có thể đẹp hơn mình nữa, nên cũng không mang gương thần ra hỏi. Một lần nọ, nghe thấy đức vua nhớ thương Bạch Tuyết, mụ quay về đứng ngắm mình trước gương và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:
– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn chung sống.

Mụ hoảng hốt giật mình, mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối, vậy thì chắc chắn tên sợ thăn kia đã tha cho Bạch Tuyết và nói dối mụ. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào Bạch Tuyết còn sống thì bà còn mất ăn mất ngủ. Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ trang điểm thành một bà lão già, mặc quần áo rách rưới, trông khó lòng mà nhận ra được, rồi mụ mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:

– Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không?

Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:

– Chào bà, bà bán gì thế ạ?
– Đây là chiếc lược do chính tay ta làm, rất tỉ mỉ, nếu có nó mái tóc đẹp của con sẽ thêm mượt mà hơn.

Bạch Tuyết nghe thấy thế thì vui lắm, vội mở cửa cho bà lão vào, bà ta ngon ngọt:
– Hãy để ta chải đầu cho con.

Bạch Tuyết cúi đầu cho bà chải, ngờ đâu chiếc lược vừa chạm vào tóc cô, cô đã lăn ra bất tỉnh. Thì ra mụ ta đã tẩm thuốc độc vào chiếc lược. Mụ già độc ác thấy cô lăn ra đất thì cười ha hả:

– Thế là người đẹp nhất nước đã không còn trên cõi đời!

Mụ vội vàng bỏ đi. Nhưng may thay trời sắp tối, một lát sau thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm bất động ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ nhanh chóng tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu Bạch Tuyết, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.

Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Cũng như mọi lần, gương trả lời:

– Thưa hoàng hậu,
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn chung sống.

Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:

– Bạch Tuyết không thể còn sống được, mày phải chết, tao mới chính là người đẹp nhất thế gian này.

Sau đó mụ xuống căn hầm bí mật, nơi mà mụ dùng để chế thuốc độc, mụ lấy một quả táo, tẩm vào đó một ít thuốc độc, mụ ta nghĩ: “con bé mà ăn phải quả táo này chắc chắn sẽ không bao giờ sống lại được, bọn người lùn kia đừng hòng cứu sống”. Khi tẩm thuốc xong, mụ lại trang điểm trở thành một bà già khác, nhem nhuốc và xấu xí. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:

– Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
– Thế cũng chẳng sao. Bà thấy con hiền lành xinh xắn nên muốn tặng con một quả táo thôi.
Bạch Tuyết nói:
– Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
– Con gái, con sợ gì chứ, quả táo này rất ngon, ta sẽ bổ ra nhé, con ăn nửa chín, ta ăn nửa xanh kia, được không?

Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết nhìn nửa táo chín đỏ mọng thì thích lắm, thấy bà lão kia ăn không sao cả, nên cô đưa tay nhận táo về. Ai dè cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.

Hoàng hậu nhìn cô rồi đắc ý:

– Bạch Tuyết đẹp tuyệt trần cũng đã không còn, giờ đây ta chính là người đẹp nhất. Ha ha ha!!!

Vừa bước ra khỏi cửa thì bảy chú lùn vừa lúc đi làm về, bà ta vội vàng bỏ chạy, bảy chú lùn đuổi theo, trời bỗng nhiên nổi mưa lớn, mây đen kéo đến ùn ùn, sấm chớp đầy trời, đuổi theo bà ta đến ngọn núi. Chẳng may mụ Hoàng Hậu sảy chân ngã xuống vách núi và chết.

Các chú lùn vội vã quay về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết. Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ mang cô vào quan tài, cả bảy người thương xót cô, khóc tận ba ngày liền, sau đó họ định mang cô đi chôn, nhưng lại kì thay, Bạch Tuyết vẫn xinh đẹp như trước, đôi môi vẫn đỏ như son, tóc vẫn mềm mượt đen nhánh, làn da vẫn hồng hào. Dường như cô chỉ đang ngủ vậy. Họ không nỡ chôn cô xuống đất, bèn đóng một chiếc quan tài bằng thủy tinh cho cô. Các chú lùn rải hoa xung quanh, ngày ngày thay hoa mới cho cô, lũ chim chóc ngày ngày đến hót líu lo, mong cô tỉnh dậy. Đã bao ngày tháng trôi qua, Bạch Tuyết vẫn nằm y nguyên như thế.

