K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ex. 1: Change these sentences into the passive form: 1. The milkman brings bottles of milk to the house. →Bottles of milk are brought to the house by the milkman. 2. How do people learn languages? →How are people learnt languages? 3. John will collect me at the airport. →I will be collected at the airport by John. 4. The manager must sign the cheque. →The cheque must be signed by manger. 5. They kept me waiting for the half an hour. → 6. They are building a new ring road round the...
Đọc tiếp
Ex. 1: Change these sentences into the passive form: 1. The milkman brings bottles of milk to the house. →Bottles of milk are brought to the house by the milkman. 2. How do people learn languages? →How are people learnt languages? 3. John will collect me at the airport. →I will be collected at the airport by John. 4. The manager must sign the cheque. →The cheque must be signed by manger. 5. They kept me waiting for the half an hour. → 6. They are building a new ring road round the city. → 7. We can’t wear jeans at work. → 8. Will you invite her to your birthday party? → 9. They have built a new hospital near the airport. → 10. Do they speak French and English in Canada? → 11. They made jeans from denim. → 12. They will introduce a new style of jeans in Vietnam. → 13. Do they sell computers in the supermarket? → 14. Will they open the new hospital next month? → 15. The staff is going to explain the problem to the president. → 16. They will help you with your homework tonight. → 17. The director made an important announcement on TV last night. → 18. They have provided thousands of people with food. → 19. He sold his old car and bought a new one. → 20. He is writing another book about science. → 21. My students are doing exercises 5 on page 40 right now. → 22. I often visit her twice a week. → 23. She told us an interesting story. → 24. My father used to take me to the place when I was young. → 25. What will you do if you finish writing the book? → 26. We were driving a car when we saw an accident. → 27. You must make a decision as soon as possible. → 28. She doesn’t watch TV at night. → 29. Did they finish their work yesterday? → 30. You ought to show him how to use this computer. → 31. Naturally, they speak English very well. → 32. Have you told them the truth about the accident? → 33. Is she listening the folk song? → 34. I think she is honest. →
0

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”

Câu ca dao quen thuộc trên đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của hình tượng người phụ nữ dựa trên việc đối lập vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài và nhân cách bên trong. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương- bà Chúa thơ Nôm cũng đã có những vần thơ rất hay để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua bài thơ “Bánh trôi nước”. Tuy khác với câu ca dao ở điểm Hồ Xuân Hương vừa đề cao vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn nhưng chúng ta vẫn thấy nổi bật hơn cả là vẻ đẹp về tâm hồn. Người phụ nữ đã hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đẹp đẽ, tấm lòng chung thủy son sắt:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trong bài thơ, vẻ đẹp của người phụ nữ đã được khúc xạ thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã lựa chọn những chi tiết nổi bật nói lên đặc điểm của bánh trôi để gợi nên vẻ đẹp của người phụ nữ. Sau khi làm miêu tả sự hài hòa về hình thể “vừa trắng lại vừa tròn”, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp về tâm hồn của người phụ nữ trong những câu thơ tiếp theo.

Vẻ đẹp đó đã trải qua hành trình lênh đênh chìm nổi: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” để nói về sự lênh đênh, trôi nổi của kiếp người đã được tác giả Hồ Xuân Hương vận dụng một cách sáng tạo thông qua biện pháp đảo ngữ, tạo nên hình ảnh cách nói đầy ấn tượng “Bảy nổi ba chìm”. “Nước non” đã được chuyển nghĩa gợi lên hoàn cảnh sống và cuộc đời của người phụ nữ. Đó là một cuộc đời truân chuyên, lênh đênh, chìm nổi. Không những thế, người phụ nữ còn phải chịu đựng kiếp sống bị lệ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Trong xã hội phong kiến xưa, khi chế độ nam quyền lên ngôi, người phụ nữ không thể có được tiếng nói riêng mà luôn phải tuân thủ những nguyên tắc của lễ giáo phong kiến: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, nếu chồng mất thì theo con trai). Như vậy, người phụ nữ luôn phải chịu số phận lệ thuộc là không được phép làm chủ cuộc đời mình. Cũng giống như chiếc bánh trôi, bánh rán hay bánh nát là do người làm bánh khéo hay vụng, số phận của người phụ nữ cũng phải lệ thuộc vào kẻ khác, giống như câu ca dao xưa:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Nhưng chính trong những thử thách và bất công đó, vẻ đẹp của người phụ nữ đã được làm nổi bật: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Mặc dù cuộc đời phải trải qua chìm nổi, bấp bênh, không có tiếng nói riêng nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy chung, son sắt. Câu thơ kết thúc đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ vượt lên những bi kịch của cuộc đời.