Một ngày nọ, có một chàng hoàng tử nước láng giềng nghe kể về cô gái nằm trong chiếc quan tài thủy tinh, chàng tìm đến khu rừng nọ, chàng cũng men theo đường mòn đến ngôi nhà của bảy chú lùn. Thấy cảnh bảy chú lùn đang rầu rĩ bên cạnh cô gái thì chàng ngạc nhiên lắm. Nhìn kĩ chàng thấy cô gái đang nằm vô cũng xinh đẹp, giống y như cô gái chàng hay gặp trong mơ vậy, chàng tiến đến bên cô, đặt vào môi cô một nụ hôn. Bỗng nhiên, Bạch Tuyết mở mắt tỉnh dậy, bảy chú lùn như không tin vào mắt mình, vội vàng hò reo vui sướng, muông thú nhảy nhót tưng bừng. Hoàng tử quỳ xuống cầu hôn cô và ngỏ ý lấy cô làm vợ, Bạch Tuyết gật đầu đồng ý. Cuối cùng hai người chia tay bảy chú lùn, Hoàng tử đưa cô về cung, hai người sống hạnh phúc bên nhau.

25 tháng 12 2017

Đợi chút nha !

25 tháng 12 2017

Nếu cha mẹ là những người cho em nhìn thấy ánh mặt trời, cho em được khôn lớn thành người thì cô giáo chính là ngọn đuốc sáng đưa em đến bến bờ tri thức. Cô đã dạy em từng nét chữ, từng phép toán, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Hình ảnh về cô giáo Ngọc Anh đã dạy em từ lớp 1 đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em.
Hàng ngày, sau khi tiếng trống trường ròn rã vang lên, cô giáo bước vào lớp mang theo nụ cười hiền dịu như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Cô giáo của em cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng. Cô thường mặc váy đến lớp hàng ngày, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô.
Cô Ngọc Anh rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Em thích nhất là những giờ học Tiếng việt của cô dạy. Ngày hôm nay chúng em được cô giảng bài Tập đọc: Sắc màu em yêu. Cô yêu cầu chúng em nhắm mắt và tưởng ra một màu sắc mà mình yêu thích nhất, màu sắc ấy gắn với những đồ vật, những cảnh vật nào mà chúng em nhìn thấy. Tất cả các bạn trong lớp đều hào hứng tham gia trò chơi của cô. Sau đó, từng nét chữ mềm mại, tròn trịa được cô giáo nhẹ nhàng viết lên bảng. Bàn tay cô lướt nhanh như một người họa sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Vào bài giảng, giọng nói truyền cảm, ấm áp của cô đã dẫn dắt chúng em vào bài học. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng bài. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Có những câu hỏi khó chúng em chưa biết trả lời, cô nhẹ nhàng gợi ý để chúng em khám phá kiến thức. Đôi mắt cô nhìn chúng em hiền dịu, luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Chính vì vậy, chúng em dần dần hiểu hơn ý nghĩa của bài học. Vừa say sưa giảng bài, cô vừa viết lên bảng những kiến thức quan trọng cần nhớ, khuôn mặt cô lấm tấm giọt mồ hôi mà cô không để ý. Có những bụi phấn thoáng bay trên bục giảng và vương trên mái tóc của cô. Chúng em cảm nhận được sự vất vả của cô nên đều cố gắng lắng nghe cô giảng và hiểu bài. Ngoài khung cửa sổ lớp học, có những chú chim nhỏ cũng như lặng tiếng hót, nán lại thêm một lát để lắng nghe tiếng cô giảng bài.
Có những lúc các bạn phạm lỗi hay không làm bài tập cô giao về nhà. Cô không bao giờ đánh hay mắng chúng em mà ôn tồn giảng giải và phân tích để chúng em hiểu những lỗi sai của mình. Cô luôn có những cách giảng bài hay hoặc cô tổ chức những trò chơi, hoạt động sôi nổi trong bài học để chúng em tham gia tích cực. Vì vậy, cả lớp ngày càng đoàn kết và thêm gắn bó. Chúng em ngày càng yêu quý cô và cô chính là người mẹ thứ hai đã giúp chúng em khám phá bầu trời tri thức rộng mở của nhân loại.
Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi được cô giảng bài. Có những lúc chúng em nghịch ngợm hay không nghe lời cô khiến cô phải buồn, thực lòng chúng em muốn nói lời xin lỗi và mong cô tha thứ. Mong rằng cô sẽ luôn khỏe mạnh để có những bài giảng thật hay cho chúng em và những thế hệ học sinh được cô dạy dỗ. Với em, ước mơ sau này lớn lên sẽ được làm cô giáo và ước mơ ấy được ấp ủ, nuôi dưỡng từ những bài giảng của cô hôm nay.

25 tháng 12 2017

không.Vì cò gầy là cò không béo mà cò không béo là bèo không có

25 tháng 12 2017

không,vì cò gầy là cò không béo ,cò không béo là bèo không có

25 tháng 12 2017

động từ

25 tháng 12 2017

Ông Thọ nhé

25 tháng 12 2017

sữa ông thọ

25 tháng 12 2017

Có, Là Và 

25 tháng 12 2017

co nha, thang A