Thông qua vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, tác phẩm “Bánh trôi nước” trở nên thấm đẫm giá trị nhân đạo. Đằng sau vẻ đẹp của người phụ nữ là cái nhìn đồng cảm, xót thương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đối với những thân phận chìm nổi, bấp bênh, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp tâm hồn son sắt, thủy chung của họ. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và thiết chế “trọng nam khinh nữ” thì những giá trị này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Bằng ngôn từ giản dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, son sắt thủy chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thông qua việc vịnh một món ăn dân giã, quen thuộc theo phong tục dân tộc, chúng ta thấy được thái độ trân trọng, đồng cảm đối với thân phận người phụ nữ: “Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà, dễ thường như cái bánh trôi chưa vào được văn học”

Bn tham khảo nha:

Ở Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ không chỉ xuất hiện qua những trang sử hào hùng mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho thi ca, nhạc, hoạ. Trong tiếng nói về người phụ nữ, “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương có thể được xem là nhà thơ của phụ nữ.

Phần lớn những thi phẩm bà viết là viết về người phụ nữ hoặc qua đó thể hiện cách nhìn của nữ sĩ. Điều đáng nói là đến thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ không hóa thân vào nhân vật trữ tình nhập vai mà trực tiếp nói lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát, bất công, khẳng định vẻ đẹp tự thân của người phụ nữ, đòi nữ quyền.

Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật, viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Vịnh về một món ăn dân gian là cái nghĩa bề nổi, tảng băng ẩn tàng dưới hình ảnh cái bánh trôi là vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cái tài, sự độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương là chỉ với vài nét vẽ cơ bản nói lên đặc trưng của chiếc bánh trong khuôn khổ 28 chữ mà khơi gợi nên bao điều về người phụ nữ xưa, nhất là về vẻ đẹp của họ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đứng trước một người phụ nữ, ấn tượng đầu tiên của mỗi người là ở vẻ đẹp hình thức, hình thể rồi mới đến vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. Và cách nhìn của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài tâm lý, quy luật nhận thức ấy.

Câu thơ thứ nhất, với hai tính từ trắng, tròn dùng để miêu tả màu sắc và hình dáng của bánh trôi đã chuyển nghĩa, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Có thể nói, mong muốn và cũng là chuẩn mực trong cách nhìn truyền thống về hình thức một người phụ nữ đẹp trước hết phải là nước da trắng:

Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau

Và với Hồ Xuân Hương, đó như một nét đẹp xuyên suốt trong cách nhìn về vẻ đẹp hình thức của giới nữ trong sáng tác của tác giả (Tranh tố nữ, Vịnh cái quạt,…). Nước da trắng, nhất là trắng hồng đã nói hết được vẻ xinh xắn, tươi tắn của một người con gái. Không những thế vẻ tròn trịa của chiếc bánh còn gợi lên một vẻ đẹp hình thể tròn đầy, đầy đặn theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt về một vẻ đẹp viên mãn.

Vẻ trắng trẻo, nét tròn đầy ấy thật bắt mắt, thật tràn đầy sức sống, chứa đựng bao khát khao rạo rực, thể hiện cái nhìn tươi trẻ, lạc quan của nữ sĩ, và cũng là cái nhìn của nhân dân, nhất là những người dân lao động. Cũng có thể nói thêm rằng, đằng sau vẻ trắng trẻo, đầy đặn ấy còn giúp chúng ta liên tưởng đến vẻ trắng trong, phúc hậu của người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp tâm hồn hồn nhiên, thuần phác, mang quan niệm, cốt cách Việt.

Đến câu thơ thứ hai, ai cũng biết thông qua nói về cách luộc bánh trôi, nhất là ở việc sử dụng thành ngữ Ba chìm bảy nổi mà lại đảo câu thành ngữ cho chữ chìm nằm ở cuối, nhà thơ ngầm thể hiện sự long đong, cơ cực của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Nhưng có lẽ ít ai thấy được rằng, đằng sau sự long đong cơ cực ấy là vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, đức hy sinh, nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam. Đây chính là nét đẹp truyền thống mà không ai có thể phủ nhận được.

Nói đến đây, bỗng nhiên ta nhớ đến hình ảnh người phụ nữ trong ca dao một mình nuôi con để chồng tham gia chiến trận:

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…,

Hay hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng…

Ở hai câu thơ cuối, vẫn tiếp nối mạch thơ nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (cụ thể là nói đến một thân phận phụ thuộc) nhưng ý thơ tập trung vào việc khẳng định phẩm chất quý báu, vấn đề sống còn của mỗi người phụ nữ theo quan niệm đạo đức phong kiến, và cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hình ảnh tấm lòng son ở đây dĩ nhiên nhà thơ không dùng với ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng yêu nước thương dân như trong thơ Nguyễn Trãi mà tượng trưng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ, nhất là người vợ.

Chẳng phải từ xa xưa, đạo tam tòng tứ đức buộc người phụ nữ khi có chồng phải một mực thuỷ chung mà ngay cả trong hiện tại hay ở bất kỳ thời đại nào thì đây luôn là phẩm chất quý báu của người phụ nữ được mọi người trong xã hội coi trọng, đề cao.

Điều đáng chú ý trong hai câu thơ cuối của bài thơ là Hồ Xuân Hương đã khẳng định vẻ đẹp thuỷ chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin, tự hào qua cách diễn đạt bằng cặp quan hệ từ đối lập: mặc dầu mà. Có thể nói, dù hoàn cảnh, số phận người phụ nữ có long đong, lận đận, dù phải sống với thân phận phụ thuộc nhưng mẫu số chung vững bền ở họ là tấm lòng thuỷ chung sáng ngời.

Gần như cứ qua mỗi câu thơ, nhà thơ lại mở ra cho chúng ta thấy được một vẻ đẹp khác của người phụ nữ, mà lại rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Qua hình ảnh ẩn dụ là bánh trôi nước, từng vẻ đẹp của người phụ nữ được khơi gợi thật tinh tế.

Nhìn về vẻ đẹp của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương.

tham khảo 

Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung . Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

25 tháng 8 2021

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam.

CÓ CẢ TIẾNG VIỆT NHÉ:

In my free time, I love to relax myself by listening to music and watching my favorite films. I study all day, so after 7PM is the only time that I can use for myself. I have a smart phone, so I can download a lot of songs from the Internet for free, and I usually hear them with my headphone. Sometimes when my parents are not at home, I turn on the loudspeakers to have the best experience with music, but most of the time I just listen in silence. Besides music, movies are my biggest love. When I am not listening to the songs, I turn on my computer and watch some of the lasted movies on the websites. Since most of the best films are from Europe and America, this is also a way for me to improve my English skills. I usually do not use the subtitle, and I try to hear directly what the actors and actresses are saying. My parents want me to read books to even learn in my free time, but I think I should do what I actually love to make myself comfortable.

Dịch:

Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích thư giãn bản thân bằng cách nghe nhạc và xem những bộ phim yêu thích. Tôi học cả ngày, vậy nên sau 7 giờ tối là thời gian duy nhất tôi dành cho bản thân. Tôi có một chiếc điện thoại, vậy nên tôi có thể tải về nhiều bài hát miễn phí từ mạng Internet, và tôi thường nghe bằng tai nghe. Đôi khi bố mẹ tôi không ở nhà, tôi mở loa để có trải nghiệm tốt nhất với âm nhạc, nhưng hầu hết thời gian tôi chỉ nghe trong im lặng. Bên cạnh nhạc, phim ảnh là tình yêu lớn nhất của tôi. Khi tôi không nghe những bài hát, tôi mở vi tính và xem một vài bộ phim mới nhất trên những trang web. Vì những bộ phim hay nhất đều đến từ Châu Âu và Châu Mỹ, đây cũng là một cách để tôi cải thiện các kĩ năng tiếng Anh của mình. Tôi không hay xem phụ đề, và tôi cố gắng để nghe trực tiếp những gì diễn viên đang nói. Bố mẹ tôi muốn tôi đọc sách để có thể học kể cả khi rảnh rỗi, nhưng tôi nghĩ tôi nên làm những gì tôi thích để khiến bản thân thoải mái.

25 tháng 8 2021

má ơi đay tiếng việt

nếu sai đề thì mong bn thông cảm 

Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời", quả đúng như vậy, có mẹ là niềm hạnh phúc nhất trên đời và mất mẹ cũng đồng nghĩa với bất hạnh nhất. Bài văn của em học sinh lớp 8 Nguyễn Thị Kiều Vân thật khiến cho người đọc rơi nước mắt. Mới có 9 tuổi, mẹ của Vân đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh hiểm nghèo. Thế nhưng công sinh thành và dưỡng dục trong suốt những năm tháng ấy khiến cô bé Vân khắc ghi suốt đời và không bao giờ quên. Trong bài văn viết về mẹ, Nguyễn Thị Kiều Vân đã viết bằng cả trái tim mình với những ngôn từ mộc mạc và dung dị nhưng chan chứa tình cảm và niềm thương nhớ mẹ.

Hình ảnh mẹ bé Vân hiện lên trong lời kể của em thật tuyệt vời, yêu thương con hết mực và luôn dạy cho con những đạo lý làm người. Cũng qua bài văn, chúng ta càng thêm yêu thêm quý một cô bé yêu mẹ vô vàn. Tình yêu ấy đã tiếp thêm cho em sức mạnh để em sống giàu nghị lực và bản lĩnh giữa cuộc đời. Cái cảm nhận của một cô bé mồ côi khi mất mẹ như gửi tới bạn đọc một thông điệp mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra và trân quý những gì mình đang có: Hãy biết sống tốt để không phụ lòng mẹ, không làm mẹ khóc, dù chỉ một lần.

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.

Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.

Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ côi mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ mẹ nhiều lắm, nhất định con sẽ làm theo những gì mẹ dạy.

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”. Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”

ht

Nếu ai hỏi em rằng người mà em yêu quý nhất là ai thì em sẽ không cần suy nghĩ trả lời người em yêu quý nhất là mẹ.

Năm nay mẹ em ngoài 30 tuổi. Mẹ chẳng phải là bác sĩ hay kỹ sư mẹ chỉ là một nông dân bình thường. Mẹ em có vóc dáng thon thả. Mặt mẹ hình trái xoan rất xinh. Ai đã từng gặp mẹ một lần thì khó có thể quên được. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt đen láy thể hiện sự thông minh sắc sảo em rất thích ngắm nhìn đôi mắt ấy. Đôi mắt như biết nói, biết cười, động viên, khích lệ em học tập, biết xoa dịu nỗi đau trong em.

Ai cũng bảo người nào có chiếc mũi dọc dừa thì rất xinh. Mẹ em đâu có chiếc mũi dọc dừa mà em thấy mẹ cũng rất xinh. Mặc dù mẹ vất vả cả ngày nhưng lúc nào trên đôi môi của mẹ cũng nở nụ cười tươi rói. Nước da trắng hồng thời con gái của mẹ giờ đã chuyển sang màu ngăm ngăm. Mái tóc dài đen mượt của mẹ luôn được mẹ buộc gọn gàng sau gáy.

Em rất thích mẹ mặc chiếc quần bò màu xanh với chiếc áo màu tím hoa cà trông rất hợp với dáng người của mẹ. Mẹ là người phụ nữ xứng đáng với 4 chữ "công - dung - ngôn - hạnh". Tất cả mọi công việc trong gia đình đều đổ dồn lên đôi vai của mẹ. Mẹ chăm lo cho hai chị em em từ cái ăn đến cái mặc. Sáng nào mẹ cũng dậy từ rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.

Mẹ là người luôn yêu thương chồng con hết mực. Hễ trong nhà có ai bị ốm mẹ đều phải thức trắng cả đêm. Em nhớ có lần đã không nghe lời mẹ đi bắt về sau với đám bạn giữa trời nắng chang chang. Tối về em bị sốt rất cao. Mẹ vội vàng tìm là để xông cho em, mẹ còn nấu cháo tía tô cho em ăn. Nhìn mẹ vất vả, lo lắng cho em, em ân hận vô cùng.

Lúc đó, em chỉ muốn ngồi đây ôm lấy mẹ mà nói :"Mẹ ơi con xin lỗi mẹ! Từ nay con sẽ nghe lời mẹ." Mẹ em tuy rất hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc với chúng em. Mặc dù cả ngày bận rộn với công việc nhưng tối đến mẹ vẫn kèm em học bài. Những lúc em bị điểm kém, mẹ không đánh mắng em mà chỉ động viên, an ủi em lần sau phải cố gắng hơn. Mẹ nói hai chị em em là tất cả niềm hy vọng của mẹ.

Chính mẹ đã truyền sức mạnh cho em để em cố gắng trong học tập. Em yêu mẹ biết bao. Em tự nhủ mình phải cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của mẹ. Mẹ đúng là người mà em yêu quý và kính trọng nhất trên đời.

25 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé:

Bài 1:

a, ngoài thềm rơi cái lá đa

tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng.

Câu so sánh ( in đậm)

Rõ ràng trong câu trên tác già đang so sánh tiếng rơi của lá,Nhưng lại so với rơi nghiêng.Giống như là chỉ nghe tiếng lá rơi thôi mà tác giả đã có thể biết được,là chiếc lá này rơi nghiêng vì tiếng rơi rất mỏng nhẹ.Mà qua hình ảnh so sánh.ta thấy được sự tinh tế trong cách nghe và diễn đạt của tác giả

b,quê hương là chùm khế ngọt

cho con trèo hái mỗi ngày

quê hương là đường đi học

con về rợp bướm vàng bay.

Câu so sánh : in đậm

Qua cách so sánh của tác giả,quê hương được so sánh như những cảnh vật hết sức quen thuộc là chùm khế ngọt,là đường đi học.Đây là những cảnh vật hết sức thân quen,gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.Mà qua phép so sánh.ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của mình đối với quê hương.Nơi mà đã đồng hành cùng ta ngay từ những ngày đầu tiên ta oa oa tiếng khóc chào đời

c,Tiếng suối trong như tiếng hát xa

So sánh tiếng suối chảy róc rách , văng vẳng ngọt ngào của tiếng suối chảy trong đêm khuay tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở lên gần gũi thân thiết.

Bài 2:

a, Mặt trời - hòn lửa

Điểm tương đồng : mặt tròn có hình tròn rực sáng y như một quả cầu lửa

b,Dòng sông-dải lụa mềm mại

Điểm tương đồng: ý nói dòng chảy của dòng sông nhấp nhô phẳng lặng giống như một dải lụa dài và nhấp nhô

c,Công cha- Núi thái sơn

Điểm tương đồng:Nói lên công lao to lớn và tình cảm sâu năng mà cha mẹ đã giành cho ta, chính vì vậy ta phải biết ơn công lao đó bằng cách bào hiếu cho mẹ khi về già và hãy luôn làm tốt bổn phận của một đứa con.​

Bài 3:

Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời như người mẹ áp ủ đứa con của mình, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.

Phép so sánh: In đậm

Hok tốt^^

Cảm ơn Tiên Ngọc nha chúc bạn một ngày tốt<33333

25 tháng 8 2021

 Qua bài ca dao trên cha thấy người con gái thùy mị, nết na không chỉ đẹp về bên ngoài mà còn đepx lẫn trong tâm hồn. Cô gái ở độ tuổi 15 đẹp như bông hoa của buổi sớm ban mai, ngây thơ trong trắng hồn nhiên đang bước vào cuộc đời với bao sự kì diệu mới lạ. Một cô gái xinh đẹp chứa vẻ đẹp của người VN. Là người con gái đẹp như những viên ngọc quý và sẽ rất hạnh phúc.

* Nguồn : Hoc 24 *

25 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Trong hai dòng thơ đầu của bài ca dao trên có sự đặc biệt, hai dòng thơ đều có 12 tiếng, đây là sự biến thể của ca dao ( vì ca dao thường theo thể thơ lục bát ). Các điệp từ và đảo ngữ đc nhắc đi, nhắc lại (ni ; tê; bát ngát; mênh mông ). Việc sử dụng điệp từ kết hợp với đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng lúa đã tạo ra vẻ đẹp của quê hương. Người đọc còn hình dung nhân vật trữ tình đứng bên này nhìn bên kia, rồi lại đứng bên kia nhìn bên này với sự yêu mến vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cánh đồng lúa.Câu thơ " Thân em như chẽn lúa đòng đòng " sử dụng bpnt so sánh quen thuộc trong ca dao, dân ca. Tác giả dân gian dùng hình ảnh " thân em " mang giọng điệu tự hào, mãn nguyện để so sánh " chẽn lúa đòng đòng ", cách so sánh vừa cụ thể lại vừa gợi ra sự liên tưởng cao vì chẽn lúa đòng đòng, thể hiện sức sống căng tràn của cây lúa trong kỳ con gái. Tác giả đã so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp tràn đầy so sánh, đặc điểm của người thiếu nữ. Người thiếu nữ ấy hằng ngày cần cù, tần tảo hàng ngày lao động để tạo ra vẻ đẹp cho cánh đồng lúa bằng việc sử dụng bpnt so sánh, tác giả như bộc lộ sự trầm trồ, ca ngợi vẻ đẹp của người thiếu nữ lao động trên cánh đồng lúa của quê hương.

25 tháng 8 2021

* Trả lời :

a , NN

b , NN

c , NN

d , ĐÂ

e ,NN

* Nếu sai thì thông cảm ạ :) *

- Thầy thuốc như mẹ hiền.

- Cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai của em ở trường.

- Bác Hồ chính là vị cha già vĩ đại của dân tộc VN.

- Ông mặt trời ló rạng phía đông như một quả cầu lửa lớn

- Những búp cây mới nhú như hàng nghìn ngọn lửa xanh lung linh

-Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ trong suốt

- So sánh người với vật:

- Tấm lòng của mẹ dành cho con cái còn hơn ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia.

- Tình yêu của cha cao hơn núi Thái Sơn.

- Tiếng hát của cô ấy hay như giọng chim vàng oanh.

- Cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng:

25 tháng 8 2021

- anh em cùng một mẹ cha

cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành

- trên trời mây trắng như bông

ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây

- qua đình ngả nón trông đình

đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

- cày đồng đang buổi ban trưa

mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

- thân em như ớt trên cây

càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

- tình anh như nước dâng cao

tình em như tấm lụa đào tẩm hương

- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

- dù ai nói ngả nói nghiêng

lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân

- còn duyên thì gắn như keo

hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh

- công cha như núi thái sơn

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra